Thèm mì gói nhưng sợ mập? Mách bạn cách ăn mì tôm không tăng cân quá đà

Mì tôm (mì ăn liền) là một loại thực phẩm tiện lợi, phổ biến trên toàn thế giới

Mì tôm gồm những thành phần gì?

Ảnh: RitaE/Pixabay

Loại đồ ăn này dễ chế biến, mang theo, nhưng còn nhiều tranh cãi về việc liệu chúng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây tăng cân hay không. Vậy rốt cuộc ăn mì tôm có béo không? Ăn mì tôm có an toàn cho sức khỏe không?

Mì gói gồm những thành phần gì?

Để biết ăn mì tôm có béo không, bạn cần biết mì tôm gồm những thành phần gì.

Thành phần chính của mì tôm là bột mì, tinh bột, nước, dầu cọ, muối (hoặc chất thay thế muối là kali cacbonat), siro bắp, hương liệu, chất bảo quản… Bên trong gói mì còn chứa các gói gia vị như muối nêm, dầu ăn, hành lá.

Mì tôm được sản xuất đầu tiên ở Nhật Bản vào năm 1958. Kể từ đó đến nay, quy trình sản xuất mì vẫn không thay đổi. Đầu tiên, tất cả các nguyên liệu được trộn vào nhau, sau đó bột được cán mỏng và cắt thành từng sợi nhỏ. Các sợi mì sau đó được hấp, sấy khô và chiên trong dầu cọ để khử nước và cuối cùng để nguội để đóng thành từng gói.

Ăn mì tôm có béo không? Tham khảo giá trị dinh dưỡng của mì tôm

ăn mì tôm có tốt không

Ảnh: Ikhsan Baihaqi/Unsplash

Có khá nhiều nhãn hiệu mì, thành phần và hương liệu, nên các loại mì cũng không hoàn toàn giống nhau. Song hầu hết các loại mì đều có thành phần chất dinh dưỡng nhất định.

Một gói mì tôm Hảo Hảo (75g) gồm những thành phần dinh dưỡng sau:

• Năng lượng: 350 kcal
• Chất đạm: 6.9g
• Chất béo: 13g
• Carbohydrate: 51.4g

Thành phần dinh dưỡng của một gói mì Omachi bò hầm (80g) gồm:

• Năng lượng: 355 kcal
• Chất đạm: 7.1g
• Chất béo: 15.8g
• Carbohydrate: 46.1g

Qua những thông tin trên, chúng ta thấy sự chênh lệch của giá trị dinh dưỡng giữa hai loại mì là không đáng kể. Phần lớn các loại mì tôm có hàm lượng calo cao, ít chất xơ và protein nhưng lại nhiều chất béo, natri, carbohydrate. Đặc biệt, mì tôm thiếu các vi chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể như vitamin A, C, vitamin B12…

Với thành phần dinh dưỡng ít ỏi như thế thì liệu ăn mì tôm có béo không và có tốt không? Câu trả lời chắc chắn là không.

Ăn mì tôm có tốt không: Câu trả lời là không

Ăn mì tôm có tốt không?

Ảnh: Artem Beliaikin/Unsplash

Nhiều người thích ăn mì tôm vì nó tiện lợi, nhanh chóng, dễ mua, thế nhưng ăn nhiều mì tôm có những nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Ăn mì gói hàng ngày có thể gây ra một số hậu quả sau:

♦ Mì tôm chứa nhiều natri (muối)

Mặc dù natri là một khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, thế nhưng dung nạp quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Mì tôm và các loại đồ ăn sẵn nói chung thường chứa nhiều natri, chế độ ăn nhiều muối sẽ làm hại dạ dày, gây bệnh tim, bệnh thận, cao huyết áp, thậm chí đột quỵ.

♦ Mì tôm chứa nhiều bột ngọt

Bột ngọt (mì chính) là một chất phụ gia phổ biến trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là mì tôm. Mặc dù nó được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại thực phẩm và được FDA chấp thuận tiêu thụ, thế nhưng loại gia vị này được cho là có thể gây ra một số tác hại ngắn hạn và cả dài hạn cho cơ thể, chẳng hạn như đau đầu, buồn nôn, huyết áp tăng, đau ngực, nhịp tim nhanh…

♦ Có ít chất xơ và protein trong mì tôm

Có ít chất xơ và protein trong mì tôm

Ăn mì tôm nhiều có tốt không? Mì tôm có ít chất xơ và protein; vậy nên việc ăn mì tôm hàng ngày có thể khiến bạn nhanh đói, không có cảm giác no.

Ngoài ra, chế độ ăn uống nghèo chất xơ có thể gây ra các bệnh về tiêu hóa như táo bón, túi thừa đại tràng và giảm vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

♦ Chế độ ăn uống không lành mạnh

Theo một nghiên cứu, chế độ ăn của những người ăn mì tôm thường xuyên được so sánh với những người không ăn. Tức là đó là một chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu lành mạnh, không cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Những người liên tục ăn mì đã giảm đáng kể lượng canxi, protein, vitamin C, vitamin A, phốt pho, sắt… trong cơ thể, trong khi đó tăng lượng natri và calo nạp vào. Những người này có khả năng mắc một số bệnh về chuyển hóa, tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và gây đột quỵ.

Như vậy, ăn mì tôm thường xuyên không tốt cho sức khỏe tổng thể và là một chế độ ăn uống không lành mạnh.

>>> Bạn có thể quan tâm: 8 CÔNG THỨC NƯỚC DETOX GIẢM MỠ BỤNG

Ăn mì tôm có béo không: Vì sao dễ tăng cân khi ăn nhiều mì gói

Ăn mì tôm có béo không?

Ảnh: Michele Blackwell/Unsplash

Nhiều người thích ăn mì nhưng sợ ăn mì tôm béo. Vậy ăn mì tôm nấu chín hoặc ăn mì tôm sống có béo không?

Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng mì tôm không phải là thủ phạm gây béo. Thế nhưng, vì mì tôm có lượng calo cao, trong khi đó ít chất xơ và chất đạm nên làm cho người ăn rất nhanh đói và có cảm giác muốn ăn thêm nhiều thứ khác sau khi ăn mì. Đây là nguyên nhân gây tăng cân.

Hoặc khi ăn mì tôm, chúng ta thường cho thêm những nguyên liệu khác, chẳng hạn như trứng, thịt. Một quả trứng gà vừa phải cung cấp 55 calo, như vậy, một bát mì trứng hơn 400 calo; 50g thịt lợn có 148 calo, tính ra thì một bát mì tôm thịt khoảng 500 calo. Lượng calo mà những bát mì tôm trứng hoặc thịt này cung cấp đã chiếm tới 1/5, 1/4 trong tổng 2.000 calo mỗi ngày để duy trì cân nặng cho một người phụ nữ.

Nếu bạn muốn giảm cân mà ăn mì tôm thịt hoặc trứng vào buổi sáng thì cả ngày hôm đó bạn chỉ được ăn thêm khoảng 700 – 800 calo cho các bữa còn lại, nếu không sẽ tăng cân.

>>> Mách bạn: CÁCH LÀM NƯỚC ÉP DỨA GIẢM CÂN

Hơn nữa, hầu hết lượng calo từ mì tôm đến từ carbs và chất béo, vì vậy dẫn đến khả năng tăng cân và tích mỡ cao. Điều này có nghĩa là mì tôm không phù hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng vì nó có giá trị dinh dưỡng thấp.

Ngoài ra, siro bắp có trong mì tôm giúp các sợi mì tăng thêm hương vị thơm ngon nhưng lại không tốt cho sức khỏe và cân nặng. Về cơ bản, siro bắp không phải là đường tự nhiên mà là loại đường nhân tạo làm từ ngô. Vì vậy, khi ăn nhiều mì tôm có thể gây ra hiện tượng dư thừa fructose trong cơ thể và hậu quả là làm cho chúng ta béo lên và đầy mỡ thừa.

Bên cạnh đó, lượng natri dồi dào trong mì tôm cũng có thể gây tích nước và tăng cân.

Do đó với câu hỏi ăn mì tôm đêm có béo không hoặc ăn mì tôm khuya có béo không thì là có nhé. Nếu bạn đã ăn một bữa tối đầy đủ và ăn thêm mì vào bữa khuya sẽ làm cho lượng calo nạp vào cơ thể bị dư thừa và gây tăng cân.

Làm thế nào để ăn mì tôm không béo?

mì nấu

Ảnh: Lindsey White/Pixabay

Vậy làm thế nào để ăn mì không bị béo? Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn cần làm những điều sau nếu muốn không bị béo khi ăn mì tôm:

• Hiểu mì ăn liền gồm những thành phần gì.

• Có bao nhiêu calo trong bát mì mà bạn đang chuẩn bị ăn?

• Tính toán được lượng calo tiêu thụ mỗi ngày để duy trì cân nặng hoặc để giảm cân.

Tập thể dục thường xuyên trong những ngày bạn ăn mì tôm và tăng mức vận động lên so với những ngày bình thường.

• Ăn mì kèm thật nhiều rau xanh để no lâu vì rau chứa nhiều chất xơ.

Câu trả lời cho ăn mì tôm có béo không là: Ăn mì có thể không làm bạn béo lên, tăng cân khi bạn biết tính toán lượng calo phù hợp với thể trạng; thế nhưng, nếu nạp quá nhiều mì tôm cùng các thực phẩm khác thì việc tăng cân và tích mỡ là điều không thể tránh khỏi. Ăn mì tôm thường xuyên cũng không tốt cho sức khỏe. Mặc dù loại thực phẩm này dễ bảo quản, sử dụng trong mùa dịch Covid-19, thế nhưng bạn lưu ý cũng không nên ăn quá nhiều.

>>> Xem thêm: THỰC ĐƠN EAT CLEAN 7 NGÀY ĐÁNH BAY MỠ THỪA HIỆU QUẢ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm