Tẩy nốt ruồi kiêng gì? 8 thực phẩm cần tránh để da mau hồi phục

Nếu bạn mới tẩy nốt ruồi và băn khoăn không biết tẩy nốt ruồi kiêng gì thì bài viết này là dành cho bạn.

Tẩy nốt ruồi kiêng gì là điều rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam khám phá 8 loại thực phẩm bạn cần tránh và nên ăn gì để làn da mau phục hồi sau khi tẩy nốt ruồi nhé!

Tẩy nốt ruồi là gì?

Tẩy nốt ruồi là gì?

Nốt ruồi lành tính được xem là khối u nhưng không gây ung thư da. Đó là do các tế bào hắc tố được kích hoạt. Những tế bào hắc tố này gây ra sự đổi màu da. Khi kích hoạt quá mức có thể hình thành nên nốt ruồi.

Có nhiều nguyên nhân khiến nhiều người muốn tẩy nốt ruồi. Nốt ruồi trên các vùng cơ thể đều có thể tẩy được như: tay, lưng, ngực, da đầu, đầu, mặt, háng, bàn chân, cẳng chân, nách và ngực. Việc tẩy nốt ruồi hầu hết đều an toàn và kéo dài khoảng 30 phút, tùy thuộc vào kích thước và vị trí của nốt ruồi. Nốt ruồi sẽ không mọc trở lại sau khi tẩy. Quá trình da mới lành vết thương và hồi phục sắc tố hoàn toàn sẽ mất khoảng 3 – 4 tháng.

Mặc dù hiện nay đã có nhiều công nghệ hiện đại giúp loại bỏ nốt ruồi an toàn nhưng phương pháp thẩm mỹ này vẫn tác động đến các mô da. Nếu bạn không biết cách chăm sóc sau khi tẩy nốt ruồi thì nguy cơ để lại sẹo rất cao. Do đó, bạn cần biết tẩy nốt ruồi kiêng gì để da nhanh phục hồi.

Trước khi tẩy nốt ruồi kiêng gì?

Trước khi tẩy nốt ruồi, bạn nên tránh những loại thực phẩm hoặc tránh các loại thuốc sau:

Aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Tăng nguy cơ chảy máu.

Dầu cá: Làm loãng máu.

Vitamin E: Làm chậm quá trình phục hồi vết thương.

Tỏi: Làm răng nguy cơ chảy máu.

Thảo dược bổ sung: Ảnh hưởng đến quá trình đông máu.

Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng gì?

1. Rau muống

Sau khi tẩy nốt ruồi kiêng gì? Rau muống

Ảnh: Cookbeo

Rau muống là thực phẩm bạn cần tránh tuyệt đối khi trên da có vết thương hở. Ăn quá nhiều rau muống sẽ làm tăng sinh các collagen và gây sẹo lồi. Sau khi tẩy nốt ruồi, bạn không nên ăn rau muống để hạn chế sẹo lồi gây mất thẩm mỹ trên da nhé.

2. Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Hải sản

Hải sản chứa nhiều đạm. Đạm có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương và lên da non. Ngoài ra, đạm gây ngứa xung quanh vết thương và có nguy cơ để lại sẹo lõm thâm ở vùng da tẩy nốt ruồi. Do đó, bạn cần tránh ăn tôm, ốc, mực, cua, ghẹ… để da nhanh chóng phục hồi nhé. Tìm hiểu Hải sản kỵ gì?

3. Gạo nếp

Gạo nếp có tính nóng nên dễ để lại sẹo và làm vết thương có nguy cơ bị mưng mủ. Do vậy, quá trình tẩy nốt ruồi cần tránh ăn gạo nếp để làn da nhanh phục hồi.

4. Tẩy nốt ruồi kiêng gì? Trứng và thịt gà

Tẩy nốt ruồi kiêng gì? thịt gà

Ảnh: Giris can grill

Thịt gà dễ gây kích ứng xung quanh vết thương hở dẫn đến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Còn trứng làm cho vùng da xung quanh vết tẩy trắng hơn vùng da còn lại. Nếu bạn ăn thịt gà và trứng sau khi tẩy nốt ruồi sẽ làm vết thương bị loét, sưng đỏ. Vậy nên hãy kiêng những loại thực phẩm này cho đến khi lành hẳn. Tìm hiểu Trứng kỵ gì?

5. Thịt bò

Hàm lượng protein cao cùng các chất khác trong thịt bò sẽ làm tăng sinh các sợi collagen. Vết thương lên da non quá nhanh dễ dẫn đến sẹo lồi và thâm. Tốt nhất, bạn nên tránh thịt bò trong quá trình phục hồi để có kết quả tốt nhất.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

6. Đường và carbohydrate tinh chế

Đường

Nếu bạn chưa biết tẩy nốt ruồi kiêng gì thì chế độ ăn nhiều đường và carbohydrate tinh chế có thể ảnh hưởng đến chất lượng collagen và đàn hồi. Khi ăn nhiều thực phẩm chứa đường và carbohydrate tinh chế, bạn dễ làm tăng nguy cơ phát triển mô sẹo như sẹo lồi.

7. Thực phẩm giàu nitrat

Sức khỏe của các mạch máu đến vị trí vết thương sau khi tẩy nốt ruồi là rất quan trọng trong quá trình chữa lành. Bởi vì chúng cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để sửa chữa. Lượng nitrat dư thừa trong chế độ của bạn có thể làm hỏng các mạch máu và làm suy yếu quá trình chữa lành vết thương.

Nitrat tự nhiên có trong thực phẩm tự nhiên như rau củ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nitrat có trong thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích… không tốt cho người vừa tẩy nốt ruồi.

8. Rượu

Vitamin A, C, D, vitamin E, K và vitamin B rất quan trọng cho việc chữa lành da và duy trì tế bào. Rượu ức chế sự hấp thu các vitamin thiết yếu này. Rượu còn làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể, đặc biệt là kẽm, chất rất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen. Do đó, thiếu kẽm có thể làm chậm quá trình lành vết thương sau khi tẩy nốt ruồi.

>>> Đọc thêm: Bị trầy xước da nên và không nên ăn gì để vết thương nhanh khỏi?

Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

Tẩy nốt ruồi nên ăn gì?

Để giúp làn da nhanh phục hồi sau khi tẩy nốt ruồi, cơ thể bạn cần những chất dinh dưỡng sau:

1. Vitamin nhóm B

Vitamin B rất quan trọng để tăng tốc độ chữa lành vết thương. B1 và ​​B5 đặc biệt quan trọng trong việc tăng củng cố mô sẹo và tăng số lượng nguyên bào sợi giúp tiết ra collagen.

Bạn có thể tìm thấy vitamin B trong các thực phẩm như: cá, rau xanh và các loại đậu, hạnh nhân, quả bơ, cà chua, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, quinoa, hạt vừng, đậu nành và dưa hấu.

2. Vitamin C

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa quan trọng nhất vì cải thiện độ bền của da và hỗ trợ sản xuất collagen. Nó cũng rất quan trọng cho sự phát triển của các mạch máu mới giúp vận chuyển chất dinh dưỡng đến vết thương sau khi tẩy nốt ruồi. Vitamin C có nhiều trong các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt.

3. Vitamin A

Tẩy nốt ruồi kiêng gì và nên ăn gì? Khi vết thương của bạn đang lành và vết sẹo đang hình thành, vitamin A rất quan trọng để kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và sản xuất mô liên kết. Các loại rau lá xanh đậm hay cá đều là những nguồn cung cấp vitamin A tuyệt vời.

4. Kẽm

Một trong những khoáng chất quan trọng nhất bạn có thể tiêu thụ để cải thiện sự hình thành sẹo là kẽm. Kẽm hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và phát triển collagen. Nguồn kẽm dồi dào có trong thịt, cá, đậu phụ, các loại hạt và yến mạch.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Hướng dẫn chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi

Hướng dẫn chăm sóc da đúng cách sau khi tẩy nốt ruồi

Sau khi hiểu được tẩy nốt ruồi kiêng gì, bạn nên chủ động chăm sóc da để nhanh phục hồi. Một số kinh nghiệm sau đây sẽ hữu ích cho bạn.

1. Tránh nước ở khu vực nốt ruồi ít nhất 24 giờ

Mẹo chăm sóc da sau khi xóa nốt ruồi là để da khô trong ít nhất 24 giờ. Tránh tiếp xúc với nước, hóa chất… để vết thương nhanh phục hồi, tránh lở loét, viêm…

2. Không chà xát

Sau khi tẩy nốt ruồi, lớp da non đang được sinh ra có thể gây ngứa trong giai đoạn hình thành mô liên kết. Vậy nên vùng da này khá nhạy cảm. Bạn cũng không nên gãi hay chà xát mạnh chỗ vết tẩy.

Chà xát cũng có làm trầy xước niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập và gây nhiễm trùng. Chúng cũng khiến vết tẩy nốt ruồi lâu lành hơn, để lại sẹo.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn

3. Vệ sinh đúng cách

Ngoài việc tẩy nốt ruồi kiêng gì, bạn cần giữ vệ sinh vết thương sạch sẽ. Có thể làm sạch hoặc khử trùng bằng dung dịch natri clorid 0,9% hoặc cồn 60 độ. Chúng giúp ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm, loại bỏ sự tích tụ lớn nhất của tế bào chết, vi khuẩn hoặc bã nhờn khiến vết thương lâu lành.

4. Thay băng theo chỉ định của thầy thuốc

Thông thường, băng được đặt trên da sau khi xóa nốt ruồi. Do đó, bạn cần lưu ý thay băng đúng theo hướng dẫn để tránh gây tổn thương cho da. Cần thay băng thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công sau khi xóa nốt ruồi.

5. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn xuất hiện triệu chứng:

• Chảy máu dai dẳng nơi vết tẩy nốt ruồi.
• Dấu hiệu nhiễm trùng.
• Sốt.
• Nốt ruồi mọc lại sau khi lành.

Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi da sau khi tẩy nốt ruồi. Bài viết trên đây đã giải đáp những thắc mắc tẩy nốt ruồi kiêng gì và nên ăn gì. Bạn hãy thay đổi chế độ ăn phù hợp để đạt kết quả như mong muốn nhé.

>>> Đọc thêm: Sau khi nặn mụn nên và không nên ăn gì để da nhanh lành?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm