5 tác hại của việc đắp nha đam sai cách nhất định phải biết

Ngoài những công dụng tuyệt vời, tác hại của việc đắp nha đam cũng gây ảnh hưởng xấu đến da mặt.

Lợi ích của nha đam trong làm đẹp đã được nhiều người biết đến. Nhờ đặc tính chống viêm tuyệt vời, nha đam bảo vệ làn da bằng cách ngăn ngừa mụn, chống lão hóa và nuôi dưỡng da khỏe mạnh từ bên trong. Tuy nhiên, nếu làm đẹp sai cách thì tác hại của việc đắp nha đam với da mặt là điều không thể tránh khỏi. Cụ thể tác hại là gì thì hãy để Bazaar Vietnam trả lời giúp bạn!

Nha đam có độc không?

tác hại của việc đắp nha đam

Nha đam còn có tên gọi khác là lô hội, có nguồn gốc từ bắc Phi, thuộc họ xương rồng. Nhờ chứa nhiều thành phần như vitamin và khoáng chất, axit amin… nên nha đam có nhiều công dụng cho làn da. Lợi ích của nha đam đã được khoa học chứng minh là có thể trị thâm mụn, làm dịu da, se khít lỗ chân lông…

Vậy nên, với câu hỏi nha đam có độc không thì chúng là loại dược thảo hoàn toàn lành tính cho làn da của bạn. Chỉ khi nào bạn lạm dụng hoặc làm đẹp sai cách thì tác hại của việc đắp nha đam chắc chắn sẽ gây ra những hệ luỵ không mong muốn.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Tác hại của việc đắp nha đam là gì?

da mặt bị dị ứng nổi mụn phải làm sao

1. Gây kích ứng cho da

Mặc dù nha đam chứa nhiều thành phần có lợi cho da nhưng chúng cũng chứa một số hoạt chất gây kích ứng như anthraquinone, axit salicylic, enzyme. Nếu bạn lạm dụng đắp mặt nạ bằng nha đam liên tục hoặc không thực hiện đúng quy trình chăm sóc da, làn da sẽ bị kích ứng nặng nề. 

2. Tác hại của nha đam với da mặt gây nổi mụn

Nhờ tính chất chống viêm và làm sạch mà nha đam có thể loại bỏ tạp chất, bụi bẩn trên da nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu bạn đắp mặt nạ nha đam mà không vệ sinh sạch kỹ da mặt thì sẽ làm cho da bị bí. Lỗ chân lông tắc nghẽn kéo theo tình trạng mụn sẽ tồi tệ hơn. Tìm hiểu 8 cách trị mụn gạo được ưa chuộng nhất.

3. Tác hại của việc đắp nha đam gây dị ứng da

Nha đam có chứa một thành phần gọi là bradykinin. Chúng là một loại kinin huyết tương dễ gây phản ứng viêm ở người có cơ địa dị ứng với nha đam. Triệu chứng dị ứng bao gồm da nổi mẩn đỏ, ngứa, phồng… Ngoài ra, nếu bạn bôi nha đam lên vết thương hở sẽ dễ gây nhiễm trùng da, loét, sưng tấy, kích ứng…

4. Nha đam có độc không? Gây khô da

Nha đam có độc không? Gây khô da

Một trong những tác hại của việc đắp nha đam là gây khô da. Đó là vì trong nha đam chứa nhiều enzyme. Khi bạn đắp mặt nạ nhiều lần thì enzyme sẽ loại bỏ tế bào da mới, khiến cho da khô và nhạy cảm hơn. Mặc dù nha đam cũng có tính chất làm mát dịu cho làn da nhưng lạm dụng chúng sẽ gây suy giảm lượng dầu tự nhiên trên da và gây khô.

5. Cản trở phục hồi vết thương

Dù nha đam giúp kháng viêm và giảm đau nhưng chúng cũng cản trở quá trình phục hồi vết thương trên da. Đó là do thành phần anthraquinone có trong nha đam gây ra hiện tượng đau rát ở da mặt và làm chậm quá trình lành da.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Nguyên nhân nào gây ra tác hại của nha đam với da mặt?

Nguyên nhân nào gây ra tác hại của nha đam với da mặt?

1. Đắp mặt nạ nha đam liên tục

Vì lợi ích của nha đam với da mặt nên nhiều người lầm tưởng “dùng càng nhiều càng tốt”. Thế nhưng, đắp mặt nạ nha đam liên tục sẽ khiến làn da bị “ngộ độc” vì dư thừa dưỡng chất. Thoa lượng nhựa nha đam cô đặc lên da sẽ khiến da bị bỏng, bong tróc.

Ngoài ra, trong nhựa cây nha đam còn chứa chất aloin có khả năng làm rối loạn chức năng gan thận và khiến cơ thể suy nhược. Tiêu thụ lượng lớn nha đam dễ gây nguy cơ tiêu chảy, nôn mửa, thắt bụng…

2. Không bôi kem chống nắng

Tác hại của việc đắp mặt nạ nha đam không bôi kem chống nắng sẽ khiến da dễ bị bắt nắng hơn. Trong quá trình đắp mặt, lớp sừng biểu bì sẽ bong tróc và tái tạo tế bào mới. Lúc này da rất non yếu, mỏng manh nên dễ bắt nắng. Việc tiếp xúc với tia nắng mặt trời gây ra hiện tượng sạm, nám da.

3. Thoa nha đam lên vết thương hở

Nha đam có chứa chất bradykinin là loại kinin huyết tương gây viêm cho làn da có vết thương hở. Vậy nên việc thoa nha đam trực tiếp lên vết thương hở sẽ gây phản ứng viêm loét, nhiễm trùng, sưng tấy da.

4. Tác hại của việc đắp mặt nạ nha đam sai cách

Sơ chế nha đam sai cách cũng gây nên tác hại của nha đam với da mặt. Nhựa nha đam khi tiếp xúc với không khí rất dễ bị oxy hóa và mất đi phần nào hoạt tính. Do đó, bạn cần lựa chọn và chiết xuất nha đam đúng cách để tránh phát sinh độc tố gây hại cho da.

5. Bôi nha đam lên vùng da mắt

Vùng da quanh mắt vốn rất mỏng manh và nhạy cảm. Trong khi đó, nha đam lại có đặc tính tẩy rất mạnh mẽ. Vậy nên khi bạn thoa nha đam lên vùng da quanh mắt dễ khiến da bị kích ứng, thậm chí mắt trở nên thâm quầng và thiếu sức sống.

>>> Đọc thêm: 19 CÁCH NHẢ NẮNG NHANH NHẤT GIÚP CỨU LÀN DA CHÁY NẮNG

Cách phòng tránh tác hại của việc đắp nha đam lên mặt

Cách phòng tránh tác hại của việc đắp nha đam lên mặt

Khi đã được “giải mã” những tác hại của nha đam với da mặt, chắc chắn bạn cần biết cách dùng loại dược thảo này sao cho an toàn. Sau đây là một số mẹo nhỏ khi dùng nha đam cho bạn:

• Các thành phần của nha đam rất dễ gây kích ứng da, nhất là khi sử dụng quá nhiều hoặc không chế biến đúng cách. Bạn nên sơ chế nha đam bằng cách ngâm thịt nha đam với hỗn hợp chanh hoặc nước muối pha loãng cho ra bớt chất nhớt rồi mới sử dụng. Ngoài ra, hãy trộn nha đam với các thành phần khác để làm mặt nạ, tránh gây kích ứng.

• Không nên bôi trực tiếp nha đam lên vết thương hở. Hãy chờ cho vết thương hồi phục hoàn toàn rồi mới dùng nha đam.

• Để tránh tác hại của nha đam với da mặt gây khô da, bạn chỉ nên dùng nha đam ở mức độ vừa phải. Tần suất đắp mặt nạ khoảng 2 lần/tuần và không nên dùng lâu dài. Ngoài ra, kết hợp dùng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu sau khi đắp mặt nạ bằng nha đam.

• Tránh thoa nha đam lên vùng mắt.

• Hãy bôi kem chống nắng sau khi dưỡng da bằng nha đam. Điều này sẽ bảo vệ làn da mỏng manh tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Lợi ích của nha đam

Cây nha đam có tác dụng gì?

Khi cẩn trọng với tác hại của việc đắp nha đam, bạn có thể sử dụng chúng an toàn để tận dụng hết lợi ích của nha đam. Vậy đắp mặt nạ nha đam có tác dụng gì bạn đã biết chưa?

1. Làm dịu vết cháy nắng

Nha đam có đặc tính làm mát và chống viêm nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa cùng khoáng chất. Do đó, chúng tốt cho làn da bị cháy nắng hoặc bỏng rát. Thoa nha đam sẽ tạo một lớp bảo vệ cho da và giữ ẩm hiệu quả.

2. Lợi ích của nha đam dưỡng ẩm cho da

Dùng nha đam dưỡng ẩm sẽ không để lại lớp màng nhờn trên mặt và da. Ngược lại, chúng còn làm thông thoáng và mềm da hơn nhờ đặc tính giữ nước.

3. Chống lão hóa da

Gel lô hội có lượng vitamin C và E, beta-carotene dồi dào. Vì vậy, chúng có đặc tính chống lão hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Thoa nha đam lên mặt giúp làm mờ nếp nhăn hiệu quả. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng sản xuất collagen trong cơ thể và độ đàn hồi của da.

4. Giảm nhiễm trùng và mụn trứng cá

Nha đam chứa polysaccharides và gibberellin. Những chất này giúp tái tạo các tế bào mới, đồng thời làm giảm viêm và đỏ. Chúng cũng hoạt động như một chất làm se nhỏ lỗ chân lông, loại bỏ bã nhờn dư thừa, vi khuẩn và bụi bẩn. Đặc tính kháng khuẩn của nha đam giúp điều trị mụn nhọt mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho da.

5. Làm mờ vết thâm nám

Nha đam có khả năng tăng cường tái tạo tế bào da, giảm mẩn đỏ và chống viêm da. Đây là phương pháp điều trị tự nhiên cho các vết rạn da và mụn trứng cá. Để điều trị tàn nhang và làm sáng các đốm đồi mồi, bạn hãy thêm một ít nước cốt chanh vào hỗn hợp nha đam. Đây là một trong những mặt nạ nha đam hữu hiệu giúp làn da xỉn màu trở nên sáng trắng.

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những tác hại của việc đắp mặt nạ nha đam. Dù nha đam là nguyên liệu làm đẹp da tuyệt vời nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc chế biến sai cách thì chúng vẫn ảnh hưởng đến làn da và sức khỏe tổng thể.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm