5 tác hại của rau tần dày lá không phải ai cũng biết

Bạn hay dùng rau tần nên thắc mắc tác hại của rau tần dày lá là gì? Khám phá ngay!

Cây rau tần (hay còn gọi là húng chanh) là một trong những vị thuốc dân gian thường dùng để trị họ, cảm, sốt… Trong ẩm thực, người ta thêm rau tần vào để tăng hương vị cho món ăn. Mặc dù được đánh giá là lành tính nhưng vẫn có một số tác hại của rau tần dày lá bạn nên cẩn trọng khi dùng.

Rau tần dày lá (húng chanh) là rau gì?

5 tác hại của rau tần dày lá không phải ai cũng biết

Cây rau tần có tên khoa học là Plectranthus Amboinicus, thân có lông dài, thuộc cây thân thảo, cùng họ với kinh giới, bạc hà… Loại cây này có ở khắp vùng nhiệt đới châu Phi, châu Á, Úc và châu Mỹ. Rau tần thường được dùng trong y học dân gian để trị cảm lạnh, ho, sốt, nhức đầu, hen suyễn, táo bón, viêm họng, quai bị và muỗi đốt.

Cây rau tần (húng chanh) cũng là thực phẩm phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Lá rau tần đem nấu cháo hoặc xào với thịt bò, làm rau sống, nấu canh chua đều rất ngon. Mặc dù là loại cây quen thuộc với người Việt nhưng không phải ai cũng biết tác dụng và tác hại của rau tần là gì?

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Tác dụng của rau tần dày lá

Tác dụng của rau tần dày lá

Theo nhiều nghiên cứu, lá rau tần rất giàu vitamin A và C, cũng như axit béo omega-6. Nó cũng chứa tinh dầu, flavonoid, tecpen và các dẫn xuất cinnamic. Sau đây là một số tác dụng phổ biến của rau tần:

1. Húng chanh có đặc tính kháng khuẩn

Nước sắc từ lá cây rau tần đã được chứng minh có tác dụng hiệu quả với người bị ho mãn tính và bệnh lao do vi khuẩn gây ra. Lá ức chế sự phát triển của mầm bệnh như Salmonella typhimurium và Escherichia coli. Vậy nên nhiều hãng dược liệu đã chiết xuất tinh dầu cây rau tần để trị ho cho cả người lớn và trẻ em.

Lá rau tần cũng có tác dụng chống lại mầm bệnh vết thương do tiểu đường.

2. Tác dụng của rau tần dày lá giúp giảm đau và viêm

Trước khi tìm hiểu tác hại của rau tần (húng chanh), bạn nên biết loại cây này chứa nhiều carvacrol và thymoquinone có công dụng giảm sưng và đau. Vì vậy, chúng điều trị nhiều bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, béo phì, bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp và ung thư.

3. Húng chanh ngăn ngừa bệnh sốt rét

Lá rau tần chứa một loại flavonoid an toàn cho con người. Một nghiên cứu cho thấy lá và tinh dầu của cây có tác dụng diệt ấu trùng muỗi và ngăn ngừa bệnh sốt rét hiệu quả.

4. Tác dụng của rau tần dày lá (húng chanh) trị hôi miệng

Rau tần dày lá rất giàu flavonoid điều trị chứng hôi miệng bằng cách tiêu diệt vi khuẩn Staphylococcus vàng và Streptococcus mutans. Do đó, chiết xuất từ lá cây cũng thường có trong sản phẩm nước súc miệng để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng gây khó chịu.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

5. Chữa tiêu chảy

Chữa tiêu chảy

Tác hại của rau tần dày lá sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ nếu không tiêu thụ đúng cách. Còn nếu dùng với lượng hợp lý, polyphenol trong lá rau tần làm giảm tiêu chảy bằng cách tăng tốc độ cân bằng vi khuẩn đường ruột trong quá trình nhiễm trùng.

Nói cách khác, chúng kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt và ức chế sự phát triển của mầm bệnh trong ruột.

6. Ngăn xói mòn xương

Ăn lá rau tần giảm xói mòn xương bằng cách ngăn ngừa viêm và đau.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

7. Tác dụng của rau tần (húng chanh) có đặc tính lợi tiểu

Tác dụng của rau tần (húng chanh

Lá rau tần chứa các hợp chất hoạt tính sinh học có tác dụng kích thích bài tiết nước quá tải trong cơ thể. Vì vậy, ăn lá rau tần giúp điều trị hầu hết các rối loạn như suy tim, xơ gan và hội chứng viêm thận.

8. Tăng hương vị cho món ăn

Lá rau tần thường dùng để tăng hương vị cho món ăn, nhất là các món như thịt, cá. Ngoài ra, rau tần chứa các hợp chất phenolic phá vỡ thành tế bào vi khuẩn. Do đó, chúng hạn chế sự phát triển của vi khuẩn và kéo dài thời gian bảo quản thực phẩm.

9. Công dụng khác

Húng chanh cũng rất hữu ích trong việc khử mùi cơ thể và dùng trong giặt giũ. Chiết xuất tinh dầu trong lá còn có trong các loại kem bôi da và mỹ phẩm. Chúng có thể làm giảm chứng dị ứng ngoài da và các bệnh lý về da khác.

>>> Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA HẮC KỶ TỬ

Tác hại của rau tần dày lá

Tác hại của rau tần dày lá

Nhiều người thắc mắc tác hại của rau tần dày lá là gì? Trên thực tế, cây rau này được xem là an toàn, lành tính khi dùng với lượng vừa phải. Nếu lạm dụng, bạn có thể gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

1. Tác hại của rau tần dày lá (húng chanh) gây dị ứng

Cây rau tần có nhiều lông tơ nên dễ gây kích ứng khi dùng. Đặc biệt, chống chỉ định dùng lá rau tần để chữa bệnh với những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của cây.

2. Tác hại của rau tần dày lá gây nóng rát

Ăn với lượng lớn lá rau tần có thể gây cảm giác nóng rát ở lưỡi hoặc thực quản với một số người.

3. Phụ nữ mang thai và cho con bú nên cẩn trọng

Không có nghiên cứu đầy đủ xác định việc sử dụng lá rau tần an toàn trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Vậy nên những phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng rau tần.

4. Tác hại của rau tần dày lá gây tương tác với thuốc

Tác hại của rau tần có thể tương tác với thuốc làm loãng máu có warfarin và heparin. Do đó, bạn nên thận trọng khi sử dụng.

5. Một số tác dụng phụ khác của húng chanh

Một số người sử dụng lá rau tần có thể gặp những tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, huyết áp thấp hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa. Nếu bạn gặp bất kỳ phản ứng nào, hãy ngừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ để tránh tác hại của rau tần.

>>> Đọc thêm: TÁC HẠI CỦA DÂY THÌA CANH NẾU DÙNG SAI CÁCH

Cách dùng rau tần đúng

Cách dùng húng chanh đúng

Rau tần cũng được xem như một vị thuốc nên cần dùng đúng cách và đúng liều lượng. Sau đây là một số tham khảo cách dùng rau tần để chữa bệnh.

1. Húng chanh trị ho

Cây rau tần tốt cho cả bệnh nhân ho mãn tính hoặc ho thông thường. Cách dùng như sau:

• Rửa sạch lá rau tần tươi, cắt nhỏ rồi chưng cách thủy cùng đường phèn.

• Sau khi chưng xong, vắt lấy nước uống. Xác lá có thể ăn.

• Dùng khoảng 1 lần/ngày từ 3 – 5 ngày. Triệu chứng ho sẽ được cải thiện rõ rệt.

2. Trị cảm cúm

Để tránh tác hại của rau tần, bạn hãy lưu ý khi dùng loại cây này trị cảm cúm như sau:

• Giã nát rau tần tươi rồi hòa cùng chút nước sôi để nguội và cho thêm ít muối.

• Lọc xác lấy nước uống trực tiếp. Bã rau có thể đắp lên trán để hạ thân nhiệt.

3. Húng chanh trị viêm họng, viêm phế quản

• Lá rau rửa sạch rồi nhai trực tiếp, nuốt từ từ.

• Mỗi ngày nhai 1 lần như vậy cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

4. Trị vết thương do côn trùng đốt

Nếu bị muỗi cắn, bạn giã nát khoảng 20g lá rau tần tươi rồi đắp vào chỗ vết đốt. Vết đốt sẽ giảm sưng trong thời gian ngắn.

5. Trị hôi miệng

Đun lá rau tần khô với nước rồi ngậm mỗi ngày. Bạn lưu ý sau khi ngậm thì hãy nhổ nước đi, không nên nuốt.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI, 9 CÔNG DỤNG VÀ 4 LƯU Ý KHI ĂN ỚT CHUÔNG

Lưu ý để tránh tác hại của rau tần dày lá

húng chanh

Nói về tác hại của rau tần (húng chanh) thì trên thực tế, không chỉ loại cây này mà các loại cây hoặc vị thuốc khác đều sẽ gây ra tác dụng phụ nếu dùng sai cách. Vậy nên bạn không tự ý sử dụng cây rau tần để chữa bệnh khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nếu uống chiết xuất từ cây rau tần, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết liều lượng dùng hợp lý.

Nếu có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của rau tần, bạn không nên sử dụng.

Bazaar Vietnam đã cung cấp cho bạn những thông tin về tác hại của rau tần dày lá (húng chanh) cũng như tác dụng của chúng. Nếu muốn dùng rau tần để chữa bệnh, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn để hiểu hơn về cách sử dụng nhé.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA CÂY CHÙM NGÂY KHÔNG PHẢI AI ĂN CŨNG TỐT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm