Phô mai kỵ gì và những lưu ý khi ăn phô mai

Nếu thích ăn phô mai, hẳn bạn sẽ thắc mắc phô mai kỵ thực phẩm gì, kỵ nấu với gì hay rau củ gì? Khám phá ngay!

Không chỉ trẻ con, khá nhiều người lớn cũng thích ăn phô mai, vậy bạn đã biết phô mai kỵ gì chưa? Phô mai vốn là thực phẩm giàu đạm và canxi, nhưng nếu không biết ăn đúng cách có thể giảm giá trị dinh dưỡng cũng như gây ngộ độc.

Thành phần dinh dưỡng của phô mai

phô mai kỵ gì

Ảnh: Aliona Gumeniuk/Unsplash

Tìm hiểu một số thông tin về thành phần dinh dưỡng cũng như lợi ích của phô mai để biết phô mai kỵ gì.

Phô mai là nguồn cung cấp canxi, chất béo và protein tuyệt vời. Thực phẩm này cũng có nhiều vitamin A và B12, phốt pho, kẽm và riboflavin. Tuy nhiên, phô mai chứa nhiều calo, natri và chất béo bão hòa.

Có nhiều loại phô mai, mỗi loại có hương vị và thành phần riêng. Nhìn chung, giá trị dinh dưỡng của các loại phô mai có sự khác nhau, song chúng đều có các lợi ích như:

• Canxi tốt cho sức khỏe của xương
• Bảo vệ răng khỏi sâu răng, làm chắc răng
• Tốt cho hệ vi sinh đường ruột
• Chứa axit béo omega-3 tốt cho não bộ và tim mạch
• Giàu protein giúp tế bào khỏe mạnh

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

Phô mai kỵ gì?

Phô mai kỵ gì?

Ảnh: Onder Ortel/Unsplash

Phomai kỵ gì là điều mà nhiều người quan tâm, đặc biệt là những người có con trong độ tuổi ăn dặm. Dưới đây là 3 thực phẩm không nên ăn cùng phô mai:

1. Phô mai kỵ gì? Mồng tơi

Phô mai kỵ gì? Mồng tơi

Phô mai kỵ với rau gì? Sự kết hợp giữa rau mồng tơi và phô mai sẽ làm cho món ăn có vị nồng, khó ăn. Điều này sẽ khiến người dùng cảm thấy không muốn ăn.

2. Phô mai kỵ gì? Rau dền

Phô mai kỵ gì? Rau dền

Phô mai kỵ rau củ gì? Ngoài ra thì phô mai cũng kỵ nấu với rau dền. Món ăn có 2 thực phẩm này rất khó ăn và có thể gây tình trạng lạ bụng, đau bụng.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

3. Phô mai kỵ thực phẩm gì? Cua, lươn

Phô mai kỵ thực phẩm gì? Cua, lươn

Nếu bạn phân vân phô mai kỵ gì, phô mai kỵ nấu với gì thì không nên kết hợp đồ ăn này với các loại thực phẩm giàu đạm như cua, lươn… Nếu nấu chung các thành phần này với nhau sẽ gây hiện tượng dư đạm, khiến cơ thể khó hấp thu.

Đặc biệt, khi nấu cho trẻ nhỏ bạn cần lưu ý rằng hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, bổ sung một lượng đạm lớn gây tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Tóm lại, đáp án cho câu hỏi phô mai có kỵ với gì không thì nó kỵ với một số thực phẩm như rau dền, rau mồng tơi và một số hải sản giàu đạm. Nhìn chung, phô mai an toàn và không kỵ với nhiều thực phẩm khi nấu nướng.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

• THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

4. Phô mai kỵ thực phẩm gì? Không kết hợp với trứng cá muối caviar

Không kết hợp với trứng cá muối caviar

Trứng cá muối caviar có vị mặn và giòn khi ăn. Bạn tránh kết hợp với phô mai, vì dù kết hợp với loại phô mai vị nhẹ nhất cũng có thể gây buồn nôn.

Các thực phẩm nên kết hợp với phô mai

Sau khi biết phô mai kỵ gì, cùng tìm hiểu thêm những loại thực phẩm có thể nấu cùng phô mai. Theo các chuyên gia, nên nấu phô mai với những thứ sau, vì chúng vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, đó là:

1. Chuối

Các thực phẩm nên kết hợp với phô mai

Sự kết hợp giữa chuối và phô mai sẽ là bữa phụ tuyệt vời. Chuối giàu vitamin, khoáng chất và các loại axit amin thiết yếu trong khi phô mai giàu đạm và canxi. 2 thực phẩm này giúp cho bữa ăn xế đủ chất.

2. Bí đỏ

Bánh bí đỏ nướng

Cháo bí đỏ nấu với phô mai không chỉ là món ăn thơm ngon mà còn giúp tăng hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho mắt.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

3. Bông cải xanh, măng tây

BZ-giam-can-nhanh-probotic-mang-tay

Ảnh; Instagram @foodartblog.

Các món ăn có sự kết hợp giữa phô mai và bông cải xanh hoặc măng tây cũng rất thơm ngon, kích thích vị giác. Những món ăn này bổ sung nhiều dưỡng chất quan trọng cho não bộ, tốt cho sức khỏe của xương.

4. Cà rốt

cà rốt kỵ nấu với gì

Ảnh: Nick Fewings/Unsplash

Cà rốt là thực phẩm vàng, giàu beta-carotene. Chất này tốt cho hệ miễn dịch, thị giác. Do đó, món ăn có sự kết hợp giữa phô mai và cà rốt rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong độ tuổi ăn dặm.

>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ

5. Thịt bò, thịt gà, tôm

Thịt bò, thịt gà, tôm

Món ăn nấu với phô mai và các loại thịt hoặc tôm đều khiến nhiều người thích mê. Bởi vì những món này có hương vị thơm ngon. Bạn nên thường xuyên nấu cho trẻ ăn trong bữa ăn chính để cung cấp các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, phốt pho, sắt…

Ngoài những món trên, bạn có thể làm các món không chỉ cho trẻ nhỏ mà phục vụ cho bữa ăn gia đình như phô mai que, sò điệp phô mai, bánh phô mai nướng, hàu nướng phô mai…

>>> Đọc thêm: THỊT BÒ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM HẠN CHẾ DÙNG CHUNG VỚI THỊT BÒ

Lưu ý khi ăn phô mai

Lưu ý khi ăn phô mai

Ảnh: Melissa Walker Horn/Unsplash

Bên cạnh chú ý tới vấn đề phô mai kỵ thực phẩm gì, phô mai kỵ gì, bạn cũng cần chú ý một vài điều sau khi sử dụng nó trong ăn uống:

1. Thời điểm ăn phô mai

Với trẻ nhỏ, theo các bác sĩ dinh dưỡng, thời điểm tốt nhất ăn phô mai là từ khi con bắt đầu lứa tuổi ăn dặm. Song thời gian đầu khi mới tập cho trẻ ăn phô mai nên cho ăn với lượng ít. Nếu nhận thấy trẻ có những dấu hiệu không hợp với ăn phô mai hoặc không thích ăn, nên dừng một thời gian sau đó thử lại.

Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý chọn phô mai cho bé dưới 1 tuổi. Trên thị trường có nhiều loại phô mai nhưng không phải loại nào cũng phù hợp với trẻ lứa tuổi mới ăn dặm.

Thời điểm ăn phô mai

Ảnh: Onder Ortel/Unsplash

Với người lớn, các chuyên gia khuyên nên sử dụng phô mai vào buổi sáng sẽ tốt cho cơ thể vì nó giàu canxi, có khả năng hỗ trợ quá trình vận động. Ngược lại, các nghiên cứu cho thấy phô mai gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, không nên ăn phô mai trước giờ đi ngủ.

Canxi trong phô mai rất tốt cho răng, giúp trung hòa axit tích tụ trong miệng và bảo vệ men răng. Do vậy, nên ăn phô mai sau các bữa ăn để đạt được ích lợi to lớn này.

Những người có khỏe bình thường có thể ăn phô mai theo nhu cầu của cơ thể, song cũng không nên ăn quá nhiều và nên chọn những loại ít chất béo.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

2. Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều phô mai

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều phô mai

Ảnh: Andra C Taylor Jr/Unsplash

Không chỉ cần biết phô mai kỵ gì, mà tất cả mọi người đều phải chú ý tới các rủi ro khi ăn quá nhiều thực phẩm này, bởi nó có thể gây hại cho sức khỏe nếu không biết sử dụng đúng cách.

• Ăn nhiều phô mai đồng nghĩa với việc bạn đang cung cấp cho cơ thể một lượng lớn chất béo, calo và natri. Điều này không chỉ gây các vấn đề khó chịu như đầy hơi, chướng bụng mà còn có nguy cơ tăng cholesterol, béo phì và mắc các bệnh về tim mạch.

• Những người có vấn đề về tiêu hóa, không dung nạp đường sữa hoặc bụng dạ yếu cũng không nên ăn nhiều phô mai vì nó làm cho bụng khó tiêu. Hơn nữa, một khi lượng lactase trong phô mai không được phân hủy, sẽ lên men trong ruột, gây ra các vấn đề về tiêu chảy.

• Ăn thực phẩm giàu natri như phô mai, các loại thịt xông khói, xúc xích… cũng là nguyên nhân khiến cơ thể mất nước. Biểu hiện của tình trạng này là đau đầu và giảm đi tiểu. Vì vậy, nếu đã ăn nhiều phô mai, hãy nhớ uống nhiều nước trước và sau bữa ăn.

phô mai

Ảnh: Aleksey Melkomukov/Unsplash

• Ngoài ra, những người bị bệnh tim, huyết áp cao hoặc hoặc cholesterol cao cũng không nên ăn nhiều phô mai vì chế độ ăn nhiều natri và chất béo bão hòa sẽ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.

• Ăn nhiều phô mai có thể khiến bạn tăng cân. Bởi vì loại đồ ăn này có lượng calo và chất béo cao nhưng lại rất ít chất xơ. Đây không phải là thực phẩm tốt cho cân nặng.

Trên thị trường có nhiều loại phô mai. Bên cạnh chú ý tới vấn đề phô mai kỵ gì để không gặp các vấn đề ngộ độc thực phẩm, bạn cũng nên chọn các loại phô mai ít chất béo, ít natri để tốt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

>>> Đọc thêm: HẢI SẢN KỴ GÌ? 4 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG HẢI SẢN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm