Socola là thức ăn được mệnh danh “dễ gây nghiện” bởi mùi vị đặc biệt, kích thích giác quan. Ăn socola có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, giảm mức cholesterol và tăng cường nhận thức. Tuy nhiên, không phải ai ăn socola cũng tốt. Socola kỵ với gì và những nhóm người nào nên hạn chế ăn socola? Mời bạn cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu nhé.
Socola làm từ nguyên liệu gì?
Socola thông thường là sự kết hợp giữa bột cacao và bơ cacao, cùng với đường sữa và các chất phụ gia. Một số loại socola chỉ được làm từ bột cacao (socola đắng) hoặc từ bơ cacao (socola trắng). Nếu quan tâm socola kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm về nguyên liệu làm ra socola.
Bột cacao: Bột cacao là nguyên liệu chính trong socola, đặc biệt là socola đen. Phần nhân đặc của hạt cacao khi nghiền mịn sẽ ra thành phẩm bột cacao. Bột cacao có màu nâu, vị đắng, mùi thơm đậm. Trung bình 15g bột cacao chứa khoảng:
• 7g protein
• 6g chất béo
• 13g carbohydrate
• 8g chất xơ
• 50mg caffeine
• 55mg axit oxalic
Bơ cacao: Bơ cacao là phần chất béo bên trong hạt cacao. Bơ có màu vàng nhạt tự nhiên, vị béo, mùi thơm nhẹ. Trong 14g bơ cacao có khoảng:
• 13.6g chất béo
• 0.2mg vitamin E
• 3.4mcg vitamin K
Tùy vào nhiệt độ, thời gian nướng hạt cacao và tỷ lệ các nguyên liệu, thành phẩm socola sẽ có nhiều mùi vị khác nhau. Một số loại socola phổ biến như: socola đen, socola nâu, socola trắng, socola sữa…
>>> Đọc thêm: 7 lý do ăn chocolate sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn
Socola có công dụng gì?
Tìm hiểu socola kỵ với gì, bạn sẽ hiểu rõ hơn về những lợi ích của socola đến sức khỏe.
1. Chứa nhiều chất bổ dưỡng
Socola đen chất lượng rất giàu chất xơ, sắt, magie, đồng, mangan và một số khoáng chất khác như kali, phốt pho, kẽm và selen… Cụ thể, 100 gam socola đen với 70 – 80% cacao chứa khoảng:
• 11 gam chất xơ
• 66% DV cho sắt
• 57% DV cho magiê
• 196% DV cho đồng
• 85% DV cho mangan
2. Nguồn chất chống oxy hóa mạnh mẽ
Socola đen chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid và catechin. Các chất chống oxy hóa có tác dụng hạn chế sự phát triển của các gốc tự do. Các gốc tự do có thể làm tổn thương tế bào trong cơ thể. Chất chống oxy hóa trong socola được chứng minh là nhiều hơn hầu hết các thực phẩm khác.
3. Có thể cải thiện lưu lượng máu
Các flavonoid trong socola đen có thể kích thích nội mạc, lớp lót của động mạch, sản xuất oxit nitric. Oxit nitric giúp giãn các động mạch, tăng cường lưu thông lưu lượng máu, cải thiện huyết áp cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy socola đen có thể cải thiện lưu lượng máu và hạ huyết áp, mặc dù ở mức nhẹ.
4. Giảm cholesterol xấu
Mức cholesterol xấu cao là một trong những nguyên nhân gây bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, huyết áp cao. Socola với các hợp chất chống oxy hóa có thể giúp giảm lượng cholesterol xấu đáng kể.
>>> Đọc thêm: Ăn socola đen giảm cân không? 4 mẹo giảm cân bằng socola đen
5. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Socola kỵ với gì và ăn socola có tác dụng gì? Ăn socola giúp giảm lượng cholesterol xấu. Điều này khiến ít cholesterol tích tụ trong động mạch, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiêu thụ cacao hoặc socola giàu flavonoid có thể làm giảm huyết áp và cải thiện sức khỏe tim mạch.
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng ăn socola 3 lần một tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống 9%, hay ăn 45 gam sôcôla mỗi tuần giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch xuống 11%. Nhìn chung, nguy cơ mắc bệnh tim giảm ở những người tiêu thụ một lượng socola vừa phải.
6. Giúp bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
Flavonoid trong socola có thể bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Hợp chất này còn giúp tăng độ ẩm và cải thiện lưu lượng máu đến da. Tuy nhiên, nếu phải ra ngoài nắng trong nhiều giờ, bạn cần dùng thêm các sản phẩm chống nắng để đảm bảo an toàn.
>>> Đọc thêm: Phô mai kỵ gì và những lưu ý khi ăn phô mai
7. Cải thiện chức năng nhận thức
Theo các chuyên gia, việc uống hai cốc socola nóng mỗi ngày có thể giúp não khỏe mạnh và giảm tình trạng suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi. Socola nóng giúp cải thiện lưu lượng máu đến các vùng não cần thiết. Kết quả nghiên cứu từ phòng thí nghiệm cho thấy, chiết xuất cacao có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa tổn thương do bệnh Alzheimer gây ra. Chiết xuất này còn giúp làm chậm các triệu chứng như suy giảm nhận thức.
8. Giảm đột quỵ
Các nhà khoa học Canada phát hiện ra rằng những người ăn một khẩu phần socola ít có khả năng bị đột quỵ hơn 22% so với những người không ăn. Ngoài ra, những người ăn khoảng 60 gam socola mỗi tuần có khả năng tử vong do đột quỵ thấp hơn 46%. Nguyên nhân là do socola có tác dụng giảm cholesterol xấu, giảm huyết áp, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Từ đó, nguy cơ đột quỵ cũng được hạ thấp.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
Socola kỵ với gì?
Nếu thường xuyên ăn socola, có thể bạn sẽ muốn biết socola kỵ với gì. Hiện vẫn chưa có khuyến cáo khoa học nào về các thực phẩm kỵ ăn cùng socola. Các lời khuyên chủ yếu là về việc tránh ăn quá nhiều socola. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn khoảng 20 – 30 gam socola và không nên ăn thường xuyên mỗi ngày. Tốt nhất, bạn chỉ nên ăn khoảng 3 – 4 lần/tuần. Nếu ăn quá nhiều socola, bạn có thể gặp một trong những tình trạng sau:
1. Socola kỵ với gì? Ăn quá nhiều dễ béo phì
Một thanh socola đen 100 gam có thể chứa đến 515 calo. Lượng calo này còn tăng thêm nếu bạn ăn socola nhiều sữa và đường. Vì vậy, khi ăn socola không kiểm soát, bạn có thể bị tăng cân, béo phì.
2. Socola kỵ với gì? Ăn nhiều gây bệnh tiểu đường
Bên cạnh béo phì, socola còn có thể gây tiểu đường nếu bạn ăn quá nhiều. Đặc biệt, những loại socola không nguyên chất chứa lượng đường và chất béo cao.
3. Socola kỵ với gì? Gây vấn đề về tiêu hóa
Khi ăn liên tục một lượng lớn socola, hệ tiêu hóa và đường ruột sẽ bị ảnh hưởng. Theo đó, bạn sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn bị trào ngược dạ dày nếu ăn quá nhiều socola.
>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết
Những ai nên hạn chế ăn socola?
Socola kỵ với gì và những ai nên hạn chế ăn socola? Dưới đây là những nhóm người cần kiêng kỵ ăn socola.
1. Người mắc bệnh tiểu đường
Người bị tiểu đường tuýp 1, 2 nên hạn chế ăn socola, đặc biệt các loại socola sữa, socola trắng. Hàm lượng đường và chất béo trong các loại socola này sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Người tiểu đường có thể ăn socola đen, socola không đường nhưng với liều lượng vừa đủ. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có liều lượng chính xác nhất.
2. Người béo phì, thừa cân
Tương tự người tiểu đường, những người thừa cân chỉ nên ăn socola nguyên chất với lượng nhất định. Các loại socola nguyên chất 100%, không chứa đường, sữa thường khó ăn. Tuy nhiên, đây là loại socola thích hợp cho người đang muốn giảm cân.
>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn
3. Trẻ em dưới 3 tuổi
Socola chứa một lượng nhỏ caffeine. Hàm lượng caffeine này không quá nhiều như trong cà phê nhưng cũng không tốt cho trẻ nhỏ. Với trẻ dưới 3 tuổi, nếu muốn làm quen socola, bạn nên cho trẻ ăn với lượng ít. Ăn quá nhiều socola có thể khiến trẻ rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, mất ngủ, hiếu động.
4. Socola kỵ với gì? Người có cơ địa dị ứng
Nếu bị dị ứng với bơ, sữa, bạn nên đọc kỹ bảng thành phần của các loại socola. Trừ socola nguyên chất làm từ bột cacao, các loại socola khác đều có sự kết hợp với bơ, đường, sữa và các chất phụ gia khác.
Socola với mùi vị đặc trưng, hương thơm đậm, là món ăn vặt yêu thích của nhiều người. Một số tác dụng của socola đến sức khỏe như giảm cholesterol xấu, tốt cho tim mạch, cung cấp nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Nếu hỏi socola kỵ với gì thì câu trả lời là kỵ với việc ăn quá nhiều. Nếu ăn nhiều socola, bạn có nguy cơ tiểu đường, béo phì, đầy bụng. Hy vọng các thông tin chia sẻ trong bài viết sẽ hữu ích cho bạn.
>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar