Nước mía kỵ với gì? Ai không nên uống nhiều nước mía?

Nước mía có vị ngọt mát tự nhiên, là thức uống quen thuộc trong những ngày nắng nóng. Bạn đã biết nước mía kỵ với gì chưa?

Nước mía được làm từ phương pháp ép nước từ cây mía. Trong nước mía có đến 70 – 75% là nước, 10 – 15% chất xơ và khoảng 13 – 15% đường. Nước mía có tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, cung cấp năng lượng. Nước mía kỵ với gì hay uống nước mía có tác dụng gì?

Công dụng của nước mía

Nước mía kỵ với gì? Ai không nên uống nhiều nước mía?

Cây mía thường cao từ 2 – 6m, thân chia đốt, chứa nhiều đường. Nước mía cung cấp protein, vitamin A, B, C, phốt pho, canxi, kali, kẽm, sắt, chất chống oxy hóa như flavonoid và hợp chất polyphenolic. Tác dụng của nước mía là gì? Nếu quan tâm nước mía kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số công dụng của nước mía nhé.

1. Cung cấp năng lượng

Nước mía cung cấp lượng đường tự nhiên, giúp bạn hồi phục năng lượng trong thời gian ngắn. Lượng vitamin, nước và khoáng chất trong nước mía còn giúp bạn xua tan mệt mỏi, bù nước bù khoáng. Đây là thức uống lý tưởng trong những ngày nắng nóng hoặc sau khi tập luyện thể thao.

2. Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng kali trong nước mía có khả năng cân bằng độ pH trong dạ dày. Nước mía còn có thể giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng dạ dày. Thức uống này cũng hỗ trợ quá trình tiết dịch vị, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

3. Ngăn ngừa sỏi thận, táo bón

Với lượng nước dồi dào (chiếm 70 – 75%), nước mía giúp phòng ngừa và hỗ trợ loại bỏ sỏi thận. Do có đặc tính nhuận tràng, nước mía cũng giúp bạn cải thiện tình trạng táo bón.

4. Phòng ngừa ung thư

Nước mía chứa canxi, magie, kali, sắt và mangan nên có tính kiềm. Ngoài ra, loại nước này còn có flavonoid. Chấy này có thể giúp bạn ngăn chặn tế bào ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.

>>> Đọc thêm: Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép

5. Giảm nhẹ triệu chứng bệnh tiểu đường

Giảm nhẹ triệu chứng bệnh tiểu đường

Nước mía có vị ngọt, chứa hàm lượng đường nhất định. Vì vậy, nhiều người cho rằng thức uống này không tốt cho người tiểu đường. Sự thật là người bệnh tiểu đường vẫn có thể uống được nước mía. Nói cách khác, nếu người tiểu đường muốn ăn hoặc uống đồ ngọt, thì nước mía là một trong những lựa chọn để cải thiện vị giác.

Đường trong nước mía là đường từ nhiên, có chỉ số đường huyết thấp. Nếu uống nước mía với lượng vừa phải, bạn có thể ngăn ngừa đường huyết tăng đột biến. Bạn cần lưu ý là người tiểu đường chỉ nên uống nước mía với một lượng nhỏ thì mới kiểm soát đường huyết.

6. Thanh nhiệt, giảm đau

Nước mía chứa nhiều nước, tác dụng nhuận tràng, thanh nhiệt và giúp giảm đau do một số bệnh. Các bệnh như sỏi thận, viêm tuyến tiền liệt, nhiễm trùng đường tiết niệu thường gây cảm giác nóng rát, khó chịu. Việc bổ sung nước mía vào thực đơn hàng ngày có thể giúp bạn giảm bớt các triệu chứng đau rát này.

7. Cải thiện vấn đề răng miệng

Dân gian hay truyền nhau kinh nghiệm, ăn mía hay uống nước mía giúp “sạch miệng”. Nước mía chứa canxi, phốt pho, giúp giảm nguy cơ sâu răng và củng cố men răng. Ngoài ra, nước mía còn giúp khắc phục tình trạng hơi thở có mùi.

8. Làm đẹp da

Axit alpha hydroxy trong nước mía có khả năng ngăn ngừa mụn trứng cá, làm đẹp da. Nước mía còn chứa flavonoid và chất chống oxy hóa. Hai chất này giúp giảm nếp nhăn, hạn chế đồi mồi, chống lão hóa.

>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn

Nước mía kỵ với gì?

Nước mía kỵ với gì?

Bạn đã biết uống nước mía có tác dụng gì. Vậy thức uống này có kỵ với gì không? Nước mía là thức uống lành tính, hiếm khi gây dị ứng hay phản ứng phụ. Tuy nhiên, một số nhóm người dưới đây chỉ nên uống nước mía với lượng nhỏ.

1. Nước mía kỵ với gì? Người có hệ tiêu hóa kém

Người hay bị đầy bụng, khó tiêu, lạnh bụng hay tiêu chảy thì không nên uống nước mía thường xuyên. Nước mía có tính lạnh, chứa nhiều đường nên không phù hợp với nhóm người này. Bạn có thể uống nước mía cùng với vài lát gừng để cải thiện tính lạnh của nước mía.

2. Nước mía kỵ với gì? Người đang sử dụng thuốc

Nếu đang dùng thuốc bổ hay thuốc chống đông máu, bạn nên hạn chế uống nước mía. Một số thành phần trong nước mía có thể tương tác với thuốc, khiến hiệu quả chữa bệnh giảm sút.

3. Nước mía kỵ với gì? Người mắc bệnh tiểu đường

Người tiểu đường có thể uống nước mía nhưng chỉ nên uống lượng ít, không uống thường xuyên. Nếu thấy lượng đường tăng đột biến, bạn nên hạn chế nạp đường, kể cả nước mía nhé.

>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn

4. Nước mía kỵ với gì? Người đang giảm cân, ăn kiêng

Nước mía cung cấp đường và nhiều năng lượng. Nếu đang trong thời kỳ giảm cân, bạn không nên uống nhiều nước mía.

5. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai cần có chế độ ăn uống lành mạnh để hạn chế tiểu đường thai kỳ. Bạn có thể nhâm nhi một ít nước mía cho đỡ thèm, nhưng không nên uống thường xuyên.

>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu

Lưu ý khi uống nước mía

Lưu ý khi uống nước mía

Nước mía kỵ với gì? Hiện tại chưa có kết luận khoa học nào về việc nước mía kỵ ăn hay uống chung với món ăn nào. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế uống nước mía nếu nằm trong 5 nhóm người “kỵ” với loại nước này. Đó là người tiêu hóa kém, người tiểu đường, đang dùng thuốc đặc trị, đang ăn kiêng hoặc phụ nữ mang thai. Ngoài ra, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau.

1. Không uống quá nhiều

Nước mía chứa lượng đường nhất định. Dù đây là đường tự nhiên, bạn cũng không nên nạp quá nhiều. Điều này sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng. Theo khuyến cáo, bạn không nên uống quá 2 ly nước mía mỗi ngày.

2. Không uống nước mía để lâu

Nước mía sau khi ép xong, bạn nên uống trong vòng 15 phút. Nước mía khi để quá lâu ngoài không khí sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn cũng nên uống sớm. Tốt nhất, không nên để nước mía trong tủ lạnh quá 1 buổi trong ngày. Tuyệt đối không bảo quản nước mía qua đêm.

3. Chú ý khâu chế biến

Khi mua nước mía, bạn cần chú ý vấn đề vệ sinh của máy ép và các dụng cụ chế biến. Máy ép không hợp vệ sinh khiến nước mía đục màu, tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến sức khỏe. Ngoài ra, khâu vệ sinh cây mía, dụng cụ đựng nước mía cũng quan trọng. Bạn nên tìm những chỗ bán nước mía sạch sẽ và tin tưởng nhé.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

4. Không uống nước mía khi có dấu hiệu lạ

Nước mía được khuyến cáo nên uống ngay sau khi ép. Nếu để lâu, nước mía dễ hỏng và có mùi vị lạ. Nếu thấy nước mía có màu đục, vị chua nồng, bạn không nên uống. Uống nước mía không vệ sinh có thể gây đau bụng, tiêu chảy, trúng thực, ngộ độc.

5. Thời điểm uống nước mía tốt nhất

Buổi chiều là thời điểm thích hợp để bạn nhâm nhi một ly nước mía. Vào sáng sớm hoặc buổi tối, uống nước mía có thể gây lạnh bụng, khó chịu. Ngoài ra, lượng đường trong nước mía có thể tích tụ gây béo nếu bạn uống vào buổi tối muộn.

Nước mía là loại nước lành tính, vị ngọt mát dễ uống. Hầu như ai cũng có thể uống được loại nước giải khát này. Bạn chỉ cần uống với lượng vừa phải, biết cách chọn mua và bảo quản đúng cách. Hy vọng các thông tin trong bài nước mía kỵ với gì và uống nước mía có tác dụng gì sẽ hữu ích với bạn.

>>> Đọc thêm: Cà chua kỵ gì? 6 thực phẩm kỵ với cà chua bạn cần biết

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm