Hồn ma của Christian Dior hiện diện trên phim trường Dior and I

Đạo diễn Frédéric Tcheng đã tiết lộ chuyện hậu trường bí ẩn trong quá trình thực hiện bộ phim về nhà mốt couture Christian Dior

 

Dior and I là bộ phim tài liệu về nhà mốt couture Christian Dior do đạo diễn Frédéric Tcheng, người từng đạo diễn phim Diana Vreeland: The Eye Has to Travel thực hiện.

Trong buổi công chiếu bộ phim hồi tuần rồi tại Liên hoan phim Tribeca, New York, Mỹ, đạo diễn Frédéric Tcheng đã có những tiết lộ khiến không ít người rùng mình về quá trình quay của bộ phim. Frédéric Tcheng hồi tưởng:Không khí rất nặng nề trong những đêm quay phim tại xưởng may của Dior. Bạn có thể cảm nhận được linh hồn của ông hiện diện đâu đó. Vì dù chỉ có chúng tôi và những người bảo vệ, vẫn có những âm thanh của ống nước và bạn có thể cảm giác được có ai đó đang hiện diện.

Không khí đậm chất bóng ma trong nhà hát này đã ảnh hưởng đến bộ phim của Frédéric Tcheng. Anh dùng những khung hình chậm và dài cùng chất giọng âm u của nhà thơ Omar Berrada để đọc lại những đoạn trong tiểu sử của Christian Dior. Tôi rất hứng thú với ý tưởng về những gì tồn tại trong quá khứ và sức sống của nó trong hiện tại. Đó là ý tưởng về hồn ma và tâm linh trong phim ảnh, Frédéric Tcheng cho biết. Trong phim, những người thợ may làm việc cho nhà mốt Dior hàng thập kỷ qua cũng đã xác nhận sự tồn tại của linh hồn Christian Dior tại xưởng làm việc trước đây của ông.

Dior and I - Raf Simons

Raf Simons trong một cảnh phim

Bộ phim Dior and I đưa người xem vào thăm hậu trường của một trong những nhà couture danh tiếng nhất thế giới. Phim được quay vào năm 2012, khi đoàn làm phim theo chân giám đốc sáng tạo Raf Simons trong 8 tuần lễ chuẩn bị cho bộ sưu tập couture đầu tiên của ông cho nhà Dior. Phim được đánh giá là rất sát với thực tế khi mô tả những chi tiết thú vị về Raf Simons, người lần đầu tiên thiết kế một bộ sưu tập haute couture và những gì ông phải đối mặt để cân bằng giữa nghệ thuật và thương mại.

Một thiết kế trong bộ sưu tập đầu tiên của Raf Simons cho Dior

Một thiết kế trong bộ sưu tập đầu tiên của Raf Simons cho Dior

Tuy nhiên, một điều lạ khiến các tín đồ thời trang phải đặt dấu hỏi là bộ phim hoàn toàn không nhắc gì đến người tiền nhiệm của Raf Simons, John Galliano cũng như những nhà thiết kế trước đó, kể cả Yves Saint Laurent. Dẫu biết scandal mà John Galliano gây ra dẫn đến việc ra đi của ông là vấn đề nhạy cảm, nhưng việc một bộ phim tài liệu về lịch sử một nhà mốt couture lâu đời như Christian Dior mà chỉ đề cập đến hai tên tuổi người sáng lập và người đương nhiệm thì quả thật là một thiếu sót lớn.

Theo: The Cut

Xem thêm