Sốt xuất huyết kiêng gì để nhanh khỏi bệnh, tránh gặp biến chứng?

Người bệnh sốt xuất huyết thường bị suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Do đó, bạn cần chú ý đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng.

Vậy sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất, phục hồi nhanh chóng?

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Nguyên nhân gây sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là do virus DENV lây truyền từ vết đốt của muỗi Aedes bị nhiễm bệnh. Triệu chứng thường gặp của bệnh là sốt cao, đau đầu dữ dội, đau khớp và cơ, buồn nôn, nôn mửa và phát ban da.

Sốt xuất huyết thường kéo dài khoảng từ 2 đến 7 ngày. Hầu hết người bệnh đều hồi phục sau khi bị sốt xuất huyết mà không cần phải nhập viện. Ngoại trừ một vài trường hợp bệnh trở nặng gây hội chứng sốc sốt xuất huyết cần được điều trị y tế kịp thời.

Hiện nay, không có loại thuốc đặc trị sốt xuất huyết. Một số hướng dẫn để làm giảm các triệu chứng là hạ sốt, bù nước, ăn uống cân bằng và ngăn ngừa muỗi đốt để tránh lây truyền bệnh. Trong đó, bị sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì là điều người bệnh cần biết rõ.

>>> Đọc thêm: Bị bỏng kiêng ăn gì? Không nên làm gì để tránh sẹo xấu?

Vì sao cần biết sốt xuất huyết kiêng ăn gì?

Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách và đầy đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết có tác dụng:

• Cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu cho cơ thể, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại virus gây sốt xuất huyết.

• Duy trì sức mạnh và năng lượng để ngăn ngừa suy nhược, chống lại nhiễm trùng.

• Phòng ngừa suy dinh dưỡng do chán ăn, mệt mỏi.

• Đảm bảo duy trì đủ nước cho cơ thể.

• Tránh giảm tiểu cầu và gây chảy máu.

• Giảm biến chứng như mất cân bằng điện giải và rối loạn chức năng cơ quan.

>>> Đọc thêm: Bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên để nhanh hết ho

Sốt xuất huyết kiêng gì? 4 loại thực phẩm cần tránh

Sốt xuất huyết kiêng gì? 4 loại thực phẩm cần tránh

Ảnh: GreenDNA

1. Thực phẩm có màu sẫm

Theo nguyên tắc chung, bạn nên tránh các loại thực phẩm có màu sẫm như đỏ và nâu. Đồ uống sô cô la, nước ép màu đỏ hoặc tím… có màu tương tự như màu máu. Chúng ảnh hưởng đến màu chất nôn, phân hoặc nước tiểu. Từ đó khiến bác sĩ có thể chẩn đoán sai quá trình tiến triển của bệnh khi làm các xét nghiệm sốt xuất huyết.

2. Sốt xuất huyết kiêng gì? Thức ăn cay và nóng

Đồ cay nóng là thực phẩm “tối kỵ” đối với bệnh nhân sốt xuất huyết. Chúng kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Axit có thể làm loét thành dạ dày và chảy máu. Do đó, bạn nên tránh các loại gia vị cay như hạt tiêu, tỏi, quế, wasabi, ớt để tránh nguy cơ chảy máu dạ dày và ruột.

3. Sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Thức ăn chứa nhiều dầu mỡ

Khi bạn bị sốt xuất huyết, hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hơn. Dạ dày sẽ rất khó tiêu hóa các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ. Bạn cần “giảm tải” cho dạ dày bằng cách tránh tiêu thụ: thịt mỡ, phô mai, bơ, thức ăn nhanh, khoai tây chiên… Đồ ăn chứa nhiều chất béo không lành mạnh còn khiến cho huyết áp và cholesterol tăng cao, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, cản trở quá trình phục hồi bệnh.

4. Bị sốt xuất huyết kiêng gì? Kiêng đồ uống chứa caffeine

Cơ thể bạn cần rất nhiều nước khi bị sốt xuất huyết. Vậy nhưng caffeine hoạt động như một chất lợi tiểu, bài tiết nước ra khỏi cơ thể bạn dưới dạng nước tiểu. Chúng gây mất chất lỏng, làm tim đập nhanh, mệt mỏi, phá vỡ cơ. Bạn nên tránh caffeine có trong cà phê, trà xanh, trà đen, soda, nước tăng lực…

5. Thực phẩm giàu chất xơ

Bạn nên hạn chế nạp quá nhiều chất xơ vào cơ thể để tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

Sốt xuất huyết cần kiêng gì? Một số loại thực phẩm cần tránh khác

Sốt xuất huyết cần kiêng gì? Một số loại thực phẩm cần tránh khác

Những thực phẩm không nên ăn trong quá trình điều trị sốt xuất huyết bao gồm:

• Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như sữa nguyên kem, bơ, phô mai.

• Thực phẩm gây đầy hơi như củ cải, đậu gà, súp lơ, bắp cải, đậu lăng, khoai lang.

• Thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, tương cà, sốt mayonnaise, mì ăn liền… Chúng nghèo nàn dinh dưỡng và làm suy yếu hệ miễn dịch.

• Đồ uống có ga và rượu bia.

• Thực phẩm sống chưa nấu chín có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

• Thực phẩm có nhiều đường gây viêm, mất nước và ức chế phản ứng miễn dịch.

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

Sốt xuất huyết nên ăn gì?

Sốt xuất huyết có thể gây mất nước, chán ăn và mệt mỏi. Sau đây là một số loại thực phẩm và đồ uống tốt cho người bệnh sốt xuất huyết để cảm thấy khỏe hơn.

1. Thực phẩm giàu vitamin C

Thực phẩm giàu vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C khi bị sốt xuất huyết là điều vô cùng quan trọng. Loại vitamin này có đặc tính chống virus và chống oxy hóa. Chúng sẽ tăng cường khả năng miễn dịch và hỗ trợ hấp thụ sắt từ ruột. Vì vậy, các loại trái cây như cam, chanh, đu đủ, dứa và các loại rau lá xanh là thực phẩm bạn nên ăn.

Người ta nhận thấy chiết xuất đu đủ là một nguồn cung cấp enzyme tiêu hóa tốt – papain và chymopapain. Các enzyme này giúp tiêu hóa, giảm đầy hơi. Nước ép từ lá đu đủ tươi góp phần kích thích sản sinh nhiều tiểu cầu hơn cho người bệnh sốt xuất huyết.

2. Sốt xuất huyết nên ăn gì? Thức ăn giàu sắt

Số lượng tiểu cầu thường bị giảm trong thời gian sốt xuất huyết. Cơ thể bạn cần rất nhiều sắt để duy trì mức hemoglobin trong máu và sản xuất tiểu cầu. Tiểu cầu rất quan trọng trong quá trình đông máu của cơ thể và ngăn ngừa chảy máu.

Do đó, bạn nên ăn các loại thực phẩm giàu sắt như đậu, thịt và rau bina để cung cấp dưỡng chất này cho cơ thể. Khi có đủ lượng tiểu cầu, cơ thể sẽ phục hồi nhanh hơn sau sốt xuất huyết.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

3. Sốt xuất huyết kiêng gì và ăn gì? Bổ sung thực phẩm giàu vitamin K

bông cải xanh

Vitamin K cũng là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng số lượng tiểu cầu và ngăn ngừa chảy máu. Các nguồn vitamin K tự nhiên như giá đỗ, bông cải xanh và rau lá xanh là thực phẩm bạn nên ăn khi bị sốt xuất huyết.

4. Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi? Ăn thực phẩm chứa nhiều calo

Các loại thực phẩm như sữa ít béo, gạo, khoai tây… rất giàu năng lượng. Bạn nên tiêu thụ để tăng cường calo nạp vào, nhanh chóng phục hồi sức lực đã mất.

5. Cung cấp đủ chất lỏng

Triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy khi bị sốt xuất huyết sẽ khiến cơ thể mất nước. Bạn nên đảm bảo uống nhiều nước lọc, ăn súp, uống nước ép trái cây tươi để đẩy nhanh quá trình hồi phục. Nước dừa cũng là một lựa chọn lý tưởng vì chứa chất điện giải (như kali, canxi, natri và magiê). Nước dừa sẽ giúp cơ thể cân bằng chất điện giải và giữ đủ nước.

Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo mộc làm dịu như gừng hoặc hoa cúc để tăng cường lượng nước và mang lại cảm giác dễ chịu, nhẹ nhàng cho dạ dày.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

6. Ăn trái cây mềm, dễ tiêu hóa

Ăn trái cây mềm, dễ tiêu hóa

Khi bị sốt xuất huyết, bạn nên ăn: chuối, dưa hấu, lựu. Đặc biệt, quả kiwi rất phù hợp cho người bệnh vì chứa nhiều vitamin A và vitamin E, cùng với kali giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp. Kiwi còn có hỗ trợ hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật.

7. Sốt xuất huyết cần kiêng gì và ăn gì? Nên ăn nguồn protein nạc

Trứng luộc: Giúp bổ sung protein, dễ tiêu hóa.

Đậu phụ: Cung cấp protein mà không gây nặng bụng như thịt.

Thịt nạc nấu chín kỹ: Thịt gà hoặc cá, nấu chín kỹ và không nêm nhiều gia vị, cung cấp protein và các chất dinh dưỡng thiết yếu.

8. Chất béo lành mạnh

Quả bơ: Giàu vitamin và chất béo lành mạnh. Hơn nữa, bơ rất mềm nên dễ ăn và dễ tiêu hóa.

Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó và hạt chia là nguồn chất béo lành mạnh khi ăn ở mức độ vừa phải.

>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi?

Bên cạnh thông tin sốt xuất huyết kiêng gì thì bạn cũng nên thực hiện những thay đổi trong chế độ ăn uống để làm giảm các triệu chứng:

• Ăn nhiều bữa nhỏ, thường xuyên để hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa tình trạng quá tải dạ dày.

• Lắng nghe cơ thể, chú ý đến những dấu hiệu đói và tránh ăn uống nếu không đói.

• Ưu tiên nghỉ ngơi để hỗ trợ quá trình chữa lành của cơ thể.

• Đi khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn như: đau bụng dữ dội, nôn liên tục và nôn ra máu, chảy máu ở mũi và nướu răng, da nhợt nhạt và tái lạnh, khó thở.

Qua những thông tin trên, Harper’s Bazaar Vietnam giải đáp cho bạn thắc mắc sốt xuất huyết kiêng gì và nên ăn gì? Hãy trang bị những kiến thức hữu ích về chế độ dinh dưỡng để có thể chăm sóc cho bản thân và những người thân yêu của bạn nhé.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm