Trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra đó là ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp. Cùng Harper’s Bazaar Vietnam giải đáp thắc mắc về những tác hại của bắp cải đối với sức khỏe trong bài viết sau.
Bắp cải chứa những chất dinh dưỡng gì?
Bắp cải là một loại rau lá dày, là thành viên của cây họ cải gồm bông cải xanh, cải xoăn, củ cải và nhiều loại khác. Trong bữa ăn gia đình Việt, bắp cải thường được chế biến thành các món súp, xào, nấu canh, kim chi, dưa bắp cải muối… Theo USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), trong một chén bắp cải sống thái nhỏ bao gồm:
• Lượng calo: 18 calo
• Tổng lượng carbohydrate: 4g
• Chất xơ: 2g
• Đường: 2g
• Chất đạm: 0,8g
• Chất béo: 0g
• Natri: 13mg
• Canxi: 28mg
• Magiê: 8mg
Bắp cải cũng chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu như:
• Vitamin K: 56% giá trị hàng ngày của bạn (DV)
• Vitamin C: 36% DV
• Axit folic (B9): 10% DV
• Mangan: 6%
• Vitamin B6: 6% DV
• Thiamin (B1): 5% DV
• Axit Pantothenic (B5): 4% DV
• Canxi: 3% DV
• Magiê: 3% DV
• Kali: 3% DV
• Riboflavin (B2): 3% DV
• Vitamin A (IU): 3% DV
Giàu protein và chất xơ nhưng cực kỳ ít calo và chất béo, bắp cải là thực phẩm rất lý tưởng dành cho chế độ ăn uống lành mạnh. Những chất chống oxy hóa mạnh có trong bắp cải bao gồm: thiocyanates, indole-3-carbinol, lutein, zeaxanthin, sulforaphane và isothiocyanates. Chúng hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh và chống viêm tế bào, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật.
Mặc dù là một loại rau thơm ngon, giá rẻ và chứa nhiều chất dinh dưỡng “ấn tượng”, tác hại của bắp cải vẫn là điều bạn cần hết sức lưu ý.
>>> Đọc thêm: 5 tác hại, 9 công dụng và 4 lưu ý khi ăn ớt chuông
6 tác hại của bắp cải đối với sức khỏe
1. Rối loạn tiêu hóa
Bắp cải chứa nhiều chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Thế nhưng, ăn quá nhiều loại rau này sẽ dẫn đến chứng đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Những người có dạ dày nhạy cảm hoặc mắc hội chứng ruột kích thích (IBS) rất dễ gặp phải tình trạng khó tiêu vì cơ thể không tiêu hóa được nhiều chất xơ.
2. Tác hại của bắp cải làm giảm lượng đường trong máu
Một nghiên cứu đã cho thấy bắp cải chứa các hợp chất glucosinolate, có thể phân hủy thành các chất làm giảm lượng đường trong máu. Triệu chứng chóng mặt, choáng váng và mệt mỏi khi ăn quá nhiều bắp cải rất thường hay xảy ra.
Với bệnh nhân đang bị tiểu đường hoặc dùng thuốc điều chỉnh lượng đường trong máu, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn bắp cải nhé.
3. Tác hại của rau bắp cải ảnh hưởng đến bệnh nhân suy giáp
Các loại rau họ cải, gồm có cả bắp cải đều chứa goitrogen, có thể ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Goitrogen giải phóng một số ion ngăn cản cơ thể sử dụng iốt, là một chất cần thiết cho quá trình sản xuất hormone tuyến giáp.
Do vậy, những người có tuyến giáp hoạt động kém nên tránh ăn nhiều bắp cải (hơn 1kg mỗi ngày). Nếu chỉ ăn với lượng cho phép, bạn hoàn toàn phòng tránh được tác hại của bắp cải.
>>> Đọc thêm: 11 tác dụng và tác hại của đậu đen không nên bỏ qua
4. Tác hại của việc ăn nhiều bắp cải hạn chế tác dụng của thuốc
Bắp cải chứa nhiều vitamin K có tác dụng đông máu. Lạm dụng bắp cải sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị của thuốc làm loãng máu (như warfarin). Bắp cải cũng có thể tương tác với thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Do đó, hãy chú ý đến lượng bạn ăn và trao đổi với bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, thuốc tiểu đường.
5. Mất cân bằng dinh dưỡng
Bắp cải giống với các loại rau họ cải khác, chứa một số hợp chất có thể liên kết với các khoáng chất như canxi và sắt trong đường tiêu hóa, cản trở khả năng hấp thụ của chúng. Với những người có nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng (ví dụ như ăn chay trường) nếu chỉ ăn bắp cải sẽ bị mất cân bằng dinh dưỡng. Vậy nên ăn uống điều độ và cân bằng là chìa khóa để khỏe mạnh và phòng tránh tác hại của bắp cải.
6. Tác hại của dưa bắp cải muối
Dưa bắp cải muối chứa nhiều natri không tốt cho sức khỏe. Chế độ ăn uống có nhiều dưa bắp cải muối sẽ làm tăng huyết áp. Từ đó làm tăng nguy cơ đột quỵ, tiểu đường và bệnh thận. Hơn nữa, bắp cải muối lâu ngày dễ kích thích cơ thể tiết nhiều axit dạ dày và khiến bệnh trào ngược dạ dày thực quản càng thêm trầm trọng.
>>> Đọc thêm: Tìm hiểu tác hại của quả sake trước khi sử dụng
Lợi ích sức khỏe của bắp cải là gì?
Tác hại của bắp cải sẽ có ảnh hưởng đến một số người có bệnh lý. Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và ăn bắp cải một cách điều độ, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sau.
1. Chống viêm
Lá bắp cải chứa cadmium và một trong những thành phần chính của nó là glutamine. Là chất chống viêm mạnh mẽ, glutamine làm giảm tác động của nhiều loại viêm, kích ứng, dị ứng, đau khớp, sốt và các rối loạn da khác nhau.
Bắp cải còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, bao gồm vitamin C, cũng như các hợp chất chống viêm mạnh mẽ là sulforaphane và anthocyanin.
2. Chống lại bức xạ
Bắp cải là nguồn cung cấp hợp chất gọi là 3,3- diindolylmethane (DIM) có khả năng bảo vệ bạn khỏi tác hại của xạ trị. Nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra rằng DIM không chỉ ngăn ngừa một số loại ung thư mà còn được sử dụng như một lá chắn để bảo vệ các mô khỏe mạnh trong quá trình điều trị ung thư.
3. Lợi ích của bắp cải với làn da
Bắp cải giàu vitamin C có tác dụng chống lão hóa tuyệt vời và giúp da khỏe mạnh, sáng mịn. Uống nước ép bắp cải chứa nhiều vitamin A và D sẽ tạo hàng rào bảo vệ da khỏi tia cực tím gây hại.
>>> Đọc thêm: Tác hại của nối tóc bạn cần biết nếu không muốn ảnh hưởng tới sức khỏe
4. Cải thiện sức khỏe đường ruột
Tác hại của bắp cải nếu lạm dụng sẽ gây khó tiêu vì lượng chất xơ dồi dào. Nếu bạn ăn với lượng vừa phải, chất xơ tự nhiên trong loại rau này sẽ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột đều đặn, giảm nguy cơ táo bón.
Hơn nữa, bắp cải là nguồn prebiotic tự nhiên, một chất xơ không tiêu hóa đóng vai trò như “thức ăn” cho các lợi khuẩn. Prebiotic cũng góp phần làm giảm độ pH của ruột và ngăn ngừa các vi khuẩn có hại như E.coli.
5. Cải thiện tổng lượng cholesterol
Có lượng cholesterol trong máu cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Theo một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp được công bố trên Phytotherapy Research, sau khi đánh giá chín nghiên cứu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ăn rau họ cải, như bắp cải, có tác động tích cực đến tổng lượng cholesterol.
>>> Đọc thêm: 5 tác hại của trái nhàu là gì? Chế biến trái nhàu như thế nào?
6. Hỗ trợ thai kỳ khỏe mạnh
Folate là một chất dinh dưỡng được khuyến khích trong chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai. Bởi vì chất dinh dưỡng này rất cần thiết cho tủy sống. Một khẩu phần bắp cải cung cấp 10% giá trị folate hàng ngày. Đó là lý do loại rau này nên được bổ sung vào chế độ ăn uống trong thai kỳ.
7. Bảo vệ sức khỏe của mắt
Bắp cải là nguồn beta-carotene tốt cho sức khỏe của mắt. Những người cao tuổi thường xuyên ăn bắp cải sẽ giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể. Ngoài ra, beta-carotene cũng làm giảm nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt.
8. Tác dụng giảm cân của bắp cải
Nếu muốn giảm cân, bạn hãy đưa bắp cải vào chế độ ăn uống của mình. Loại rau này giàu vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác nhưng ít carbohydrate và calo. Bắp cải cũng giàu chất xơ giúp no lâu, hạn chế ăn vặt và ngăn ngừa tăng cân hiệu quả. Tìm hiểu Cách làm salad bắp cải giảm cân.
>>> Đọc thêm: Tác hại của cấy môi sinh học là gì và có nên cấy môi không?
9. Tác dụng cải thiện sức khỏe não bộ của bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin K và anthocyanin. Vitamin K giúp sản xuất sphingolipid, là lớp vỏ myelin bao quanh dây thần kinh, bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương và phân hủy. Do đó, việc bổ sung vitamin K giúp tăng cường khả năng phòng vệ của não bộ để chống lại thoái hóa thần kinh, bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
10. Hỗ trợ xương khỏe mạnh
Bắp cải, giống như các loại rau họ cải khác, là nguồn cung cấp canxi, magiê và kali dồi dào. Các khoáng chất này giúp ngăn ngừa xương yếu và thoái hóa.
11. Điều hòa huyết áp
Huyết áp cao là thủ phạm hàng đầu gây nguy cơ đau tim và đột quỵ. Ăn bắp cải giúp điều hòa huyết áp vì có chứa kali, một chất giãn mạch giúp mở rộng mạch máu và làm dịu dòng chảy của máu.
>>> Đọc thêm: 14 lợi ích và tác hại của mạng xã hội
Cách phòng tránh tác hại của rau bắp cải
• Kiểm soát khẩu phần: Dù bắp cải rất ngon nhưng bạn chỉ nên ăn với khẩu phần hợp lý, không nên ăn quá nhiều loại rau này.
• Kết hợp với các loại rau khác: Hướng đến chế độ ăn uống đa dạng và cân bằng, kết hợp bắp cải với các loại rau và trái cây nhiều màu sắc để cung cấp cho cơ thể đầy đủ dưỡng chất.
• Phương pháp nấu ăn: Chế biến bắp cải theo nhiều phương pháp như luộc, xào, nấu canh để tăng hương vị và cải thiện khả năng tiêu hóa.
• Lắng nghe cơ thể bạn: Chú ý đến cơ thể sau khi ăn bắp cải. Nếu bạn bị khó tiêu, hãy giảm lượng ăn vào.
Cách ăn bắp cải như thế nào luôn có ảnh hưởng to lớn đến sức khỏe. Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ những tác hại của bắp cải để thưởng thức an toàn.
>>> Đọc thêm: 10 tác hại của lá ổi bạn nên thận trọng khi uống
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar