Uống nước mía có giảm cân không? 3 công thức bí mật giúp giảm béo

Nhiều người thắc mắc uống nước mía có giảm cân không? Nước mía có những tác dụng gì đối với sức khỏe? Khi uống nước mía cần lưu ý gì không?

Nước mía là thức uống giải khát thơm ngon được nhiều người yêu thích. Nước mía có nhiều tác dụng cho sức khỏe như cải thiện vấn đề răng miệng, tăng cường chức năng gan, giảm nhẹ bệnh tiểu đường. Vậy uống nước mía có giảm cân không? Bazaar Vietnam sẽ giải đáp thắc mắc này và chia sẻ những thông tin cần thiết khi uống nước mía.

Thành phần dinh dưỡng có trong nước mía

Uống nước mía có giảm cân không

Trước khi trả lời câu hỏi “Uống nước mía có giảm cân không?”, chúng ta cùng tìm hiểu thành phần dinh dưỡng có trong thức uống này nhé.

Nước mía chứa khoảng 70 – 75% nước, 10 – 15% chất xơ, còn lại là đường ở dạng sucrose. Nước mía tươi cung cấp các khoáng chất tốt cho sức khỏe như: kali, phốt pho, sắt, canxi, magie, vitamin A, C, E và vitamin B phức hợp.

Ngoài ra, nước mía còn chứa chất chống oxy hóa, protein, phytonutrient. Đây đều là những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể.

>>> Đọc thêm: TDEE LÀ GÌ? 3 CÁCH TÍNH TDEE GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN

Uống nước mía có giảm cân không? Nước mía có những tác dụng gì?

Nước mía có những tác dụng gì

Uống nước mía giúp bù nước và cung cấp năng lượng nhanh chóng. Nước mía còn có những tác dụng khác đối với sức khỏe, cụ thể như:

1. Tăng cường chức năng của gan

Nước mía giúp làm giảm các bệnh liên quan đến gan như bệnh vàng da. Nguyên nhân gây ra bệnh vàng da là do chức năng gan không hoạt động tốt, các ống mật bị tắc nghẽn.

Uống nước mía giúp duy trì nồng độ glucose trong cơ thể. Nước mía còn giúp cân bằng thành phần điện giải nhờ có tính kiềm tự nhiên. Do đó, uống nước mía giúp hạn chế trường hợp gan bị quá tải.

2. Ngăn ngừa bệnh ung thư

Trong nước mía có flavonoid. Đây là thành phần giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú và tuyến tiền liệt.

>>> Đọc thêm: 4 BẢNG TÍNH CALO CHO NGƯỜI GIẢM CÂN ĐỂ CÓ DÁNG CHUẨN

3. Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn

Hàm lượng kali có trong nước mía giúp cân bằng độ pH, hỗ trợ tiết dịch vị tiêu hóa trong dạ dày. Uống nước mía giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, hỗ trợ điều trị táo bón, giảm ợ nóng, ợ chua.

4. Duy trì chức năng của thận

Nước mía không có thành phần cholesterol, chất béo bão hòa, ít natri nên tốt cho sức khỏe của thận.

5. Cải thiện các vấn đề răng miệng

Thành phần canxi và phốt pho có trong nước mía giúp giảm nguy cơ sâu răng và củng cố men răng. Uống nước mía còn giúp khắc phục được tình trạng hơi thở có mùi do thiếu hụt các chất dinh dưỡng trên.

6. Giúp da khỏe đẹp tự nhiên

Trong nước mía có hàm lượng lớn axit alpha hydroxy. Thành phần này có tác dụng cung cấp độ ẩm thích hợp, duy trì làn da khỏe đẹp. Uống nước mía giúp ngăn ngừa mụn, giảm viêm nhiễm, sưng tấy do mụn, ngăn chặn tình trạng lão hóa da.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN 1500 CALO MỖI NGÀY ĐÁNH BAY MỠ THỪA HIỆU QUẢ

1 ly nước mía bao nhiêu calo?

1 ly nước mía bao nhiêu calo

Ảnh: juicemet

Để biết uống nước mía có giảm cân không, bạn có thể tham khảo lượng calo có trong nước mía. Theo tính toán, 100ml nước mía chứa khoảng 78 calo.

Vậy uống nước mía có giảm cân không? 1 ly nước mía bao nhiêu calo? Để làm ra 1 ly nước mía, thông thường cần khoảng 1/2 – 1 cây mía nhỏ. Nếu ly nước mía có dung tích 240ml thì lượng calo cung cấp là 187, trong đó có 50g đường. Hàm lượng này có thể dao động tùy thuộc vào nguyên liệu kèm theo khi pha nước mía.

>>> Đọc thêm: MUỐN GIẢM 1KG CẦN ĐỐT CHÁY BAO NHIÊU CALO?

Uống nước mía có giảm cân không?

Uống nước mía có giảm cân không

Nước mía là loại thức uống giàu chất xơ và không chứa chất béo. Đồng thời, lượng đường trong nước mía là đường tự nhiên. Uống nước mía giúp giảm cảm giác thèm ăn, hạn chế lượng thức ăn nạp vào cơ thể.

Uống nước mía còn có tác dụng thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh chóng. Từ đó giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể, điều chỉnh cân nặng hiệu quả.

Như vậy, nước mía được xem là thức uống giúp giảm cân hiệu quả nếu biết bổ sung đúng cách. Uống nước mía có mập (béo) không phụ thuộc vào cách uống của bạn. Khi uống quá nhiều nước mía, lượng đường trong mía khi nạp vào cơ thể sẽ được tích trữ đáng kể, dẫn đến tăng cân.

>>> Đọc thêm: TIẾT LỘ 7 BÍ QUYẾT GIẢM CÂN CHO TẠNG NGƯỜI KHÓ GIẢM CÂN

Giảm cân có nên uống nước mía?

Giảm cân có nên uống nước mía

Bạn hoàn toàn có thể bổ sung nước mía vào thực đơn giảm cân. Uống nước mía có giảm cân hay không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống với liều lượng hợp lý, không lạm dụng uống quá nhiều.

Theo khuyến cáo, mỗi ngày bạn chỉ nên uống từ 100 – 200ml nước mía. Tuyệt đối không bỏ thêm đường vào nước mía.
Tác dụng của nước mía giảm cân sẽ chỉ có hiệu quả khi kết hợp với chế độ dinh dưỡng và vận động hợp lý. Bạn không nên áp dụng giảm cân chỉ bằng cách uống nước mía liên tục. Điều này có thể gây ra tác dụng ngược, nghĩa là không những không giảm cân mà còn gây tăng cân nhanh chóng.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN DETOX GIẢM CÂN 7 NGÀY ĐỂ GIẢM 4-5KG MỠ THỪA

Cách uống nước mía giảm cân

Cách uống nước mía giảm cân

Bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi uống nước mía giảm cân không. Vậy, uống nước mía như thế nào để giảm cân? Dưới đây là 3 cách uống bạn có thể tham khảo.

1. Uống nước mía với muối

Nước mía pha cùng một ít muối có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa. Sự kết hợp này sẽ giúp đào thải độc tố, giảm mỡ bụng hiệu quả. Bạn nên uống nước mía giảm cân với muối vào buổi sáng để có hiệu quả cao nhất.

Cách thực hiện:

• Mía rửa sạch, ép kiệt bã để lấy nước.

• Pha 1 thìa nhỏ muối biển vào ly nước mía và khuấy đều rồi thưởng thức.

2. Nước mía và chanh, tắc

Ngoài cách pha thêm muối, bạn còn có thể thêm vài giọt nước cốt chanh hoặc tắc vào nước mía. Nước mía ngọt thơm hòa quyện cùng vị chua của chanh, tắc là thức uống ngon miệng, kích thích vị giác.

Đây cũng là sự kết hợp giúp bạn xua tan mệt mỏi, hỗ trợ giảm cân an toàn.

>>> Đọc thêm: UỐNG NƯỚC CHANH GIẢM CÂN TRONG 7 NGÀY VÀ 7 THỨC UỐNG DỄ LÀM

3. Uống nước mía giảm cân đúng cách với ớt ngọt (ớt chuông)

Uống nước mía giảm cân đúng cách với ớt ngọt (ớt chuông)

Uống nước mía ớt ngọt giảm cân là phương pháp giảm cân detox (giảm cân thải độc). Cách giảm cân này yêu cầu bạn phải nhịn ăn liên tục trong 12 ngày.

Mỗi sáng sau khi thức dậy, bạn hãy uống 1 ly nước ấm pha với muối để thanh lọc cơ thể. Sau đó, bạn bắt đầu sử dụng detox nước mía ớt ngọt theo tỷ lệ 1:1. Mỗi bữa uống 2 – 3 ly, mỗi ly uống cách nhau khoảng 15 phút.

Hướng dẫn cách làm nước mía ớt ngọt để giảm cân:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 – 6 quả ớt ngọt Đà Lạt, 2 – 3 khúc mía, 1 quả chanh, nước lọc.

• Rửa sạch ớt ngọt, bỏ hạt và thái nhỏ ớt ngọt, cho vào máy xay sinh tố cùng với nước lọc. Lọc bỏ bã, chỉ lấy nước.

• Mía cạo sạch, ép lấy nước. Pha nước mía vừa ép với nước ớt ngọt theo tỷ lệ 1:1. Vắt thêm 1 quả chanh tươi vào hỗn hợp nước mía ớt ngọt vừa pha và khuấy đều.

Sau 12 ngày sử dụng phương pháp này, bạn bắt đầu cảm nhận cơ thể nhẹ nhàng hơn. Không chỉ giảm cân, uống nước mía và ớt xanh còn giúp đánh tan vùng mỡ bụng, thải độc cơ thể hiệu quả. Sau khi kết thúc liệu trình 12 ngày, bạn bắt đầu ăn uống trở lại. Nên ăn những món ăn dạng lỏng như súp hoặc cháo. Những ngày sau đó, bạn hoàn toàn có thể ăn uống lại bình thường.

>>> Đọc thêm: 9 CÁCH LÀM NƯỚC ÉP ỚT CHUÔNG GIẢM CÂN THẦN TỐC

Những trường hợp nào không nên uống nước mía?

Những trường hợp nào không nên uống nước mía?

Ảnh: PharmEasy

Uống nước mía có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên một số trường hợp sau nên hạn chế uống nước mía để đảm bảo cho sức khỏe.

1. Khi đang sử dụng một số loại thuốc không nên uống nước mía

Hàm lượng policosanol có trong nước mía có tác dụng giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa các bệnh về hệ tim mạch.

Tuy nhiên, nếu bạn đang trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc chống đông máu thì không nên uống nước mía. Các loại thuốc này sẽ cản trở tác dụng của thành phần policosanol trong nước mía.

2. Hệ tiêu hóa không tốt không nên uống nước mía

Nước mía có hàm lượng đường cao, tính hàn. Vì vậy người hay bị đầy bụng, đường ruột yếu không nên uống nước mía thường xuyên.

3. Phụ nữ đang mang thai không nên uống nhiều nước mía

Nước mía có thể làm giảm đi tình trạng ốm nghén khi mang thai. Tuy nhiên, Nước mía chứa nhiều đường. Phụ nữ mang thai uống nhiều nước mía sẽ làm tăng nguy cơ mắc chứng tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

4. Người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế uống nước mía

Nước mía có nhiều đường nên là thức uống cần hạn chế của những người mắc bệnh tiểu đường. Người bị bệnh đái tháo đường tốt nhất không nên uống nước mía để duy trì ổn định lượng đường huyết trong ở cơ thể.

Uống nước mía có giảm cân không? Câu trả lời là có nếu uống đúng cách, đúng liều lượng. Bạn nên uống nước mía giảm cân phải kết hợp với chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh để có kết quả tốt nhé.

>>> Đọc thêm: 10 CÁCH GIẢM CÂN CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ THỰC ĐƠN 7 NGÀY

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm