Tiêm filler là xu hướng làm đẹp phổ biến hiện nay nhờ khả năng giải quyết nhiều nhu cầu lại không đòi hỏi can thiệp phẫu thuật. Filler được dùng để xóa nhăn, làm đầy hõm, tạo hình cho các điểm trên mặt như môi, mũi, má, cằm,… mà không đòi hỏi thời gian hồi phục lâu như những cuộc đại phẫu.
Tiêm filler được đánh giá là một trong những công nghệ thẩm mỹ an toàn nhất. Tuy nhiên, bỏ qua những yếu tố về chất lượng và tay nghề người tiêm, vẫn có những rủi ro nhất định. Và cô gái trẻ Isabella Skeel-Gerhardt đã không may mắn khi rơi vào tình huống bất ngờ vì tiêm filler. Lý do khiến đôi môi tiêm filler của cô sưng vù lên? Cô đã tắm nắng.
Đôi môi tiêm filler của Isabella Skeel-Gerhardt bị biến dạng sau khi tắm nắng
Vào cuối năm 2022, video của cô gái Isabella Skeel-Gerhardt viral trên TikTok khi cô quay lại cảnh đôi môi bị sưng vù. Cụ thể, cô cái này cho biết mình đã ngủ quên khi tắm nắng ở bãi biển Marbella ở Tây Ban Nha. Chỉ vài giờ sau đó đôi môi bắt đầu có dấu hiệu sưng viêm. Cô miêu tả cảm giác lúc đó là: “Tôi cảm thấy môi mình như muốn nổ tung. Tôi sợ môi mình có thể vỡ tan tành”.
@isabellaskeel If you laugh youre going to hell!🥲 #fypシ #swollenlips #vacationruined #spain #hospital #dk #lipfiller #sun #foryoupage #scary ♬ Say Something – Piano Covers Club from I’m in Records
Isabella Skeel-Gerhardt đã tiêm 0.7 mm filler cho môi khoảng 20 tháng trước khi quay video và đây cũng là lần đầu tiên cô thực hiện thủ pháp làm đầy môi này. Trong suốt khoảng thời gian đó, cô sinh hoạt bình thường và cũng không thấy có bất kỳ dấu hiệu kỳ lạ nào xảy ra với đôi môi được tiêm filler của mình.
Song, sau khi tắm nắng, đôi môi sưng vù lên và dù cô cố gắng chườm lạnh đến cỡ nào đi nữa thì môi cũng không hết sưng. Kết quả là cô phải tiêm kháng sinh suốt một tuần sau đó để điều trị.
Sau câu chuyện của Isabella Skeel-Gerhardt, giới làm đẹp và các bác sĩ chuyên gia thẩm mỹ đã phải băn khoăn lý do vì sao đôi môi tiêm filler của cô bị biến dạng, và liệu tia UV có phải là thủ phạm?
Tia tử ngoại tác động đến filler và làn da như thế nào?
Loại filler dùng để làm đầy chủ yếu chứa axít hyaluronic (HA). Đây là một chất có tự nhiên trong thành phần biểu bì của chúng ta, chịu trách nhiệm tạo hiệu ứng căng mọng cho làn da. Tuy nhiên khi làn da lão hóa, lượng axít hyaluronic dưới da cũng giảm đi. Mục đích của việc tiêm filler là để thay thế lượng axít hyaluronic đã bị mất đi và khôi phục vẻ đầy đặn cho gương mặt.
Tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời, gồm UVA và UVB, là nhân tố gây lão hóa da. Nghiên cứu khoa học cho thấy rằng tia UV tác động đến cấu trúc collagen của da, phá vỡ protein dưới da, khiến làn da mau nhăn nheo, sạm lại và hình thành sắc tố.
Tia UV được ước đoán cũng gây ra ảnh hưởng tương tự đến filler. “Khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, tia UVA và UVB có thể xuyên qua lớp hạ bì và khi tiếp xúc đủ mức sẽ phá vỡ lượng axít hyaluronic dự trữ tự nhiên. Các loại filler trên thị trường thường chứa HA nên tia UV sẽ làm tăng tốc độ tan của các chất làm đầy thẩm mỹ ở đường tiêm”, Tiến sĩ Jessie Cheung cư ngụ tại Chicago và New York cho biết.
Ở đây, Harper’s Bazaar viết rằng khoa học ước đoán vì đến nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào xem xét vấn đề tiêm filler sẽ bị biến dạng như thế nào khi tiếp xúc với tia UV.
Đầu tiên bởi hàm lượng tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời ở mỗi quốc gia, mỗi vùng cực và mỗi mùa trong năm lại một khác.
Thứ nhì vì tỉ lệ tan ra của HA dưới da ở mỗi người là khác nhau, dựa trên tốc độ chuyển hóa năng lượng, thói quen sinh hoạt, v.v.
Cuối cùng, không bệnh nhân nào có thể sẵn sàng cho phép thí nghiệm ngay trên mặt mình. Sẽ chẳng ai nhân danh khoa học tốn tiền tiêm filler rồi đi tắm nắng để xem hiệu ứng cuối cùng sẽ như thế nào! Nhất là khi quá trình phơi nắng đã được chứng minh là gây tổn hại cho da.
Tóm lại, chúng ta biết rằng tiếp xúc với ánh mặt trời thường xuyên có thể là yếu tố dẫn đến sự thoái hóa filler, khiến lượng HA mau tan và do đó khiến bạn phải tái thực hiện thủ pháp sớm hơn. Do đó, những người tiêm filler nên tránh giang nắng, bôi kem chống nắng và đội nón rộng vành để bảo vệ sức khỏe và nhan sắc của họ.
Tuy nhiên, những lời lý giải trên vẫn chưa giải thích được tình trạng của Isabella Skeel-Gerhardt. Khoa học nhất trí là tia tử ngoại gây tan filler, nhưng cô gái này lại bị sưng vù môi sau khi tắm nắng. Giới thẩm mỹ đưa ra một lập luận khác: Có lẽ filler tiêm môi của cô ấy biến dạng do nhiệt độ chứ không phải do tia UV.
Nhiệt độ cao khiến vùng tiêm filler dễ dàng bị biến dạng
Các bác sỹ thẩm mỹ luôn khuyến cáo rằng bạn không nên để môi tiếp xúc với nhiệt độ cao sau khi tiêm filler, đặc biệt trong 2 tuần đầu khi vết thương chưa lành hẳn. Không đi spa ngâm người trong nước nóng, không đi xông hơi, không tập yoga nóng và không dùng máy tắm nắng (tanning bed). Bởi nhiệt độ cao có thể khiến điểm tiêm filler bị viêm nhiễm và sưng tấy.
Trong trường hợp của Isabella Skeel-Gerhardt, đôi môi tiêm filler của cô bị biến dạng do cô đã ngủ quên 5 tiếng đồng hồ ngoài bờ biển. Như đã nói, trong ánh sáng mặt trời có UVA và UVB. UVA chịu trách nhiệm gây lão hóa da, UVB là nhân tố gây bỏng. Triệu chứng viêm và sưng tấy môi của cô thực tế là do bỏng. Sau khi sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng trị bỏng, đôi môi của cô mới trở về với tình trạng bình thường.
Mẹo bảo vệ làn da và filler khi đi nắng
Sau bài viết này, bạn hẳn đã nhận thức được những nguy hại tiềm tàng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài sau khi tiêm filler. Bên cạnh những tác hại kể trên, tia tử ngoại còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình lành thương, có thể gây thâm sạm ở điểm tiêm.
Chính vì vậy, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp chống nắng và bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời mỗi ngày sau khi tiêm filler.
- Dùng kem chống nắng đầy đủ. Bạn nên sử dụng kem chống nắng ở mức SPF 30 mỗi ngày. Nhớ thoa lại mỗi hai tiếng đồng hồ một lần.
- Sắm sửa thêm thỏi son môi chống nắng. Nhiều người không thoa kem chống nắng lên miệng. Có thể vì quên, cũng có thể vì mùi vị chẳng mấy “ngon” của kem chống nắng. Giải pháp cho bạn là son dưỡng ẩm có SPF.
- Trang bị nón rộng vành, kính râm để giảm thiểu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều nhất có thể.
- Tránh tiếp xúc với ánh mặt trời vào những thời điểm có chỉ số UV đạt đỉnh (10 giờ sáng đến 4 giờ chiều).
- Tránh các hoạt động phơi nắng hay nhuộm nâu da như tanning bed.
Một số lưu ý sau khi tiêm filler môi
- Tiêm filler không gây xâm lấn nhưng vẫn tổn thương nhẹ tại vị trí tiêm. Nếu không chăm sóc cẩn thận, không kiêng cữ một số thực phẩm sẽ khiến vết thương lâu lành, gây ngứa, bầm tím, mưng mủ. Do đó, ngoài những điều cần kiêng nêu trên, cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không chăm sóc da tại vùng da tiêm một thời gian vì các thành phần trong mỹ phẩm sẽ làm vết thương lâu lành.
- Không đeo khẩu trang bám sát mặt để tránh làm lệch filler.
- Tránh ở trong môi trường có nhiệt độ cao, chẳng hạn phòng xông hơi nhằm tránh tan chất làm đầy.
- Nếu tiêm filler môi không nên tô son khoảng 1 tuần để tránh môi nhiễm trùng.
- Để duy trì hiệu quả lâu dài có thể tiêm dặm trước thời gian filler tan.
>>> XEM TIẾP: TIÊM FILLER KIÊNG GÌ? CÁCH CHĂM SÓC SAU TIÊM GIÚP TĂNG HIỆU QUẢ LÀM ĐẸP
Hướng dẫn chăm sóc sau khi tiêm filler
Nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết thương, cần chăm sóc da sau tiêm filler theo cách như nhau:
- Dùng nước muối sinh lý để vệ sinh vùng tiêm một cách nhẹ nhàng.
- Tránh tiếp xúc với tia UV từ ánh nắng mặt trời và các hoạt động ngoài ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
- Bổ sung các trái cây, thực phẩm giàu vitamin C để thúc đẩy tái tạo da.
- Lấy đá viên bọc trong mảnh vải và áp lên vùng vừa tiêm. Hơi lạnh từ đá giúp giảm ngứa ngáy, sưng tấy, thâm tím sau khi tiêm.
- Sử dụng thuốc giảm đau và các loại thuốc khác theo chỉ định của bác sĩ.
- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để khả năng hồi phục và giúp da căng bóng, đẩy lùi quá trình lão hóa.
- Nên ngủ thẳng và kê cao gối, giúp máu không dồn lên mặt, góp phần giảm tình trạng sưng tấy và tích nước.
>>> XEM THÊM: NHỮNG TÁC HẠI CỦA TIÊM FILLER CHỊ EM CẦN BIẾT
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar