Lee Alexander McQueen

Thiên tài quá cố Lee Alexander McQueen là một trong những nhà thiết kế có ảnh hưởng bậc nhất đến làng thời trang đương đại.

Ngày 11–2 –2010, giới thời trang bàng hoàng trước sự ra đi của Lee Alexander McQueen, khi anh vừa tròn 40 tuổi. Lúc ấy, bà hoàng Anna Wintour nổi tiếng của tạp chí Vogue đã hủy ngang show diễn BCBG MaxAzria tại Tuần lễ thời trang London để dự lễ viếng anh. Nhắc đến Lee Alexander McQueen, người ta sẽ mường tượng đến một nhà thiết kế đầu trọc với vô số scandal quanh mình. Nhưng không ai phủ nhận rằng Lee là một trong số ít những nhà thiết kế có thể đưa thời trang lên một tầm cao mới, nơi những ý tưởng thiết kế song hành cùng các ý niệm siêu thực. Người ta có thể thích hoặc không thích các thiết kế của anh, nhưng ai cũng phải ngạc nhiên và trầm trồ ngưỡng mộ trước các trang phục ma mị, quyến rũ đậm nét quái của Lee Alexander McQueen. Và có lẽ, Anna Wintour đã không ngoa khi cho rằng, Lee Alexander McQueen là một trong nhân tố thời trang Anh đương đại nổi bật nhất trên thế giới.

Ngay từ năm 16 tuổi, McQueen đã bỏ học để xin học việc tại các cửa hàng may đo Anderson & Sheppard, Gieves & Hawkes hay Angles nổi tiếng London. Trong vài năm ngắn ngủi, chàng trai trẻ Alexander McQueen đã thuần thục sáu kỹ thuật cắt khác nhau từ thế kỷ XVI cho đến thời trang hiện đại. McQueen bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho tên tuổi của mình khi tham gia sản xuất trang phục cho vở nhạc kịch Những người khốn khổ (Les Misérables). Khi mới chỉ là một tay thợ may, danh sách khách hàng của anh đã có những cái tên chính khách lừng lẫy như cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Đây cũng là lúc tài năng cùng sự ngỗ ngược của McQueen được cả thế giới biết đến.

Anh thợ may trẻ McQueen lúc ấy đã cả gan thêu dòng chữ “Tôi là kẻ đáng ghét” (I’m a cunt) lên tay áo bộ suit may riêng cho thái tử Charles.  Ai cũng nghĩ McQueen thích chơi trội, kể từ khi ra mắt bộ sưu tập độc lập đầu tiên Highland Rape (1995) với trang phục trên nền họa tiết Scotland đặc trưng. Sau đó, bộ sưu tập Number 13 (1998), Dance of the Twist Bull (2001), Widows of Culloden (2006) cũng khiến giới mộ điệu xôn xao không ngớt từ tên gọi đến kiểu dáng. Mỗi bộ sưu tập đều mang theo quan điểm duy mỹ cực đoan của Alexander McQueen. Nếu không phải là máu hay xương người thì cũng tràn ngập ma mị, chết chóc với những âm thanh rùng rợn và quỷ quái.

Trong sự nghiệp thiết kế của mình, Lee Alexander McQueen nổi tiếng với sự cực đoan trong sáng tạo. Anh còn là một tên tuổi hiếm hoi luôn thể nghiệm các kỹ thuật điện tử để đưa những show diễn của mình trở thành bữa tiệc mãn nhãn của nghệ thuật đương đại. Mỗi thiết kế của Lee Alexander McQueen là một tác phẩm hội họa, kiến trúc tuyệt mỹ dưới dấu ấn bàn tay phù phép điêu luyện với nét cắt sắc sảo không thể nhầm lẫn.

Các thiết kế của anh mang đầy cảm hứng vị lai (futuristic) nhưng luôn mê hoặc lòng người bởi những tầng lớp ý nghĩa ẩn chứa trong ấy. Cũng chính vì thế, trang phục của Alexander McQueen không chỉ hiện diện trong thời trang mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật trưng bày tại các bảo tàng nổi tiếng thế giới. Tổng biên tập Anna Wintour của Vogue từng cho rằng: “Người ta đến London chỉ để xem Alexander McQueen và John Galliano”. Đây dường như cũng là lời công nhận và tôn vinh nhã nhặn cho những tài năng và đóng góp của McQueen với ngành thời trang Anh quốc.

NHÀ THIẾT KẾ CỦA NHỮNG KỶ LỤC

Lee Alexander McQueen nổi tiếng là nhà thiết kế của những kỷ lục. Anh là tên tuổi tạo mẫu duy nhất bốn lần được Hội đồng thời trang Anh vinh danh là Nhà thiết kế của năm (1995, 1997, 2001, 2003). Đáng  nói hơn, chỉ trong vòng bảy năm ngắn ngủi anh đã có đến bốn danh hiệu này. Đó không chỉ là sự tôn vinh đơn thuần mà còn là dấu son chói lọi đánh dấu những tháng ngày McQueen trở thành ông hoàng của thời trang Anh.

Sau các danh hiệu nội địa, tên tuổi Lee Alexander McQueen còn vươn ra thế giới khi Hội đồng nhà thiết kế Mỹ (CFDA) chọn là Nhà thiết kế quốc tế của năm 2003. Tiếp đó, thời trang vị lai của anh còn được nữ hoàng Anh thừa nhận là đóng góp to lớn cho thời trang Vương quốc Anh với huân chương Đế chế Anh (CBE) danh giá.

Là một nhà thiết kế tiên phong của trường phái vị lai, Lee Alexander McQueen còn tạo nên một cuộc cách mạng như đúng lời anh nói. Với McQueen, thời trang không chỉ là quần áo, là sàn diễn runway mà còn là một loại hình nghệ thuật. Đầu tháng 10 năm 2009, Lee Alexander McQueen lại trở thành đầu tàu kết hợp sàn diễn thời trang với sân khấu giải trí. Bộ sưu tập mang tên Plato’s Atlantis của anh được truyền hình trực tuyến trên SHOWstudio.com của Nick Knight. Và đương nhiên, trước khi màn trình diễn của McQueen kịp kết thúc thì trang web SHOWstudio.com cũng bị sập bởi quá tải lượng truy cập.

Sau anh, giới thời trang mới bắt đầu để tâm đến việc đầu tư trang trí cho show diễn hay truyền hình trực tuyến buổi ra mắt bộ sưu tập mới. Giới mộ điệu và tín đồ thời trang có thể dễ dàng ngồi nhà xem trực tiếp bộ sưu tập xuân – hè 2014 mới nhất của Burberry, Tommy Hilfiger qua máy vi tính. Các biên tập viên thời trang có thể vừa ngắm trang phục vừa hòa mình vào không gian trình diễn được đầu tư kỹ càng tại show của Louis Vuitton, Vivienne Westwood. Tất cả đều khởi nguồn từ Lee Alexander McQueen.

Ở tuổi 40, khi chịu nhiều cú sốc từ việc mất người thân, Lee Alexander McQueen lựa chọn một cái kết cực đoan như tính cách của mình. Đây là một mất mát không thể bù đắp được cho thời trang ở nhiều phương diện như lời Anna Wintour: “McQueen luôn mang bản sắc Anh quốc cùng thẩm mỹ táo bạo lên sàn diễn thời trang thế giới. Trong một thời gian ngắn, anh đã ảnh hưởng đáng kinh ngạc đến phong cách đường phố, văn hóa âm nhạc và cả các bảo tàng trên toàn cầu”.

Tiểu sử

Nhắc đến Lee Alexander McQueen, người ta sẽ mường tượng đến một nhà thiết kế đầu trọc với vô số scandal và cái chết bi thảm khi gần tròn 41 tuổi.

Tuy nhiên, không ai phủ nhận rằng Lee là một trong số ít những nhà thiết kế có thể đưa thời trang lên một tầm cao mới. Người ta có thể thích hoặc không thích các thiết kế của anh, nhưng ai cũng phải ngạc nhiên và trầm trồ ngưỡng mộ trước các trang phục đậm nét quậy quái của Lee Alexander McQueen.

Năm 16 tuổi, McQueen đã bỏ học để xin học việc tại các cửa hàng may đo Anderson & Sheppard, Gieves & Hawkes hay Angles nổi tiếng London. Trong vài năm ngắn ngủi, chàng trai trẻ Alexander McQueen đã thuần thục sáu kỹ thuật cắt khác nhau từ thế kỷ XVI cho đến thời trang hiện đại. McQueen bắt đầu đặt những viên gạch đầu tiên cho tên tuổi của mình khi tham gia sản xuất trang phục cho vở nhạc kịch Những người khốn khổ (Les Misérables).

Khi mới chỉ là một tay thợ may, danh sách khách hàng của anh đã có những cái tên chính khách lừng lẫy như cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev. Anh thợ may trẻ đã từng cả gan thêu dòng chữ “Tôi là kẻ đáng ghét” (I’m a cunt) lên tay áo bộ suit may riêng cho thái tử Charles.

Ai cũng nghĩ McQueen thích chơi trội, kể từ khi ra mắt bộ sưu tập độc lập đầu tiên Highland Rape (1995) với trang phục trên nền họa tiết Scotland đặc trưng. Sau đó, bộ sưu tập Number 13 (1998), Dance of the Twist Bull (2001), Widows of Culloden (2006) cũng khiến giới mộ điệu xôn xao không ngớt từ tên gọi đến kiểu dáng. Mỗi bộ sưu tập đều mang theo quan điểm duy mỹ cực đoan của Alexander McQueen. Nếu không phải là máu hay xương người thì cũng tràn ngập sự chết chóc với những âm thanh rùng rợn và quỷ quái.

Widows of Culloden

Bộ sưu tập Widows of Culloden (2006)

Lee Alexander McQueen còn là một tên tuổi hiếm hoi luôn thể nghiệm các kỹ thuật điện tử để đưa những show diễn của mình thành một tác phẩm nghệ thuật đương đại.

Các thiết kế của anh mang đầy cảm hứng vị lai (futuristic) nhưng luôn mê hoặc lòng người bởi những tầng lớp ý nghĩa ẩn chứa trong ấy. Cũng chính vì thế, trang phục của Alexander McQueen không chỉ hiện diện trong thời trang mà còn trở thành tác phẩm nghệ thuật trưng bày tại các bảo tàng nổi tiếng thế giới.

Các kỷ lục

Lee Alexander McQueen nổi tiếng là nhà thiết kế của những kỷ lục. Anh là tên tuổi tạo mẫu duy nhất bốn lần được Hội đồng thời trang Anh vinh danh là Nhà thiết kế của năm (1995, 1997, 2001, 2003). Đáng nói hơn, chỉ trong vòng bảy năm ngắn ngủi anh đã có đến bốn danh hiệu này. Đó không chỉ là sự tôn vinh đơn thuần mà còn là dấu son chói lọi đánh dấu những tháng ngày McQueen trở thành ông hoàng của thời trang Anh.

Sau các danh hiệu nội địa, tên tuổi Lee Alexander McQueen còn vươn ra thế giới khi Hội đồng nhà thiết kế Mỹ (CFDA) chọn là Nhà thiết kế quốc tế của năm 2003. Tiếp đó, thời trang vị lai của anh còn được nữ hoàng Anh thừa nhận là đóng góp to lớn cho thời trang Vương quốc Anh với huân chương Đế chế Anh (CBE) danh giá.

Là một nhà thiết kế tiên phong của trường phái vị lai, Lee Alexander McQueen còn tạo nên một cuộc cách mạng như đúng lời anh nói. Với McQueen, thời trang không chỉ là quần áo, là sàn diễn runway mà còn là một loại hình nghệ thuật.

Đầu tháng 10 năm 2009, Lee Alexander McQueen lại trở thành đầu tàu kết hợp sàn diễn thời trang với sân khấu giải trí. Bộ sưu tập mang tên Plato’s Atlantis của anh được truyền hình trực tuyến trên SHOWstudio.com của Nick Knight. Trước khi màn trình diễn của McQueen kịp kết thúc thì trang web SHOWstudio.com cũng bị sập bởi quá tải lượng truy cập.

Sau anh, giới thời trang mới bắt đầu để tâm đến việc đầu tư trang trí cho show diễn hay truyền hình trực tuyến buổi ra mắt bộ sưu tập mới. Việc giới mộ điệu và tín đồ thời trang có thể dễ dàng ngồi nhà xem trực tiếp những bộ sưu tập mới nhất từ Burberry, Prada, Louis Vuitton… qua máy tính đều khởi nguồn từ Lee Alexander McQueen.

 Widows of Culloden1Các show diễn của McQueen luôn được chú trọng về mặt trang trí sàn diễn

Cái chết của McQueen

McQueen tự tử chỉ vài ngày trước khi Tuần lễ thời trang London diễn ra và 9 ngày sau khi mẹ anh mất vì căn bệnh ung thư. Nhiếp ảnh gia David LaChapelle, một người bạn thân của McQueen, cho biết “anh ta đang rất đau khổ”.

Đám tang của McQueen diễn ra ngày 25–02–2010 tại nhà thờ St. Paul, Knightsbridge ở London. Sau khi hỏa táng, hài cốt của anh được đưa về Isle of Skye ở Scotland.

British fashion designer Alexander McQueen appears at the end of his ready-to-wear fall/winter 2006-..

Đọc nhanh

ĐÔI NÉT VỀ LEE ALEXANDER MCQUEEN

Họ tên: Lee Alexander McQueen

Sinh nhật: 17–03–1969

Ngày mất: 11–02–2010

Quốc tịch: Anh

Nghề nghiệp: Nhà thiết kế

Thương hiệu: Alexander McQueen, McQ

Học vấn: Central Saint Martins

Xem thêm