Tại sao kinh nguyệt không đều? 15 nguyên nhân và cách trị

Tại sao kinh nguyệt không đều? Sự thay đổi nồng độ hormone, căng thẳng hoặc tình trạng bệnh lý là những nguyên nhân phổ biến.

Kinh nguyệt không đều không chỉ khiến chị em lo lắng mà còn ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe sinh sản. Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu nguyên nhân tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều và liệu bạn có thể làm gì để khắc phục tình trạng này.

Kinh nguyệt không đều là gì?

tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều

Kinh nguyệt không đều hay còn gọi là rối loạn kinh nguyệt, là tình trạng độ dài hoặc tần suất kinh nguyệt thay đổi, không theo một quy luật nhất định.

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường dao động từ 28 – 35 ngày. Chúng được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ (bắt đầu ra máu âm đạo) và kết thúc vào ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Thời gian hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 5 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn không nằm trong quy luật trên, bạn có thể đang bị rối loạn kinh nguyệt.

Tại sao kinh nguyệt không đều ở tuổi dậy thì?

Ở tuổi dậy thì, kinh nguyệt có thể không đều trong khoảng 1 – 2 năm đầu kể từ khi có kinh. Bạn đôi khi bị mất kinh hoặc ra máu nhiều hơn trong kỳ kinh. Nguyên nhân vì cơ thể bạn vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nồng độ hormone chưa ổn định. Do đó, trứng không rụng theo đúng chu kỳ khiến cho bạn hay gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều.

Ngoài ra, triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cũng có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Những thay đổi về lối sống, bệnh lý, căng thẳng hoặc tác dụng phụ của thuốc đều là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tại sao kinh nguyệt không đều.

>>> Đọc thêm: 5 MẸO CHỮA KINH NGUYỆT RA NHIỀU TẠI NHÀ CỰC HAY

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều là gì?

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều

Các triệu chứng của kinh nguyệt không đều bao gồm:

• Chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn 21 ngày hoặc dài hơn 35 ngày

• Bạn mất kinh trong 3 kỳ kinh liên tiếp

• Kinh nguyệt ra nhiều hoặc ít hơn bình thường

• Thời gian hành kinh kéo dài hơn 7 ngày

• Triệu chứng buồn nôn kèm đau đớn và đau quặn bụng khi có kinh

• Chảy máu giữa kỳ kinh, sau thời kỳ mãn kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục

>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Các hình thức của kinh nguyệt không đều là gì?

Các hình thức của kinh nguyệt không đều là gì?

Tương ứng với các dấu hiệu của kinh nguyệt không đều sẽ là các hình thức sau:

Vô kinh: Không có kinh trên 6 tháng (không kể thời gian mang thai).

Rong kinh: Thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày với lượng máu ra nhiều hơn bình thường.

Trễ kinh: Kỳ kinh đến muộn khoảng 4 – 5 ngày so với chu kỳ kinh nguyệt trước đó.

Kinh thưa: Khoảng cách giữa các kỳ kinh có thể từ 2, 3, 4 tháng.

Khi có những biểu hiện bất thường về kinh nguyệt, phái đẹp cần tìm hiểu lý do tại sao kinh nguyệt không đều. Bởi vì, nếu rối loạn kinh nguyệt xảy ra do những thay đổi đột ngột trong lối sống, tác dụng phụ của thuốc… thì không đáng ngại. Còn nếu vì nguyên nhân bệnh lý thì chắc chắn sẽ gây ra hệ lụy cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: ĂN UỐNG GÌ ĐỂ ĐIỀU HÒA KINH NGUYỆT? 21 THỰC PHẨM TỐT NHẤT

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Tại sao kinh nguyệt không đều?

Ảnh: iStock

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ dài và thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Trong đó, các tình trạng bệnh lý phổ biến bao gồm:

1. Biện pháp tránh thai nội tiết tố

Một trong những lý do tại sao bị kinh nguyệt không đều là sự thay đổi nội tiết tố do sử dụng biện pháp tránh thai. Thuốc tránh thai, vòng tránh thai, que cấy… đều có thể gây ra kinh nguyệt không đều, thậm chí là không có kinh. Nếu bạn thay đổi phương pháp tránh thai thì chúng cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn có kinh nguyệt bình thường khi dùng biện pháp tránh thai nội tiết tố. Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về biện pháp tránh thai phù hợp với mình.

2. Kinh nguyệt không đều do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên

Kinh nguyệt không đều do rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên

Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém), cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) và các rối loạn tuyến yên cũng làm tăng prolactin máu. Quá nhiều prolactin sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

Một nghiên cứu cho thấy 44% người tham gia nghiên cứu có chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng gặp vấn đề về tuyến giáp.

3. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Tình trạng rối loạn chuyển hóa nội tiết tố xảy ra khi buồng trứng hoặc tuyến thượng thận sản xuất quá mức các hormone nam (androgen) và cơ thể kháng insulin. Hormone này ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự rụng trứng, khiến kinh nguyệt không đều. Một nghiên cứu đã chỉ ra 87% phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều mắc PCOS.

4. Tại sao kinh nguyệt ra không đều? Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Tại sao kinh nguyệt ra không đều? Bệnh viêm vùng chậu (PID)

Bệnh viêm vùng chậu là 1 bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản nữ. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, lây lan đến tử cung và đường sinh dục trên.

Các triệu chứng của PID là tiết dịch âm đạo có mùi khó chịu, kinh nguyệt không đều và đau vùng chậu.

5. Tại sao bị chu kỳ kinh nguyệt không đều? Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, bám vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Lạc nội mạc tử cung có thể gây ra kinh nguyệt không đều, chuột rút hoặc đau bụng dữ dội trước và trong kỳ kinh nguyệt.

6. Polyp tử cung và u xơ tử cung

u xơ tử cung

Polyp và u xơ tử cung là những khối u phát triển bám vào thành và niêm mạc tử cung. Những khối u này thường lành tính nhưng sẽ gây chảy máu nhiều và đau đớn trong kỳ kinh. Nếu khối u lớn, chúng sẽ gây áp lực khó chịu lên bàng quang hoặc trực tràng.

7. Tại sao kinh nguyệt không đều? Do suy buồng trứng sớm

Tình trạng này xảy ra ở những phụ nữ dưới 40 tuổi đã suy giảm dự trữ buồng trứng và buồng trứng ngừng hoạt động bình thường. Chu kỳ kinh nguyệt biến mất và phụ nữ trải qua thời kỳ mãn kinh sớm. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời nhé.

8. Bệnh tiểu đường không được kiểm soát

Lượng đường trong máu cao làm thay đổi nồng độ hormone trong máu và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Việc điều trị bệnh tiểu đường loại 1 hoặc 2 có thể giúp chu kỳ kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.

>>> Đọc thêm: TOP 20 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều? Những nguyên nhân không phải do bệnh tật

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều?

1. Tiền mãn kinh

Mãn kinh là tình trạng chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt hoàn toàn. Sau mỗi chu kỳ, lượng trứng của phụ nữ sẽ giảm dần. Dần dần khi buồng trứng già đi, lượng trứng này giảm cho đến khi không còn trứng. Dấu hiệu này đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh, đồng thời, nồng độ estrogen của phụ nữ cũng sẽ dao động.

Ở giai đoạn tiền mãn kinh, bạn có thể gặp hiện tượng bình thường như: ra máu giữa các kỳ kinh, kinh nguyệt ra ít hoặc nhiều, kéo dài hoặc rút ngắn… Tuy nhiên, hãy đi khám ngay nếu bạn bị chảy máu nhiều bất thường trong giai đoạn này.

2. Vì sao lại bị kinh nguyệt không đều? Căng thẳng và lo lắng

Các chuyên gia cho biết cơ thể sẽ ngừng rụng trứng khi bạn bị căng thẳng nặng nề. Đó là vì căng thẳng ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, phần não giúp kiểm soát giấc ngủ, cảm xúc phản ứng với căng thẳng và giải phóng hormone gây ra kinh nguyệt.

Căng thẳng còn làm cho cơ thể bạn sản xuất nhiều cortisol hơn bình thường. Nó có thể cản trở sự cân bằng của hormone giới tính điều hòa sự rụng trứng. Thiếu ngủ kinh niên cũng ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hormone và làm kinh nguyệt không đều.

>>> Đọc thêm: 1, 2 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT PHẢI LÀM SAO, CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?

3. Vì sao chu kỳ kinh nguyệt không đều? Tập thể dục quá sức

Tập thể dục quá sức

Tập thể dục cường độ cao sẽ làm giảm hormone giải phóng luteinizing và gonadotropin. Khi lượng hormone bị mất cân bằng, bạn có thể gặp vấn đề kinh nguyệt không đều.

4. Do rối loạn ăn uống

Các chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng cuồng ăn, biếng ăn hoặc rối loạn ăn uống vô độ khiến cơ thể bạn bị suy nhược về thể chất, do đó ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não. Điều này có thể làm gián đoạn quá trình giải phóng hormone trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn.

5. Tăng cân hoặc giảm cân quá mức

Giảm cân hoặc tăng cân quá mức trong một thời gian ngắn có thể gây tổn hại cho cơ thể. Nó ảnh hưởng đến hormone, khiến chúng mất cân bằng và dẫn đến kinh nguyệt không đều. Ở một số người có chế độ ăn kiêng rất nghiêm ngặt và lượng calo nạp vào thấp hoặc những người bắt đầu tập thể dục quá mức, kinh nguyệt có thể ngừng hoàn toàn.

6. Bạn đang cho con bú

Nguyên nhân tại sao chu kỳ kinh nguyệt không đều cũng có thể đến từ việc cho con bú mẹ. Ở một số phụ nữ đang cho con bú, kinh nguyệt có thể bị chậm trở lại, gọi là vô kinh. Đây là tình trạng tạm thời do lượng hormone tiết sữa cao – prolactin gây ra. Khi phụ nữ ngừng cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu trở lại.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) như heparin hoặc warfarin có thể gây chảy máu nhiều trong kỳ kinh. Một số thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm và thuốc methadone cũng có thể gây ra kinh nguyệt không đều. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra loại thuốc phù hợp và ít tác dụng phụ nhé.

>>> Đọc thêm: 10 CÁCH LÀM CHẬM KINH NGUYỆT 1 TUẦN NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ

Tại sao kinh nguyệt không đều và cách điều trị?

chu kỳ kinh nguyệt

Khi bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 3 tháng, hãy đi khám bệnh ngay nhé. Các phương pháp siêu âm, xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác cũng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về bệnh tình của bạn.

Thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống và giảm căng thẳng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt không đều. Các bài tập thiền và thở, chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ ngon sẽ hữu ích với bạn.

Đối với nhiều phụ nữ, sử dụng thuốc tránh thai có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt hiệu quả.

>>> Đọc thêm: UỐNG GÌ ĐỂ KÉO DÀI TUỔI KINH NGUYỆT? 3 GỢI Ý CHO BẠN

Có nên đi khám bác sĩ khi kinh nguyệt không đều?

Có nên đi khám bác sĩ khi kinh nguyệt không đều?

Nếu chu kỳ kinh của bạn vẫn đều đặn nhưng đột ngột không đều hoặc bạn cảm thấy vô cùng mệt mỏi trong kỳ kinh thì nên đến gặp bác sĩ, đặc biệt khi bạn ở độ tuổi dưới 45.

Nếu bạn thấy chảy máu sau khi quan hệ tình dục hoặc giữa các kỳ kinh, hoặc nếu bạn bị chảy máu quá nhiều (rong kinh) kéo dài hơn 7 ngày thì hãy đến gặp bác sĩ. Bất kỳ triệu chứng nào cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn, ví dụ như nhiễm trùng, vấn đề ở cổ tử cung hoặc hiếm gặp hơn là ung thư.

Nếu bạn bị mất kinh sau khi quan hệ tình dục không an toàn, trước tiên hãy thử thai. Nếu không có thai và bạn tiếp tục bị trễ kinh, hãy đi khám bệnh. Chậm kinh có thể do thay đổi nội tiết tố hoặc một vài lý do tại sao kinh nguyệt không đều nêu trên.

>>> Đọc thêm: 8 LOẠI THUỐC KHÔNG NÊN UỐNG KHI CÓ KINH NGUYỆT

Có phương pháp nào điều trị cho tình trạng kinh nguyệt ra không đều không?

hành kinh

Ở phần lớn phụ nữ, kinh nguyệt không đều thường sẽ ổn định mà không cần điều trị. Thông thường, thay đổi lối sống, chẳng hạn như ăn uống lành mạnh hơn, cân bằng hơn hoặc giảm mức độ căng thẳng, có thể đủ để giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên, những phụ nữ có triệu chứng nghiêm trọng hơn sẽ cần phải tìm cách điều trị y tế. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là kê đơn thuốc tránh thai, có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm các vấn đề như chảy máu quá nhiều hoặc kéo dài.

Kinh nguyệt không đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bạn. Những nguyên nhân tại sao kinh nguyệt không đều có thể được ngăn ngừa và điều trị. Điều quan trọng là hãy thực hiện những thay đổi cần thiết trong lối sống và khám bác sĩ kịp thời, bạn nhé!

>>> Đọc thêm: TOP NHỮNG LOẠI THUỐC ĐIỀU HÒA KINH NGUYỆT TỐT NHẤT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm