10 tác hại của mì tôm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe

Những sự thật về tác hại của mì tôm dưới đây sẽ khiến bạn phải cân nhắc khi ăn chúng.

Dù tiện lợi và có giá rẻ nhưng những tác hại của mì tôm sẽ gây ra nhiều rủi ro cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tác hại của việc ăn mì tôm thường xuyên tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột và nhiều vấn đề khác. Hãy cùng Harper’s Bazaar tìm hiểu về 10 tác hại của mì tôm nhé.

Mì tôm là gì?

10 tác hại của mì tôm ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe

Mì tôm hay còn gọi là mì ăn liền, là loại mì nấu sẵn thường được bán dưới dạng gói hoặc ly, tô. Mì ăn liền đi kèm với các gói hương liệu có chứa gia vị, muối và dầu ăn. Dầu cọ cũng là thành phần phổ biến có trong mì tôm vì mì tôm ban đầu được sản xuất bằng phương pháp chiên nhanh. Ngày nay, mì sấy khô phổ biến hơn nhiều.

Mì ăn liền lần đầu tiên được sản xuất tại Nhật Bản vào năm 1958. Tất cả các nguyên liệu (bao gồm bột mì, tinh bột, nước, muối) trộn đều với nhau. Sau quá trình cán bột thì cắt thành sợi mì. Sợi mì được hấp chín, sấy khô, chiên cho ráo nước, để nguội rồi đóng gói. Kể từ khi ra đời, mì tôm đã trở thành một loại thực phẩm được yêu thích trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mặt trái là còn những tác hại của mì tôm có thể bạn chưa biết.

Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Giá trị dinh dưỡng của mì tôm

Tác hại của mì tôm chính là ở hàm lượng dinh dưỡng của chúng. Dù có thay đổi đôi chút tùy thuộc vào hương vị từng loại mì nhưng chúng vẫn có điểm chung về chất dinh dưỡng.

Phần lớn mì ăn liền có lượng calo thấp nhưng cũng ít chất xơ và protein. Chúng cũng chứa nhiều chất béo, carbohydrate và natri. Mặc dù bạn có thể nhận được một số vi chất dinh dưỡng từ mì ăn liền nhưng chúng lại thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, vitamin B12…

Mì tôm bao nhiêu calo? Sau đây là hàm lượng dinh dưỡng cho 1 khẩu phần (43g) mì ăn liền:

• Lượng calo: 385 kcal
• Tinh bột: 55,7g
• Tổng lượng chất béo: 14,5g
• Chất béo bão hòa: 6,5g
• Chất đạm: 7,9g
• Chất xơ: 2g
• Natri: 986 mg
• Thiamin: 0,6 mg
• Niacin: 4,6 mg
• Riboflavin: 0,4 mg

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Tác hại của mì tôm là gì? Vì sao mì tôm không tốt cho sức khỏe?

Vì sao mì tôm không tốt cho sức khỏe

Ảnh: This healthy table

Ăn mì tôm hàng ngày có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho bạn vì những nguyên nhân sau:

1. Hàm lượng natri cao

Một 100g khẩu phần mì ăn liền có thể chứa từ 397 – 3678 mg natri, đôi khi còn nhiều hơn. Mặc dù natri là một khoáng chất cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể nhưng quá nhiều natri sẽ không tốt. Chế độ ăn nhiều muối có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư dạ dày, bệnh tim và đột quỵ.

2. Tác hại của mì tôm có chứa bột ngọt

Mì ăn liền có bột ngọt, một chất phụ gia rất phổ biến có trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn. Bột ngọt làm tăng cường hương vị và độ ngon miệng của thực phẩm. Một số người dị ứng với bột ngọt thường hay gặp các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, huyết áp cao, tăng cơ, đau ngực và tim đập nhanh.

3. Tác hại của việc ăn mì tôm chứa ít chất xơ và protein

Mặc dù là thực phẩm ít calo nhưng mì ăn liền lại ít chất xơ và protein nên không phải là lựa chọn tốt để giảm cân. Protein đã được chứng minh là làm tăng cảm giác no và giảm cảm giác đói, trong khi chất xơ di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, do đó thúc đẩy cảm giác no.

Ngoài ra, chế độ ăn ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa như táo bón và giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

>>> Đọc thêm: ĂN MÌ TÔM NHIỀU HOẶC MÌ TÔM SỐNG CÓ NỔI MỤN KHÔNG?

10 tác hại của mì tôm có thể bạn chưa biết

10 tác hại của mì tôm có thể bạn chưa biết

Ảnh: RitaE/Pixabay

1. Béo phì

Theo nhiều nghiên cứu, những người thường xuyên ăn mì tôm sẽ dễ bị béo phì hơn người ít ăn. Đó là do chúng có chứa hàm lượng natri và carbohydrate cao. Không chỉ vậy, quá trình chế biến đã loại bỏ nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi mì. Do đó mì tôm cực kỳ “nghèo nàn” chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Tác hại của mì tôm còn có thể làm giảm tốc độ trao đổi chất. Điều này sẽ tác động lâu dài đến cân nặng khỏe mạnh mà bạn muốn duy trì.

2. Những tác hại của mì tôm gây tăng huyết áp

Ăn nhiều mì tôm gây tích tụ nhiều natri trong cơ thể và gây tăng huyết áp. Ngoài ra, loại dầu dùng để chiên mì ăn liền có thể khiến mức cholesterol tăng cao, dẫn đến xơ vữa động mạch và làm dày động mạch. Cả hai đều có liên quan chặt chẽ đến chứng tăng huyết áp.

3. Những tác hại của việc ăn mì tôm gây tổn thương gan

Tác hại của mì tôm phổ biến là gây tổn thương gan nếu ăn quá nhiều. Đó là do hàm lượng natri và chất béo bão hòa cao có trong loại thực phẩm chế biến sẵn này.

Hơn nữa, vật liệu đóng gói dùng để bảo quản mì có thể chứa các hóa chất, góp phần phát triển bệnh gan nhiễm mỡ.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

4. Gây rối loạn hormone sinh dục nam giới

Gây rối loạn hormone sinh dục nam giới

Ảnh: Ikhsan Baihaqi/Unsplash

Ăn quá nhiều mì ăn liền có thể gây ra tác dụng phụ đối với nam giới. Cụ thể, hàm lượng phytoestrogen cao từ gia vị và chất bảo quản dùng trong mì tôm có liên quan đến việc giảm nồng độ testosterone và rối loạn cương dương.

5. Tác hại của mì tôm gây ung thư

Một trong những tác hại của mì tôm là tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ung thư. Cụ thể, tác dụng phụ của mì ăn liền như hàm lượng natri, bột ngọt, chất bảo quản và chất tăng cường hương vị nhân tạo cao có thể làm tăng tổn thương tế bào. Nhiều nghiên cứu cho thấy chúng dẫn đến tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư.

6. Tác hại của mì tôm là gì? Gây suy dinh dưỡng ở trẻ em

Ăn mì ăn liền thường xuyên có thể gây ra các tác dụng phụ như: suy dinh dưỡng, béo phì, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và các triệu chứng như đau bụng, khó chịu và chậm tăng trưởng ở trẻ nhỏ do hàm lượng natri và chất béo bão hòa cực cao.

7. Gây đột quỵ

Thông thường, tỷ lệ tử vong do đột quỵ có thể do nhiều yếu tố nguy cơ, chẳng hạn như mức cholesterol cao, tiểu đường, hút thuốc và tác dụng phụ của việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền. Bởi vì mì tôm chứa nhiều chất bảo quản và hàm lượng natri cao có thể dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim.

>>> Đọc thêm: 7 TÁC HẠI CỦA GỪNG NGÂM MẬT ONG, CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

8. Những tác hại của mì tôm giữ nhiều nước trong cơ thể

mì tôm giữ nhiều nước trong cơ thể

Tác hại của mì tôm khi ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều natri hơn mức cần thiết. Natri khiến cơ thể giữ nước, từ đó gây ra các triệu chứng như đầy hơi, bọng mắt và sưng tấy ở các vùng trên cơ thể.

9. Ăn mì tôm thường xuyên gây mất cân bằng dinh dưỡng

Trong một nghiên cứu, chế độ ăn của những người ăn mì ăn liền được so sánh với những người không ăn. Người thường xuyên ăn mì ăn liền được phát hiện đã giảm đáng kể lượng protein, canxi, vitamin C, phốt pho, sắt, niacin và vitamin A. Họ cũng tăng lượng natri và calo hấp thụ.

Ngoài ra, ăn nhiều mì tôm cũng làm tăng nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa, một tình trạng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường và đột quỵ.

10. Tác động xấu đến sức khỏe tâm thần

Một trong 10 tác hại của mì tôm là có tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm thần vì chúng chứa nhiều natri, có thể phá vỡ sự cân bằng của các chất hóa học trong não. Tiêu thụ mì tôm hơn hai lần một tuần có liên quan đến trầm cảm, lo lắng và các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.

Một nghiên cứu cho thấy những người ăn mì ăn liền thường xuyên có nhiều khả năng có sức khỏe tâm thần kém hơn so với những người không ăn.

>>> Đọc thêm: [BẠN CẦN BIẾT] 13 CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA CÂY THUỐC DÒI

Ai không nên ăn?

Ai không nên ăn

Người bệnh béo phì, tim mạch: Thành phần chủ yếu trong mì tôm là dầu và tinh bột. Chúng sẽ chuyển hóa thành chất béo và năng lượng dư thừa trong cơ thể, không có lợi cho người bị béo phì, tim mạch.

Người bị đau dạ dày: Mì tôm là thực phẩm khó tiêu. Chúng không chỉ cản trở việc hấp thụ, tiêu hóa thức ăn mà còn tạo áp lực cho dạ dày.

Trẻ nhỏ: Tác hại của mì tôm khiến trẻ dễ bị mất dinh dưỡng, khó tiêu hóa. Hơn nữa, mì tôm chứa nhiều chất gây hại là tác nhân gây tiểu đường, tim mạch, ung thư…

Người bị bệnh thận: Trong mì tôm chứa nhiều muối sẽ gây hại cho thận.

>>> Đọc thêm: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA HẮC KỶ TỬ

Cách phòng tránh những tác hại của mì tôm

Cách phòng tránh những tác hại

Nếu bạn là một “tín đồ” của mì ăn liền thì sau đây là một số cách giúp bạn tránh được tác hại của việc ăn mì tôm:

• Luôn đọc kỹ nhãn dinh dưỡng của mì tôm để chọn loại tốt cho sức khỏe hơn. Đặc biệt, thông tin dinh dưỡng thường dựa trên khẩu phần cụ thể nên có thể gây nhầm lẫn nếu bạn không biết một gói mì tôm có bao nhiêu khẩu phần.

• Chọn loại mì ăn liền làm từ ngũ cốc nguyên hạt để làm tăng hàm lượng chất xơ và tăng cảm giác no.

• Để tránh tác hại của mì tôm, hãy chọn mì tôm có lượng natri thấp hơn để giảm lượng natri nạp vào cơ thể. Bạn cũng nên vứt bỏ gói dầu trong mì vì chúng không tốt cho sức khỏe. Chỉ nên ăn 1/2 gói muối trong mì, không nên ăn hết.

• Chỉ nên dùng mì tôm như một nguyên liệu phụ cho món ăn. Hãy ăn kèm chung với nhiều rau xanh, củ quả, thịt để có một bữa ăn cân bằng, chất lượng, tăng cường chất xơ và vitamin.

Trên đây là 10 tác hại của mì tôm đến sức khỏe. Tốt nhất bạn nên hạn chế ăn mì tôm và không nên thay thế chúng bằng bữa ăn chính trong ngày thường xuyên. Hãy chọn một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và tập thể dục mỗi ngày để luôn khỏe mạnh, bạn nhé!

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm