Bệnh quai bị kiêng gì? 7 điều cần ghi nhớ

Bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh chủ quan trong quá trình điều trị.

Để tập trung trị bệnh dứt điểm thì bạn nhất định cần phải biết rõ bị quai bị kiêng gì và nên làm gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ trả lời giúp bạn.

Bệnh quai bị là bệnh gì?

Bệnh quai bị kiêng gì? 7 điều cần ghi nhớ

Trước khi tìm hiểu quai bị kiêng gì, bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về căn bệnh này. Bệnh quai bị do virus Paramyxovirus gây ra, thường lây lan qua tiếp xúc với nước bọt của người bị nhiễm bệnh. Bệnh do virus này chủ yếu lây nhiễm cho trẻ em từ 2 – 12 tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Quai bị gây sưng tuyến nước bọt (viêm tuyến mang tai), đau đầu, sốt, mệt mỏi, đau cơ, mất cảm giác thèm ăn…

Biến chứng của bệnh quai bị dễ xảy ra ở người lớn hơn so với trẻ em. Nhiễm trùng kéo dài sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác như não, tuyến tụy, tinh hoàn và buồng trứng. Trẻ em bị biến chứng quai bị dễ bị viêm màng não, viêm não, sưng khớp…

Quai bị là bệnh nhiễm virus không đáp ứng với kháng sinh. Cách điều trị virus quai bị là điều trị các triệu chứng để giảm đau và giúp người bệnh thoải mái hơn.

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

Người bị quai bị kiêng gì?

Chắn hẳn việc điều trị dứt điểm bệnh quai bị là vô cùng cần thiết để tránh xảy ra biến chứng. Trong đó, việc kết hợp chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý rất quan trọng. Rất nhiều người thắc mắc quai bị kiêng những gì?

1. Quai bị kiêng gì? Thức ăn chua cay

Thức ăn chua cay

Khi bạn bị quai bị, tuyến nước bọt đang viêm và sưng. Đồ ăn cay nóng kích thích sản xuất nhiều nước bọt hơn. Nước bọt càng hoạt động mạnh thì tình trạng bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, thức ăn và đồ uống có tính axit cũng sẽ gây đau tuyến nước bọt nhiều hơn.

Nếu bạn ăn đồ chua cay trong thời gian bị bệnh quai bị thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng, thời gian điều trị kéo dài.

2. Bị quai bị thì kiêng gì? Kiêng đồ nếp

Khi đang mắc bệnh quai bị, bạn không nên ăn các món ăn làm từ nếp như bánh chưng, xôi… Các món ăn này sẽ khiến cho chỗ sưng viêm bị sưng to hơn. Vì thế, bạn sẽ tốn rất nhiều thời gian để điều trị khỏi bệnh.

3. Quai bị kiêng những gì? Kiêng ăn thịt gà

Khi được hỏi quai bị có kiêng gì không thì bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên tránh ăn thịt gà. Mặc dù thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng với người bị quai bị lại là “đại kỵ”.

Sau khi ăn thịt gà, người bệnh thường có cảm giác khó tiêu và đầy bụng. Khi cơ thể đang mệt mỏi mà gặp chứng đầy bụng, khó tiêu thì lại càng uể oải hơn. Ngoài ra, món thịt gà khá dai nên sẽ ảnh hưởng đến tuyến nước bọt đang bị sưng viêm. Tốt nhất, bạn nên kiêng ăn cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

4. Quai bị kiêng những gì? Kiêng ra ngoài trời gió

Bên cạnh những món ăn người bệnh quai bị kiêng gì, bạn cũng không nên ra ngoài trời gió để tránh bệnh trở nặng. Lúc này, cơ thể đang suy yếu vì hệ miễn dịch hoạt động kém, không đủ sức chống chọi với các tác nhân gây bệnh. Nếu cần phải ra ngoài, bạn nên chú ý đeo khẩu trang y tế và mặc quần áo dài tay để che chắn gió, hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng.

Ngoài ra, khi bị bệnh, bạn có thể lây nhiễm cho những người xung quanh qua tuyến nước bọt. Nếu bạn đi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người thì khả năng gây bệnh rất cao. Người lớn nên kiêng đi làm 5 ngày sau khi tuyến nước bọt bắt đầu sưng. Trẻ em nên nghỉ học ở nhà cho đến khi các triệu chứng của bệnh cải thiện.

5. Quai bị có kiêng gì không? Kiêng tắm nước lạnh

Quai bị có kiêng gì không? Kiêng tắm nước lạnh

Ảnh: GettyImages

Nước lạnh cũng là yếu tố khiến vùng mắc quai bị sưng đau hơn. Tuy nhiên, kiêng nước lạnh không đồng nghĩa với việc người bệnh không cần tắm rửa vệ sinh mỗi ngày. Thực tế, bạn nên chú ý vệ sinh cơ thể hàng ngày để tiêu diệt sạch sẽ virus, vi trùng. Thay vì tắm bằng nước lạnh, bạn nên tắm bằng nước ấm và tránh ngâm mình quá lâu.

6. Khi bị quai bị cần kiêng những gì? Không nên vận động mạnh

Không hiếm những trường hợp biến chứng quai bị gây sưng đau tinh hoàn ở nam giới do vận động mạnh. Nếu không điều trị kịp thời thì người bệnh có nguy cơ bị vô sinh. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian biểu hợp lý để nghỉ ngơi, giúp cơ thể nhanh hồi phục, tăng cường sức đề kháng trị bệnh.

7. Không tự ý dùng thuốc

Không có thuốc kháng virus cụ thể nào để điều trị bệnh quai bị. Việc điều trị chủ yếu dựa trên nguyên tắc ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động. Do vậy, nếu bạn không biết bệnh quai bị cần kiêng gì thì không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà mà không có chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu trường hợp có bội nhiễm do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh trị bệnh.

>>> Đọc thêm: Bị bỏng kiêng ăn gì? Không nên làm gì để tránh sẹo xấu?

Mắc bệnh quai bị nên làm gì?

Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng với người bị quai bị. Bạn cần xây dựng thực đơn phù hợp để cơ thể dễ hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ quá trình phục hồi diễn ra nhanh hơn.

1. Quai bị kiêng gì và ăn gì? Ăn thực phẩm dạng lỏng, mềm

Ăn thực phẩm dạng lỏng, mềm

Ảnh: Ella Olsson/Unsplash

Khi bị bệnh quai bị, bạn dễ bị sốt cao và sưng đau tuyến nước bọt. Việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn. Vì vậy, thức ăn dạng lỏng như cháo, súp, canh trứng… là thức ăn người bệnh nên ưu tiên.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của người bệnh cũng rất nhạy cảm. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn phù hợp, ăn với lượng vừa phải và hạn chế nhai mạnh. Nên chia nhỏ thực đơn ra thành nhiều bữa ăn trong ngày.

2. Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là thực phẩm rất cần thiết với người bệnh quai bị. Rau chứa nhiều chất xơ hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Hơn nữa, các loại vitamin trong rau xanh sẽ bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng, tăng cường miễn dịch, gia tăng các bạch cầu lympho B, lympho T cả về số lượng và chất lượng.

3. Ăn món ăn chế biến từ đậu

Theo thông tin quai bị kiêng gì và ăn gì thì bạn nên bổ sung các món ăn từ đậu để chống lại bệnh tật. Các món ăn này chứa nhiều loại vitamin cần thiết như vitamin A, C, B1 tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Người chăm sóc người bệnh có thể ninh nhừ đậu tương và đậu xanh cho người bệnh ăn mỗi ngày. Sau khi ăn trong 3 – 5 ngày liên tiếp, bệnh có thể thuyên giảm.

4. Uống nhiều nước

Người bệnh quai bị thường bị sốt và mất nước. Vậy nên việc bù nước và chất điện giải mất đi để giúp cân bằng cơ thể là việc nên làm. Bạn cũng không nên uống nước quá nóng hay quá lạnh. Chỉ nên uống nước ấm hoặc nước lọc thông thường để giảm cơn đau.

Duy trì sức miệng thường xuyên bằng nước muối pha loãng sẽ giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng, tránh khô miệng.

>>> Đọc thêm: Bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên để nhanh hết ho

Giải đáp những thắc mắc bị quai bị thì kiêng gì?

Dù bệnh quai bị không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe nhưng biến chứng bệnh để lại rất nghiêm trọng. Bạn cần tìm hiểu rõ quai bị kiêng gì và một số thông tin sau.

1. Bệnh quai bị có dễ lây không?

Bệnh quai bị rất dễ lây lan do bản chất là virus. Có đến một phần ba số người mắc bệnh quai bị không biểu hiện triệu chứng, nhưng họ vẫn có thể lây nhiễm cho người khác. Nếu mắc bệnh quai bị, bệnh sẽ lây lan vài ngày trước khi tuyến nước bọt sưng lên và có thể kéo dài đến 5 ngày sau khi sưng. Do đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong giai đoạn này.

2. Biến chứng của bệnh quai bị là gì?

Các rủi ro sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến bệnh quai bị bao gồm:

Biến chứng: Quai bị có thể dẫn đến nhiều biến chứng khác nhau, bao gồm viêm màng não (viêm màng bao quanh não và tủy sống), viêm não, viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm tụy và điếc.

Vô sinh: Ở nam giới, bệnh quai bị có thể gây viêm tinh hoàn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Biến chứng khi mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị có thể phải đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc biến chứng khi mang thai cao hơn.

Nhập viện: Các trường hợp quai bị nặng hoặc có biến chứng cần phải nhập viện để điều trị và theo dõi.

Khó chịu và gián đoạn: Quai bị có thể gây khó chịu, đau đớn và làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày do các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi và chán ăn.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

3. Mất bao lâu để phục hồi sau bệnh quai bị?

Đối với hầu hết mọi người, quá trình phục hồi sau quai bị mất khoảng 2 đến 3 tuần. Trong tuần đầu tiên, các triệu chứng thường gặp là sốt và sưng tuyến nước bọt. Sau giai đoạn cấp tính này, các triệu chứng dần cải thiện. Tuy nhiên, một số người có thể cảm thấy mệt mỏi trong thời gian dài hơn.

4. Cách phòng ngừa bệnh quai bị là gì?

Cách tốt nhất để phòng ngừa quai bị là tiêm vắc-xin MMR (sởi, quai bị và rubella). Thông thường, bạn sẽ được tiêm hai liều: liều đầu tiên khi bạn được 12-15 tháng tuổi và liều thứ hai khi bạn được 4-6 tuổi. Đôi khi, trong thời gian bùng phát hoặc đối với một số nhóm có nguy cơ cao, bạn có thể cần tiêm liều thứ ba.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có các triệu chứng của bệnh quai bị thì nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tư vấn về cách kiểm soát triệu chứng và các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus.

Khi mắc bệnh quai bị, bạn cần chú ý quai bị kiêng gì và tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Như vậy, bạn sẽ hạn chế được nguy cơ biến chứng và lây bệnh cho người khác.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm