Không nên uống mật ong khi nào? 9 thời điểm quan trọng cần nhớ

Mật ong có những công dụng gì? Không nên uống mật ong khi nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Mật ong là nguyên liệu thiên nhiên có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Nhiều người thắc mắc không nên uống mật ong khi nào? Sử dụng mật ong như thế nào là đúng cách. Bazaar Vietnam sẽ cung cấp thông tin và một số lưu ý khi sử dụng mật ong.

Thành phần dinh dưỡng có trong mật ong

Không nên uống mật ong khi nào

Mật ong chứa 82% là carbohydrate, gồm 2 thành phần chính là glucozo (chiếm 31%), fructozo (chiếm 38,2%). Mật ong còn có các thành phần khác như saccarozo, mantozo và một số hỗn hợp carbohydrate.

Mật ong chứa khoảng 2% vitamin và các khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin nhóm B (B2, B3, B6, B9), vitamin C, sắt, canxi, kẽm, phốt pho, magiê. Ngoài ra, mật ong còn chứa một hàm lượng nhỏ các chất kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa.

Mật ong có những tác dụng gì?

Không nên uống mật ong khi nào

Mật ong nguyên chất có nhiều lợi ích đối với làn da. Ảnh: Fancycrave1/Pixabay

Mật ong là nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. Sản phẩm được sử dụng phổ biến trong chữa bệnh và làm đẹp.

Để biết không nên uống mật ong khi nào, bạn có thể tham khảo một số công dụng nổi bật của mật ong.

1. Mật ong giúp giảm triệu chứng ho khan, ho đờm

Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và chứa các chất chống oxy hóa. Mật ong giúp làm dịu các màng nhầy có đờm ở cổ họng, hỗ trợ điều trị triệu chứng ho.

2. Mật ong chữa bỏng, làm lành vết thương

Mật ong là chất khử trùng tự nhiên. Nguyên liệu này có thể loại bỏ các tế bào chết, kích thích quá trình tái tạo da mới. Mật ong còn có tác dụng giảm viêm, sưng tấy, giữ ẩm vùng da tổn thương, giúp vết thương mau lành. Vì vậy, mật ong là một trong những liệu pháp giúp trị bỏng hiệu quả.

3. Mật ong hỗ trợ tăng cường trí nhớ

Chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine có trong mật ong giúp tăng cường trí nhớ. Ngoài ra, mật ong chứa nhiều fructose và glucose. Hai hợp chất này cần thiết cho hoạt động của não bộ.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN GIẢM CÂN 7 NGÀY VỚI MẬT ONG ĐÁNH BAY MỠ THỪA

4. Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa

Mật ong tốt cho hệ tiêu hóa

Ảnh: Benyamin Bohlouli/Unsplash

Các dưỡng chất trong mật ong hỗ trợ điều tiết axit trong dạ dày. Mật ong còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị chứng trào ngược dạ dày, viêm đại tràng.

5. Mật ong có thể ngăn ngừa ung thư

Mật ong giàu các hợp chất flavonoid. Flavonoid là hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa tình trạng mất cân bằng oxy hóa. Đây là yếu tố giúp ngăn ngừa và kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.

6. Mật ong giúp cải thiện và duy trì sức khỏe làn da

Các thành phần chống oxy hóa và axit amin trong mật ong có tác dụng chống lại sự hoạt động của các gốc tự do. Mật ong giúp cân bằng độ ẩm, cải thiện các vấn đề về da như mụn trứng cá, thâm nám.

>>> Đọc thêm: UỐNG MẬT ONG TRƯỚC KHI NGỦ GIẢM CÂN KHÔNG? 5 CÁCH PHA ĐÚNG

7. Mật ong giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Mật ong giúp cải thiện sức khỏe tim mạch

Mật ong chứa các chất chống oxy hóa có lợi cho hệ tim mạch. Hợp chất phenol và các hợp chất chống oxy hóa trong mật ong có thể ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

8. Mật ong hỗ trợ giảm cân

Mật ong cung cấp hàm lượng đường tự nhiên, ít chất béo và calo lành mạnh. Mật ong giúp tạo cảm giác nhanh no, hạn chế thèm ăn.

>>> Đọc thêm: LÀM SAFFRON NGÂM MẬT ONG VÀ 5 CÁCH SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NHẤT

Không nên uống mật ong khi nào?

Không nên uống mật ong khi nào

Ảnh: Heather Barnes/Unsplash

Mật ong có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng sai cách và sai thời điểm sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, để có hiệu quả tốt nhất, bạn cần biết không nên uống mật ong khi nào.

1. Không nên uống mật ong khi nào? Khi bụng đói

Mật ong chứa nhiều hàm lượng đường glucose. Uống mật ong khi bụng rỗng khiến cơ thể khó hấp thu hết hàm lượng đường glucose. Do đó, uống mật ong khi đói sẽ gây tăng axit trong dạ dày, dẫn đến chướng bụng, đau dạ dày.

Vậy uống mật ong khi nào là tốt nhất? Bạn nên uống mật ong sau bữa ăn nhẹ hoặc sau ăn no khoảng 30 phút. Uống mật ong ở thời điểm này giúp kích thích quá trình sản sinh axit trong dạ dày, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa hoạt động. Mật ong giúp tránh tình trạng khó tiêu, đầy hơi sau khi ăn no.

2. Không nên uống mật ong ngay khi thức dậy vào buổi sáng

Uống mật ong ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng khiến thận phải làm việc ngay lập tức. Việc này gây ảnh hưởng đến chức năng thải độc, bài tiết nước tiểu và trao đổi chất trong cơ thể.

Nên uống mật ong khi nào tốt nhất vào buổi sáng? Sau khi ngủ dậy, bạn nên uống một cốc nước ấm và đợi khoảng 10 – 15 phút hãy dùng mật ong nhé! Cách này giúp đào thải độc tố, giảm axit trong dạ dày, tăng lượng bài tiết nước tiểu qua thận. Từ đó giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

>>> Đọc thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC GIẢM CÂN BẰNG MẬT ONG CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG

3. Trẻ dưới 12 tháng không nên uống mật ong

Trẻ dưới 12 tháng không nên uống mật ong

Ảnh: ExplorerBob/Pixabay

Trẻ nhỏ không nên uống mật ong khi nào? Hệ miễn dịch và tiêu hóa ở trẻ dưới 12 tháng tuổi chưa hoàn thiện. Bào tử clostridium botulinum có trong mật ong có thể thâm nhập vào đường ruột, tạo ra chất độc cho hệ tiêu hóa và hệ thần kinh. Sử dụng mật ong sớm là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc clostridium botulinum ở trẻ.

4. Không nên uống mật ong khi có thai

Mật ong có nhiều thành phần dinh dưỡng, giúp giảm tình trạng ốm nghén. Tuy nhiên, mật ong chứa các bào tử nấm có thể gây độc, ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và trẻ sơ sinh. Vì vậy, khi mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn dùng mật ong.

5. Không nên uống mật ong khi nào? Khi mắc bệnh xơ gan

Xơ gan là tình trạng các mô gan chuyển thành mô xơ, sẹo, suy giảm chức năng gan. Hàm lượng đường fructose trong mật ong có tác dụng tăng hoạt động cho gan. Tuy nhiên, với người mắc bệnh xơ gan, uống mật ong sẽ kích thích gan hoạt động, khiến bệnh nặng hơn.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC GỪNG VỚI MẬT ONG CÓ GIÚP GIẢM CÂN KHÔNG?

6. Sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật

Người mới phẫu thuật không nên dùng mật ong. Lúc này, cơ thể đã mất nhiều máu, sức khỏe yếu. Mật ong chứa nhiều chất dinh dưỡng dễ gây chướng gan, tắc nghẽn khí, thậm chí chảy máu ngũ quan.

7. Không nên uống mật ong khi nào? Khi mắc bệnh huyết áp thấp

Mật ong chứa chất giống hormone acetylcholine. Đây là chất làm giảm hoạt động tim, gây hạ huyết áp và giãn mạch. Vì vậy, người mắc bệnh huyết áp thấp không nên uống mật ong để tránh những biến chứng không mong muốn.

8. Khi mắc bệnh tiểu đường

Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là đái tháo đường loại 2, nên hạn chế dùng các thực phẩm gây tăng đường huyết. Mật ong chứa nhiều đường sẽ làm ảnh hưởng đến đường huyết của người bệnh.

9. Không nên uống mật ong khi nào? Khi dùng thuốc cảm, thuốc hạ sốt

Thuốc cảm và thuốc hạ sốt thường chứa acetaminophen để giảm đau, hạ sốt. Thành phần này khi kết hợp với mật ong sẽ làm giảm hoặc phản tác dụng của thuốc.

>>> Đọc thêm: TOP 10 MẶT NẠ MẬT ONG GIÚP DA SÁNG ĐẸP NHƯ ĐI SPA

Một vài điều cần lưu ý khi uống mật ong

Một vài điều cần lưu ý khi uống mật ong

Ngoài tìm hiểu không nên uống mật ong khi nào, bạn cần lưu ý thêm những điều sau:

1. Không nên uống mật ong với gì?

Không nên uống mật ong với nước sôi: Mật ong chứa nhiều enzyme, khoáng chất và vitamin. Uống mật ong với nước sôi sẽ làm mất màu sắc, mùi vị tự nhiên. Đồng thời, nước sôi có thể phá vỡ thành phần dinh dưỡng của mật ong. Bạn nên uống mật ong ở nhiệt độ 55ºC để đảm bảo không biến đổi chất dinh dưỡng và ảnh hưởng đến tiêu hóa.

Không nên uống mật ong với các sản phẩm chế biến từ đậu (sữa đậu nành, sữa đậu xanh): Các khoáng chất, axit hữu cơ, đạm thực vật trong đậu phụ kết hợp với enzyme trong mật ong sẽ tạo ra phản ứng sinh hóa gây hại cho sức khỏe.

Mật ong kỵ hải sản (tôm, cua): Mật ong kết hợp hải sản gây kích thích đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Nên kết hợp mật ong với gì?

Nên kết hợp mật ong với gì?

Mật ong pha với nước ấm giúp thanh lọc cơ thể. Thức uống này còn tăng cường sản xuất các tế bào, hỗ trợ giảm mụn viêm, cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

Nước chanh mật ong cung cấp các khoáng chất tốt cho cơ thể. Sự kết hợp này giúp kháng khuẩn, chống oxy hóa, đào thải độc tố, hỗ trợ tiêu hóa. Nước chanh mật ong uống khi nào tốt cho sức khỏe? Bạn nên uống nước chanh mật ong vào sau bữa ăn sáng 15 – 30 phút để có kết quả tốt nhất.

Gừng kết hợp mật ong hỗ trợ quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa và điều trị cảm lạnh hiệu quả. Nước gừng mật ong uống khi nào là tốt nhất? Thời điểm tốt nhất để uống gừng mật ong là vào lúc sáng sớm, sau khi ăn nhẹ khoảng 15 phút. Bạn nên duy trì thói quen uống gừng mật ong trong 1 tuần, uống 1 tuần rồi nghỉ 1 tuần.

Sữa tươi không đường uống với mật ong mang lại nhiều lợi ích như: giúp ngủ ngon, tăng cường sức khỏe tim mạch, cải thiện sức khỏe xương khớp.

Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm, làm mờ vết thâm và cải thiện hệ tiêu hóa.

Tỏi kết hợp với mật ong giúp điều trị các bệnh về đường hô hấp, tiêu chảy, viêm nhiễm.

>>> Đọc thêm: 11 CÁCH TRỊ THÂM MÔI BẰNG MẬT ONG HIỆU QUẢ BẤT NGỜ

Uống mật ong mỗi ngày có tốt không?

Uống mật ong mỗi ngày có tốt không?

Ảnh: PollyDot/Pixabay

Mật ong mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, vậy uống mật ong mỗi ngày có tốt không? Bạn có thể uống mật ong mỗi ngày để giúp cải thiện các vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên bạn nên lưu ý uống với liều lượng vừa phải. Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ 35 – 40ml mật ong để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu dùng quá nhiều mật ong sẽ dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, nóng trong người.

Hy vọng những chia sẻ về việc không nên uống mật ong khi nào sẽ mang lại cho bạn những thông tin bổ ích. Bạn nên nhớ uống mật ong đúng cách, đúng thời điểm và đúng liều lượng để đảm bảo sức khỏe nhé!

>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm