Đừng chủ quan với 8 tác hại của quả lựu!

Bạn thích ăn lựu nhưng cũng tò mò quả lựu có tác dụng phụ gì không? Mách bạn các tác hại của quả lựu cần biết

Bạn đã bao giờ nghe nói tới những tác hại của quả lựu chưa? Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên và thắc mắc lựu mà cũng gây ra tác hại ư. Quả thật, lựu rất ngon và món nước ép lựu được nhiều người yêu thích. Song, bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại, lựu cũng có một số tác dụng phụ – đặc biệt là khi bạn sử dụng quá nhiều.

Tác dụng của quả lựu

Đừng chủ quan với 8 tác hại của quả lựu!

Ảnh: Onder Ortel/Unsplash

Lợi ích và tác hại của quả lựu là như thế nào? Lựu là một phương thuốc truyền thống ở Ayurveda trong hàng ngàn năm. Đặc tính kháng khuẩn của loại hoa quả mọng nước này được đánh giá rất cao.

Ngoài vẻ đẹp như những viên ngọc quý, những hạt lựu nhỏ bé còn mang lại vô số tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Dưới đây là những lợi ích chủ yếu mà quả lựu đem lại:

1. Giúp chống viêm

Tình trạng viêm là bình thường nếu cơ thể có vết thương. Nhưng nếu tình trạng viêm kéo dài thì đó có thể là một vấn đề. Ví dụ, viêm mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, ung thư hoặc bệnh tim.

Hạt lựu có chứa punicalagin, rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính chống viêm. Do vậy ăn lựu thường xuyên giúp kiểm soát tình trạng viêm trong cơ thể.

2. Giúp ổn định huyết áp

Tác dụng và tác hại của quả lựu là như thế nào? Lựu đã được chứng minh là có khả năng giảm huyết áp tâm thu. Do vậy, uống nước ép lựu thường xuyên giúp bạn ổn định huyết áp, tránh được các vấn đề về tim mạch.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

3. Ngăn ngừa ung thư

Ngăn ngừa ung thư

Ảnh: Zrng n gharib/Unsplash

Hạt lựu có đặc tính chống ung thư và chống khối u. Ví dụ, axit punicic trong những hạt này giúp chống lại bệnh ung thư vú. Ngoài ra, các hoạt chất có nguồn gốc thực vật và axit omega-5 trong hạt lựu giúp ngăn chặn các tế bào ung thư hình thành.

4. Giảm đau khớp, làm dịu chứng viêm khớp

Viêm khớp làm cho người bệnh đau nhức khó chịu, đặc biệt là khi trái gió trở trời. Bạn có thể điều trị chứng viêm khớp mãn tính và đau khớp bằng cách tiêu thụ lựu. Các chất chống oxy hóa từ quả này làm dịu cơn đau khớp và giảm viêm khớp.

5. Cải thiện huyết sắc tố

Hạt lựu rất giàu chất sắt. Khoáng chất này rất hiệu quả trong việc nâng cao số lượng huyết sắc tố. Nếu cơ thể bạn không có đủ huyết sắc tố, bạn sẽ bị thiếu máu. Tình trạng này khiến bạn trở nên yếu ớt, kiệt sức và luôn cảm thấy chóng mặt.

Ngoài những tác dụng trên, ăn lựu còn giúp đẹp da, tốt cho não, hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe tình dục, hỗ trợ sức khỏe đường tiết niệu, chống nhiễm trùng…

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Tác hại của quả lựu

Tác hại của quả lựu

Ảnh: Paula Morin/Unsplash

Lựu là trái cây thơm ngon, an toàn và được nhiều người yêu thích. Thế nhưng quả lựu cũng có thể gây ra một số rủi ro, đặc biệt là ăn quá nhiều hoặc với những người có bệnh mãn tính.

Dưới đây là 8 tác hại của việc ăn quả lựu mà bạn cần lưu ý:

1. Có thể gây dị ứng

Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất của lựu là gây dị ứng. Mặc dù hiếm gặp nhưng dị ứng với lựu có thể đe dọa tính mạng. Do vậy hãy chú ý tới rủi ro này và không được chủ quan khi ăn lựu.

Một khi bị dị ứng lựu, bạn sẽ thấy ngứa, sưng tấy, kích thích ở cổ họng, co thắt dạ dày, lở miệng và nổi mề đay. Trường hợp nặng hơn là bị hụt hơi, sưng họng và lưỡi, khó thở, sốc phản vệ.

2. Tác hại của quả lựu: Gây tương tác thuốc

Lựu có thể tương tác với một số loại thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc, bao gồm:

• Các loại thuốc được gan biến đổi và phân hủy, như amitriptyline (Elavil), desipramine (Norpramin), fluoxetine (Prozac), ondansetron (Zofran), tramadol (Ultram), rosuvastatin (Crestor)…

• Thuốc điều trị huyết áp cao, như thuốc ức chế ACE (Capoten, Vasotec, Prinivil, Altace, Zestril) và thuốc hạ huyết áp (Diovan, Cozaar, Cardizem, Lasix).

• Thuốc chống đông máu như Jantoven (warfarin).

• Thuốc điều trị bệnh tự miễn, bao gồm Sandimmune (cyclosporine), Neoral (cyclosporine) và Prograf (tacrolimus).

Theo một số nghiên cứu, lựu có thể ức chế hoạt động của một loại enzyme quan trọng đối với quá trình chuyển hóa thuốc. Đó là lý do vì sao người đang uống những loại thuốc trên cần cẩn thận khi ăn nhiều lựu.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

3. Tác hại của quả lựu làm giảm huyết áp quá mức

làm giảm huyết áp quá mức

Các nghiên cứu chỉ ra rằng lựu là loại trái cây có thể gây hạ huyết áp quá mức. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử huyết áp thấp hoặc đang dùng các loại thuốc và thực phẩm chức năng hạ huyết áp. Một khi huyết áp xuống quá thấp có thể gây nguy hại tới tính mạng.

4. Hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi

Các nghiên cứu trên động vật cho thấy việc bổ sung nước ép lựu làm giảm chu vi bụng và đầu của thai nhi. Do vậy, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi muốn ăn hoặc uống nhiều nước ép lựu.

5. Tác hại của quả lựu gây rối loạn tiêu hóa

Lựu có thể gây gây kích ứng và làm tắc nghẽn đường tiêu hóa. Từ đó gây ra các vấn đề khó chịu như đau dạ dày, táo bón.

Mặt khác, nếu bạn ăn hoặc uống quá nhiều nước ép lựu trong một thời gian ngắn cũng gây ra rối loạn tiêu hóa. Triệu chứng của rối loạn là buồn nôn, nôn, đau bụng và tiêu chảy.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

6. Tác hại của quả lựu: Quá nhiều đường

Quá nhiều đường

Ảnh: Edeni Mendes da Rocha Teka Pixabay

Một số bác sĩ khuyên bệnh nhân tiểu đường nên cẩn thận với nước ép lựu, bởi nó có quá nhiều đường. Dung nạp nhiều đường khiến đường huyết tăng, dẫn tới các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như suy giảm hệ thống miễn dịch, thừa cân, béo phì, tim mạch…

7. Gây hại cho men răng

Trong lựu có chứa một lượng axit cao, do vậy tiêu thụ quá nhiều loại trái cây này bằng cách nhai có thể ảnh hưởng xấu tới men răng. Để đảm bảo an toàn cho răng miệng, các bác sĩ khuyên bạn nên pha loãng nước ép lựu hoặc sau khi ăn lựu cần súc miệng bằng nước lọc để loại bỏ axit bám trên răng.

8. Gây mọc mụn

Mặc dù lựu chứa nhiều vitamin C và K, có thể ngăn ngừa lão hóa da. Thế nhưng, ăn quá nhiều trái cây màu đỏ đẹp mắt này mà không kiểm soát có thể gây nổi mụn. Bởi vì lựu được liệt vào danh sách những trái cây có tính ấm, gây nóng trong nếu ăn quá nhiều.

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

Ai không nên ăn lựu?

Ai không nên ăn lựu

Ảnh: Fruchthandel Magazin/Pixabay

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng không phải tất cả mọi người đều có thể ăn được quả lựu.

Đối với phụ nữ khỏe mạnh, mỗi ngày có thể ăn 1 trái lựu tương đương với 150ml nước ép lựu. Nam giới có sức khỏe bình thường có thể ăn 1 – 2 trái cỡ vừa hoặc uống 200ml nước ép lựu.

Để tránh tác hại của quả lựu, các đối tượng sau đây không nên ăn hoặc chỉ sử dụng hạn chế:

• Bệnh nhân cúm

• Trẻ nhỏ

• Những người bị sâu răng hoặc thường gặp các vấn đề về răng miệng

• Những người có cơ địa nóng trong

• Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

• Người có tiền sử dạ dày hoặc đang gặp các vấn đề về tiêu hóa

• Người viêm tụy hoặc viêm tủy

• Người đang dùng thuốc huyết áp, thuốc làm loãng máu hoặc thuốc giảm mức cholesterol xấu, thuốc chống trầm cảm và một số loại thuốc giảm đau.

Trên đây là công dụng cũng như 8 tác hại của quả lựu. Nếu bạn là tín đồ của món nước ép lựu thì nên cẩn trọng với những rủi ro này. Nếu không may dị ứng lựu, nên thoa kem dưỡng da, thuốc mỡ hoặc gel lô hội. Tuyệt đối không chà xát hoặc rửa bằng xà phòng vì sẽ gây kích ứng hơn.

>>> Đọc thêm: 9 TÁC HẠI CỦA TRÀ KOMBUCHA VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI UỐNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm