5 tác hại của cây chùm ngây không phải ai ăn cũng tốt

Tác hại của cây chùm ngây khi sử dụng không đúng người, đúng liều lượng sẽ gây ra nhiều rủi ro sức khỏe.

Chùm ngây được xem là một trong những loại cây giàu dinh dưỡng nhất trên thế giới. Lá, hạt, vỏ, rễ, nhựa và hoa của cây đều có đặc tính chữa bệnh. Mặc dù được xem là an toàn nhưng chùm ngây vẫn có một số tác dụng phụ cần lưu ý. Cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu kỹ về tác dụng và tác hại của cây chùm ngây, bạn nhé!

Cây chùm ngây là gì?

tác dụng và tác hại của cây chùm ngây

Cây chùm ngây có tên tiếng Anh là Moringa oleifera. Chúng là loại cây thân gỗ nhỏ, có chiều cao trung bình từ 5 – 10m. Các bộ phận của cây chùm ngây đã được dùng trong y học cổ truyền từ hàng ngàn năm trước để chữa bệnh.

Lá cây chùm ngây rất giàu dinh dưỡng vì chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Chúng là nguyên liệu phổ biến trong ẩm thực, chế biến thành món rau xào, salad, sinh tố hoặc nấu canh. Hiểu rõ về tác hại của cây chùm ngây sẽ giúp bạn biết cách sử dụng loại cây này một cách an toàn.

Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây

Giá trị dinh dưỡng của chùm ngây

Lá chùm ngây là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tuyệt vời. Trong 21g lá tươi có chứa:

• Chất đạm: 2 gam
• Vitamin B6: 19% RDA (*)
• Vitamin C: 12% RDA
• Sắt: 11% RDA
• Riboflavin (B2): 11% RDA
• Vitamin A (từ beta-carotene): 9% RDA
• Magiê: 8% RDA

(*) RDA: Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị.

Cuốn sách “Giá trị dinh dưỡng của thực phẩm Ấn Độ” của Viện Dinh dưỡng Quốc gia năm 1989 đã so sánh lượng chất dinh dưỡng trong lá chùm ngây như sau:

• Lượng vitamin C gấp 7 lần trong một quả cam.

• Lượng sắt gấp 3 lần trong rau chân vịt (bina).

• Lượng vitamin A gấp 4 lần trong một củ cà rốt.

• Lượng canxi gấp 4 lần trong một ly sữa.

• Kali gấp 3 lần trong một quả chuối.

• Gấp đôi lượng protein được tìm thấy trong sữa chua nguyên chất thông thường.

Bạn cũng cần lưu ý về tác hại của cây chùm ngây là lá của chúng có chứa lượng chất phản dinh dưỡng cao. Cụ thể, chúng làm giảm sự hấp thụ khoáng chất và protein nếu dùng sai cách.

Ngoài ra, mặc dù vỏ cây không chứa nhiều chất dinh dưỡng như lá nhưng lại có lượng vitamin C vượt trội. Cụ thể, 100g vỏ tươi chứa 157% hàm lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày.

>>> Đọc thêm: RAU CHÙM NGÂY KỴ VỚI GÌ? KHI ĂN CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?

Tác dụng và tác hại của cây chùm ngây

Tác dụng và tác hại của cây chùm ngây

Ảnh: Nature and garden

Trước khi tìm hiểu về tác hại của cây chùm ngây là gì, hãy cùng xem lợi ích sức khỏe của loại cây này.

1. Chùm ngây cực kỳ bổ dưỡng

Theo các nghiên cứu, lá chùm ngây là một trong những loại rau xanh giàu dinh dưỡng nhất trên hành tinh. Lá chứa nhiều protein và axit amin thiết yếu, bao gồm 27 loại vitamin và 46 chất chống oxy hóa. Trong đó có nhiều vitamin A, C, B1 (thiamin), B2 (riboflavin), B3 (niacin), B6 ​​và folate. Chúng cũng giàu magie, sắt, canxi, phốt pho và kẽm.

Những chất dinh dưỡng này rất quan trọng cho hoạt động bình thường của cơ thể và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.

2. Tác dụng của cây chùm ngây chống lại chứng viêm

Chùm ngây chứa hai hợp chất quan trọng là quercetin – chất chống oxy hóa và chống viêm mạnh, và isothiocyanates – hỗ trợ giải độc, chống viêm. Các hợp chất mạnh mẽ này ngăn ngừa tổn hại tế bào do gốc tự do gây ra. Kết quả là làm giảm căng thẳng oxy hóa, viêm nhiễm và chống lại bệnh tật.

3. Tăng cường trao đổi chất

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại thức uống tăng cường năng lượng không chứa caffeine, bạn có thể uống trà chùm ngây vào buổi sáng. Chùm ngây rất giàu sắt, vitamin B, C và D. Đây là những dưỡng chất quan trọng giúp duy trì năng lượng lâu dài và hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh.

>>> Đọc thêm: 6 CÔNG THỨC ĐẮP MẶT BẰNG LÁ CHÙM NGÂY CHO LÀN DA TƯƠI ĐẸP

4. Tác dụng của cây chùm ngây hỗ trợ trí não

hỗ trợ trí não

Nếu dùng đúng cách, tác hại của cây chùm ngây sẽ không đáng lo ngại. Ăn chùm ngây giúp trí não hoạt động tốt hơn nhờ chứa tryptophan, hay còn gọi là hormone hạnh phúc. Loại hormone này cải thiện khả năng học tập, chức năng vận động và trí nhớ.

Ngoài ra, vitamin C và E trong chùm ngây còn là hai chất chống oxy hóa mạnh giúp giảm tổn thương oxy hóa cho não, chống rối loạn nhận thức.

5. Cân bằng lượng đường trong máu

Chùm ngây hỗ trợ cân bằng lượng đường trong máu nhờ axit chlorogenic và isothiocyanates. Axit chlorogenic có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh sự hấp thu hoặc giải phóng glucose (đường) của tế bào sau bữa ăn.

6. Đặc tính chống lão hóa

Tác dụng và tác hại của cây chùm ngây là gì? Nói về tác dụng, chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol. Những chất này ngăn ngừa nếp nhăn hình thành trên da.

>>> Đọc thêm: 7 LỢI ÍCH VÀ 4 TÁC HẠI CỦA SỮA ĐẬU NÀNH ĐỐI VỚI NỮ GIỚI

7. Tác dụng của cây chùm ngây giảm huyết áp

giảm huyết áp

Kết hợp với chế độ ăn cân bằng và tập thể dục đều đặn, việc bổ sung chùm ngây vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp chống tăng huyết áp. Đó là nhờ lá cây có chứa quercetin, chất chống oxy hóa làm giảm căng thẳng oxy hóa trên tim và giúp ổn định hệ thống quản lý huyết áp trong cơ thể.

8. Hỗ trợ tiêu hóa

Chùm ngây chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Cả hai dạng chất xơ đều có nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Chất xơ hòa tan tan trong nước và chuyển sang dạng gel, làm chậm quá trình tiêu hóa và giúp bạn no lâu hơn. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan giúp phân đi qua đường tiêu hóa dễ dàng hơn, làm giảm táo bón.

Không chỉ vậy, thành phần dinh dưỡng của chùm ngây còn chứa các hợp chất tốt cho vi khuẩn có lợi trong ruột.

9. Cải thiện cholesterol

Theo một nghiên cứu, chùm ngây có tác dụng hạ cholesterol (hạ lipid) và chống xơ vữa động mạch (ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong thành động mạch). Từ đó hỗ trợ một trái tim khỏe mạnh.

>>> Đọc thêm: CÔNG DỤNG VÀ TÁC HẠI CỦA LÁ MƠ LÔNG NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT

Tác hại của cây chùm ngây là gì?

Tác hại của cây chùm ngây là gì?

1. Gây khó chịu dạ dày

Chùm ngây được xem là an toàn và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn ăn lá chùm ngây với số lượng lớn, chúng có thể làm tăng lượng chất sắt trong máu. Điều này sẽ gây khó chịu ở dạ dày, gây đau bụng, nhuận tràng và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

2. Tác hại của cây chùm ngây không dành cho mẹ bầu

Với phụ nữ mang thai thì rễ, vỏ và chiết xuất chùm ngây có thể gây co bóp tử cung. Bạn nên cân nhắc trước khi đưa chùm ngây vào chế độ dinh dưỡng của mình. Tương tự, phụ nữ đang cho con bú cũng nên tránh dùng lá chùm ngây. Bởi vì chúng ta chưa biết được có hợp chất nào trong lá truyền qua sữa sang trẻ hay không.

3. Tác hại của cây chùm ngây gây nhiễm chì

Đã có nhiều trường hợp phát hiện bột lá chùm ngây có chứa lượng chì cao hơn mức khuyến nghị. Hãy chọn mua bột chùm ngây từ những thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm định là an toàn, bạn nhé.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

4. Tác hại của cây chùm ngây gây tương tác với một số loại thuốc

gây tương tác với một số loại thuốc

Những người đang dùng thuốc làm loãng máu nên tránh dùng chùm ngây. Ngoài ra, chùm ngây còn tương tác với một số loại thuốc sau:

Thuốc tuyến giáp: Đặc biệt là thuốc Levothyroxine. Vì chùm ngây có thể làm tăng chức năng tuyến giáp nên không dùng cùng với các loại thuốc tuyến giáp khác.

Thuốc được gan phân hủy: Chùm ngây có thể làm chậm quá trình phân hủy thuốc trong gan, điều này có thể dẫn đến nhiều nguy cơ sức khỏe.

Bệnh tiểu đường: Cả thuốc chùm ngây và thuốc trị tiểu đường đều làm giảm lượng glucose trong máu. Nếu dùng chung cả hai thì lượng đường trong máu có thể giảm xuống quá thấp.

Thuốc huyết áp: Chùm ngây có đặc tính hạ huyết áp. Khi dùng chung với thuốc điều trị huyết áp có thể khiến huyết áp của bạn giảm xuống.

5. Tác hại của cây chùm ngây gây gai cột sống, gai khớp

Thêm một tác hại của cây chùm ngây là nếu ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể dư thừa canxi và magie. Sau thời gian dài, lượng canxi và magie không kịp đào thải ra ngoài sẽ phản ứng với axit oxalic tạo muối kết tủa gây sỏi thận, sỏi mật. Nếu nặng hơn có thể dẫn đến gai cột sống, gai khớp.

>>> Đọc thêm: 5 TÁC HẠI CỦA TRÁI NHÀU LÀ GÌ? CHẾ BIẾN TRÁI NHÀU NHƯ THẾ NÀO?

Cần chú ý gì khi ăn chùm ngây?

Cần chú ý gì khi ăn chùm ngây?

Rau chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Tuy nhiên, đấy không phải là loại rau giàu dinh dưỡng chữa được bách bệnh. Do đó, bạn nên chú ý những điều sau để tránh tác hại của cây chùm ngây:

1. Nên ăn bao nhiêu chùm ngây mỗi ngày?

Không nên ăn quá 70g lá chùm ngây mỗi ngày. Nếu lạm dụng ăn với số lượng lớn thì chùm ngây sẽ gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe. Ngoài ra, không uống nước ép chùm ngây khi đói vì sẽ gây hại dạ dày. Không ăn nhiều rau chùm ngây trước khi ngủ vì sẽ gây khó ngủ.

2. Cách mua chùm ngây

• Hãy tìm những lá chùm ngây hữu cơ, nguyên chất 100%.

• Bột lá chùm ngây nên được bảo quản trong hộp kín, ở môi trường thoáng mát và tối.

• Bột chùm ngây dùng tốt nhất trong vòng 6 tháng sau khi đóng gói. Hãy chú ý hạn sử dụng của sản phẩm nhé.

Nhìn chung, chùm ngây là loại cây giàu dinh dưỡng và là nguồn nguyên liệu tuyệt vời trong ẩm thực. Bạn hãy lưu ý những tác dụng và tác hại của cây chùm ngây để có cách sử dụng hợp lý nhé!

>>> Đọc thêm: 6 TÁC HẠI CỦA NƯỚC ÉP CẦN TÂY ÍT AI NGỜ TỚI

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm