8 lưu ý cần biết về tác hại của tế bào gốc

Dưới đây là những tác hại của tế bào gốc mà bạn có thể gặp phải nếu không tìm hiểu kỹ lưỡng về chúng.

Trong lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe, khái niệm tế bào gốc không còn xa lạ. Thế nhưng không phải sản phẩm tế bào gốc nào cũng mang lại hiệu quả điều trị như mong muốn, đôi khi còn phản tác dụng. Cụ thể hơn, hãy để Bazaar Vietnam giúp bạn hiểu rõ tác hại của tế bào gốc là gì.

Tế bào gốc là gì?

tác hại của tế bào gốc

Tế bào gốc là một loại tế bào đặc biệt có 2 đặc tính quan trọng. Chúng có thể tạo ra nhiều tế bào giống chúng hơn, tức là tự đổi mới. Ngoài ra, chúng có thể trở thành những tế bào khác thực hiện những nhiệm vụ khác nhau trong một quá trình gọi là “biệt hóa”. Tế bào gốc được tìm thấy ở hầu hết các mô của cơ thể. Chúng rất cần thiết cho việc duy trì mô cũng như phục hồi sau chấn thương.

Tùy thuộc vào vị trí của tế bào gốc mà chúng có thể phát triển thành các mô khác nhau. Ví dụ, tế bào gốc tạo máu cư trú trong tủy xương và có thể tạo ra tất cả các tế bào hoạt động trong máu. Tế bào gốc cũng có thể trở thành tế bào não, tế bào cơ tim, tế bào xương hoặc các loại tế bào khác.

>>> Đọc thêm: LĂN KIM TẾ BÀO GỐC TRỊ SẸO RỖ CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ?

Có những loại tế bào gốc nào?

Có những loại tế bào gốc nào?

Trước khi tìm hiểu về tác hại của tế bào gốc, hãy xem chúng có những loại nào.

1. Tế bào gốc phôi

Tế bào gốc phôi được xem là loại tế bào linh hoạt nhất vì chúng có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể hoặc phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn. Những tế bào gốc này đến từ phôi được 3 đến 5 ngày tuổi. Giai đoạn này gọi là phôi nang và có khoảng 150 tế bào.

2. Tế bào gốc trưởng thành

Những tế bào gốc này được tìm thấy với số lượng nhỏ trong hầu hết các mô trưởng thành, chẳng hạn như tủy xương hoặc mỡ. So với tế bào gốc phôi, tế bào gốc trưởng thành hạn chế khả năng tạo ra các loại tế bào khác nhau của cơ thể hơn.

3. Tế bào trưởng thành được biến đổi để có đặc tính của tế bào gốc phôi

Các nhà khoa học đã biến đổi tế bào trưởng thành bình thường thành tế bào gốc bằng cách tái lập trình di truyền. Bằng việc thay đổi gen trong tế bào trưởng thành, họ có thể làm cho tế bào hoạt động tương tự như tế bào gốc phôi. Những tế bào này được gọi là tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSC). Tuy nhiên, vẫn có nhiều nghi ngờ về việc sử dụng tế bào trưởng thành bị biến đổi có gây ra tác hại của tế bào gốc ở người hay không.

4. Tế bào gốc chu sinh

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra loại tế bào gốc chu sinh có trong nước ối và máu cuống rốn. Chúng có thể biến đổi thành các tế bào chuyên biệt.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA CÀ PHÊ BẠN NÊN BIẾT NẾU KHÔNG MUỐN NGUY HIỂM

Cách điều trị bằng tế bào gốc như thế nào?

Cách điều trị bằng tế bào gốc như thế nào?

Liệu pháp tế bào gốc, còn được gọi là y học tái tạo, thúc đẩy phản ứng sửa chữa các mô bị bệnh, rối loạn chức năng hoặc bị thương bằng cách ứng dụng tế bào gốc hoặc các dẫn xuất của chúng.

Các nhà nghiên cứu phát triển tế bào gốc trong phòng thí nghiệm. Sau đó tế bào chuyên biệt sẽ được cấy vào người. Khi đi vào cơ thể, tế bào gốc sẽ tập trung ở vùng cần điều trị để tái tạo các tế bào, chữa lành tổn thương, phục hồi chức năng của cơ quan, thay thế các các tế bào lão hóa… ở vị trí cần điều trị.

Để làm được điều này, tế bào gốc nhất định phải được nuôi cấy và bảo quản trong điều kiện đặc biệt. Điều đó sẽ giúp chúng tăng sinh phát triển thành các tế bào khỏe mạnh tương đương. Nếu bạn dùng sản phẩm không đảm bảo thì nhất định sẽ gặp phải những tác hại của tế bào gốc.

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LĂN KIM DA MẶT BẤT CỨ AI CŨNG CẦN PHẢI BIẾT

Những tác hại của tế bào gốc là gì?

Những tác hại của tế bào gốc là gì

Trên thị trường hiện nay, nhiều loại tế bào gốc được quảng bá là có khả năng làm đẹp và cải thiện sức khỏe cấp tốc. Nếu không tìm hiểu kỹ mà nóng vội sử dụng, bạn sẽ gặp nhiều hệ lụy sau đây.

1. Tác hại của tế bào gốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Theo các chuyên gia, khi sử dụng tế bào gốc trên người bệnh thì phải có bộ tiêu chuẩn của sản phẩm do Hội Tế bào gốc thế giới định nghĩa rõ. Theo đó, vấn đề an toàn là tiêu chí hàng đầu.

Thế nhưng thị trường hiện nay có rất nhiều loại tế bào gốc khiến nhiều người không phân biệt được thật giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nếu bạn không tìm hiểu kỹ thông tin và cách chứng minh tế bào gốc đó là thật thì rủi ro cho sức khỏe là vô cùng lớn.

2. Những tác hại của tế bào gốc không mang lại hiệu quả

Tác hại của tế bào gốc khi lựa chọn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng không đảm bảo sẽ là:

• Không mang lại hiệu quả làm đẹp và cải thiện sức khỏe như mong muốn.

• Khiến làn da trở nên thiếu sức sống, thâm sạm, xuất hiện thêm nhiều nếp nhăn, da không có độ đàn hồi.

• Dị ứng da, ngứa da, khó phục hồi…

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA THỨC KHUYA XEM ĐIỆN THOẠI ÍT AI NGỜ TỚI

3. Nguy cơ nhiễm trùng

Trong ít nhất 6 tuần đầu tiên sau khi cấy ghép, cho đến khi các tế bào gốc mới bắt đầu tạo ra bạch cầu (cấy ghép), bạn có thể dễ dàng bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhiễm trùng do vi khuẩn là phổ biến nhất trong thời gian này, nhưng nhiễm trùng do virus cũng có thể xảy ra. Điều này là do ngay sau khi cấy ghép, bạn không có nhiều tế bào bạch cầu hoạt động tốt và chúng là những tế bào miễn dịch chính chống lại nhiễm trùng.

Nhiễm trùng có thể xảy ra do tế bào gốc bị ô nhiễm trong quá trình thu thập và bảo quản. Đôi khi bạn sẽ gặp nhiễm trùng ngay chỗ tiêm nếu tiêm không đúng vị trí hoặc kim tiêm không được đưa vào đúng cách. Đây là lý do tại sao thủ thuật này phải được thực hiện bởi các y tá có trình độ dưới sự giám sát của chuyên gia, bác sĩ.

4. Tác dụng phụ ngắn hạn của tế bào gốc

Những tác hại của tế bào gốc còn gây ra tác dụng phụ ngắn hạn cho cơ thể như:

• Mệt mỏi
• Đau đầu
• Ớn lạnh
Buồn nôn
• Chóng mặt
• Đau hoặc khó chịu ở chỗ tiêm
• Sốt nhẹ

>>> Đọc thêm: 14 LỢI ÍCH VÀ TÁC HẠI CỦA MẠNG XÃ HỘI

5. Phương pháp điều trị chưa được chứng minh

Tác dụng phụ

Một số phương pháp điều trị bằng tế bào gốc chưa trải qua thử nghiệm khoa học và thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt có thể không an toàn hoặc hiệu quả.

6. Những tác hại của tế bào gốc: Sự đào thải miễn dịch

Một trong những tác hại của tế bào gốc là sự đào thải miễn dịch. Cơ thể có thể nhận ra các tế bào gốc lạ là mối đe dọa và tấn công chúng, dẫn đến viêm và tổn thương. Tuy nhiên, điều này thường chỉ xảy ra ở các tế bào gốc tạo máu (HSC), một loại tế bào gốc là tiền thân của tế bào máu.

7. Tương tác thuốc

Liệu pháp tế bào gốc có thể tương tác với các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng. Do đó bạn cần nói rõ với bác sĩ về loại thuốc đang sử dụng.

8. Sự phát triển của khối u

Rủi ro có thể xảy ra với liệu pháp tế bào gốc là sự phát triển của khối u. Tế bào gốc bị nghi ngờ trở thành ung thư nếu chúng phân chia không kiểm soát hoặc biệt hóa thành các tế bào bất thường.

Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với tế bào gốc phôi thai hoặc bào thai vì nguy cơ phụ thuộc vào tính đa năng của chúng. Vậy nên tại các phòng khám điều trị tế bào gốc, tế bào gốc trưởng thành chủ yếu được sử dụng để điều trị do tính an toàn và khả năng dung nạp tốt.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA VIỆC TRỒNG RĂNG IMPLANT KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN

Cách phòng tránh những tác hại của tế bào gốc

phòng tránh tác hại

• Nếu bạn quan tâm đến việc điều trị bằng tế bào gốc, bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến từ bác sĩ và chuyên gia y tế uy tín, có nhiều kinh nghiệm.

• Chọn lựa địa chỉ cung cấp tế bào gốc tin cậy, có xuất xứ rõ ràng và có thể kiểm tra được để đảm bảo chất lượng, an toàn.

• Thực hiện điều trị tế bào gốc trong môi trường đảm bảo vệ sinh, vô khuẩn, vô trùng. Chuyên gia điều trị phải đảm bảo tay nghề.

• Luôn tuân thủ hướng dẫn và liều lượng được chỉ định để tránh tác của tế bào gốc. Có sự theo dõi và đánh giá kết quả của liệu trình để có biện pháp điều chỉnh khi cần thiết.

>>> Đọc thêm: 8 TÁC HẠI CỦA KEM TRỘN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Điều trị bằng tế bào gốc có an toàn không?

công dụng của tế bào gốc

Theo các chuyên gia, tế bào gốc được xem là “phát hiện của thế kỷ” với nhiều ứng dụng vào y sinh học, thẩm mỹ. Những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến một số loại ung thư, đường hô hấp, bệnh xương khớp… đã được ứng dụng tế bào gốc để điều trị thành công. Trong tương lai, phương pháp này được dự đoán sẽ mang đến nhiều ứng dụng bất ngờ hơn nữa khi vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu và thu được nhiều kết quả khả quan.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy liệu pháp tế bào gốc sử dụng tế bào gốc con người là một quy trình an toàn. Tuy nhiên, cơ sở điều trị tế bào gốc phải tuân theo các tiêu chuẩn quản lý tế bào thích hợp. Bệnh nhân cần điều trị cũng phải được khám sàng lọc để có thể áp dụng phương pháp điều trị y tế này vì không phải tất cả mọi người đều phù hợp.

Vậy nên, liệu pháp tế bào gốc có tiềm năng lớn trong việc điều trị các bệnh và chấn thương khác nhau nhưng vẫn có những tác hại của tế bào gốc mà người bệnh phải nhận thức được. Hãy xem xét những lợi ích và rủi ro của việc điều trị này trước khi đưa ra quyết định, bạn nhé!

>>> Đọc thêm: 10 TÁC HẠI CỦA LÁ ỔI BẠN NÊN THẬN TRỌNG KHI UỐNG

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm