Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Biết gì trước khi học fashion design?

Thiết kế thời trang là một ngành năng động và liên tục biến đổi. Nó đòi hỏi bạn phải có hiểu biết sâu sắc về thẩm mỹ, chất liệu, xu hướng, kể cả khả năng biến ý tưởng thành những tác phẩm hữu hình

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Biết gì trước khi học fashion design?

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Bạn cần biết những gì trước khi học fashion design? Ảnh: Shutterstock

Trở thành nhà thiết kế là giấc mơ của nhiều người.  Nhà thiết kế thời trang đóng vai trò như nhạc trưởng chỉ huy dàn giao hưởng gồm vải vóc, màu sắc và hình khối để tạo nên nghệ thuật trên cơ thể người mặc.Việc làm ra những trang phục tuyệt vời, tạo xu hướng, và để lại tên tuổi lâu dài trong thế giới thời trang thật mê hoặc.

Thế nhưng, dù coi nhà thiết kế là gương mặt đại diện của một thương hiệu, ngành công nghiệp thời trang lại phụ thuộc vào sự hợp tác của nhiều chuyên gia, những anh hùng vô danh đang miệt mài làm việc mà không mấy người biết tới.

Nếu bạn đang muốn theo học ngành fashion design và băn khoăn liệu học thiết kế thời trang có dễ xin việc không, hãy cùng nghe sự tư vấn từ ông Lucas Delattre, giáo sư tại Học viện Thời trang Pháp – Institut Français de la Mode nổi tiếng tại Paris.

Ông đã có chuyến đi đến Việt Nam tham gia chấm giải cuộc thi Tài năng thiết kế trẻ Việt Nam – Fashion in Paris trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam. Sự kiện này do Lãnh sự quán Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và Harper’s Bazaar đồng tổ chức, nhằm mang đến cái nhìn chuyên sâu trong ngành công nghiệp thời trang.

Giáo sư Lucas Delattre phát biểu về lịch sử thời trang trong chuyến thăm Thành phố Hồ Chí Minh

Ngành thời trang không chỉ có giám đốc sáng tạo mà là một hệ sinh thái gồm các ngành nghề đa dạng

Nhiều bạn trẻ đánh đồng thành công trong ngành thời trang với danh vọng của một giám đốc sáng tạo (creative director). Quan điểm sai lầm này rất phổ biến. Rất nhiều người mơ ước thành lập một nhà mốt vang danh như Coco Chanel, trở thành giám đốc sáng tạo nổi tiếng như Karl Lagerfeld, hay trở thành người tiên phong như Công Trí của Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế chỉ một số rất ít mới đạt được danh tiếng đó.

Giáo sư Lucas Delattre nhấn mạnh rằng không phải cứ trở thành Giám đốc Sáng tạo mới là thành công. Đâu phải chỉ John Galliano, Martin Margiela hay Jean Paul Gaultier mới quan trọng. Các nhà mốt còn phụ thuộc vào các chuyên gia về may mặc hoặc phụ kiện. Những anh hùng vô danh này thổi hồn và mang lại sức sống cho thương hiệu.

Một số vai trò quan trọng trong một nhà mốt có thể kể đến như sau:

1. Giám đốc sáng tạo. Vai trò này tương tự như một nghệ sĩ. Nhân vật này sáng tạo ra quần áo, phụ kiện và giày dép, lấy cảm hứng từ văn hóa và dự đoán xu hướng của người tiêu dùng. Thiết kế phải tinh tế, vượt qua rào cản định kiến và thách thức những quan niệm thông thường.

2. Họa sĩ vẽ minh họa dùng các bức vẽ chi tiết để chuyển thể ý tưởng của Giám đốc Sáng tạo, chuyển dịch khái niệm thành hình ảnh. Bản vẽ này giúp định hình sản phẩm thực tế.

3. Kỹ thuật rập tạo ra các bản rập tỉ mỉ, đảm bảo độ chính xác và chức năng của mẫu thiết kế, đồng thời phải tính toán cách cắt rập sao cho lợi vải và giảm thiểu chi phí.

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Thợ lên rập (pattern making) là một vị trí không nhiều người để mắt đến nhưng vô cùng cần thiết với ngành thời trang. Ảnh: Shutterstock

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Thợ lên rập (pattern making) là một vị trí không nhiều người để mắt đến nhưng vô cùng cần thiết với ngành thời trang. Ảnh: Shutterstock

4. Bộ phận mẫu tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật của trang phục và may mẫu. Phòng mẫu luôn làm việc chặt chẽ với nhà thiết kế, đảm bảo rằng chất liệu và kỹ thuật may phù hợp với thiết kế trong tưởng tượng, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.

5. Chuyên gia nguyên vật liệu và nhà thiết kế vải: Hiểu biết về nguyên vật liệu là một lĩnh vực riêng biệt. Chuyên gia nguyên vật liệu và nhà thiết kế vải chọn lựa các nguyên liệu. Họ thử nghiệm cấu trúc trang phục và áp dụng công nghệ mới vào thiết kế thời trang.

6. Bộ phận bán hàng: Không chỉ sáng tạo, thời trang là một ngành kinh tế. Phòng kinh doanh phân tích xu hướng thị trường, hành vi của người tiêu dùng, và dữ liệu bán hàng để xây dựng chiến lược và tối ưu hóa sản xuất và bán hàng. Họ đảm bảo sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời bộ sưu tập phù hợp với bản sắc của thương hiệu.

Nhiều người trong số dàn khách mời ở các show diễn là các buyer. Ảnh: Shutterstock

7. Bộ phận mua hàng (buyer) của nhà phân phối lựa chọn mẫu phù hợp đưa vào bán lẻ. Trang phục phải phù hợp với hình ảnh thương hiệu và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Họ thực sự quyết định thành công của một thương hiệu thời trang.

8. Luật sư để xử lý các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ trong cuộc chiến chống hàng giả. Các thương hiệu khởi nghiệp có thể không thuê một luật sư riêng mà dùng dịch vụ từ các văn phòng luật thứ ba. Tuy nhiên những tập đoàn lớn như LVMH, Kering, Hermès đều có một bộ phận luật sư giỏi chuyên môn.

9. Các kỹ sư, đặc biệt trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng hoặc vận hành nhà máy, là không thể thiếu đối với ngành công nghiệp thời trang. Công việc kỹ sư quan trọng ở những khâu như sản xuất vải vóc, xưởng may công nghiệp…

10. Đạo diễn thời trang: Những sự kiện thời trang phải tổ chức cẩn thận. Đạo diễn thời trang và nhà tổ chức sự kiện đảm nhận kịch bản, hậu cần và tổ chức tổng thể. Họ có trách nhiệm giới thiệu bộ sưu tập mới của Giám đốc Sáng tạo đến với công chúng tiêu dùng.

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Ngành công nghiệp thời trang có rất nhiều vị trí không liên quan đến thiết kế. Ảnh: Shutterstock

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Ngành công nghiệp thời trang có rất nhiều vị trí không liên quan đến thiết kế. Ảnh: Shutterstock

Học thiết kế thời trang không phải là cách duy nhất để có thể dễ dàng xin việc trong một công ty thời trang. Những bộ môn khác cũng có thể là phương pháp để sinh viên gia nhập ngành công nghiệp thời trang, dù nó không mang lại hào quang như cương vị giám đốc sáng tạo. Sinh viên có thể cho rằng theo các học ngành bán lẻ hay kỹ sư không lý thú như ngành thiết kế, nhưng thực sự các thương hiệu lại rất cần nhân lực trong lĩnh vực này. Thậm chí kỹ năng kinh doanh còn mang lại cho họ triển vọng thăng tiến nhanh trên nấc thang sự nghiệp, bởi đích đến cuối cùng sẽ là Giám đốc điều hành (CEO) của thương hiệu.

Học thiết kế thời trang có dễ xin việc không? Quan trọng nhất là kinh nghiệm thực tiễn

Ảnh: Istituto Marangoni

Hành trình của một nhà thiết kế thời trang bắt đầu từ trường học, nơi các nhà thiết kế trẻ vùi mình trong nghệ thuật và khoa học của nghề. Nhiều người bắt đầu với việc học lấy bằng từ các trường danh tiếng như IFM. Chương trình học toàn diện từ nguyên tắc thiết kế, chất liệu, tạo mẫu và công nghệ chế tác trang phục.

Tuy nhiên, theo học ngành này rất tốn kém, đặc biệt ở các trường thời trang danh tiếng. Gánh nặng tài chính có thể tạo áp lực cho sinh viên, làm ảnh hưởng đến đam mê theo đuổi sáng tạo nghệ thuật của họ.

Bên cạnh đó, bằng cấp chỉ là bước khởi đầu. Các nhà thiết kế trẻ sau đó phải đến thực tập hoặc làm việc tại các nhà mốt danh tiếng. Quá trình này giúp họ có được kinh nghiệm quý báu, hiểu biết thêm về thực tế của ngành công nghiệp. Họ sẽ hiểu cụ thể hơn về dây chuyền sản xuất. Chuyển đổi bản vẽ thành trang phục có thể mặc được là cả quy trình phức tạp.

Tóm lại, ngành thời trang không chỉ xoay quanh vai trò của Giám đốc Sáng tạo. Như giáo sư Lucas Delattre nhấn mạnh: “Phải nắm bắt được sự đa dạng về công việc và chọn đúng vị trí phù hợp với mình”.

Giống như bất kỳ ngành công nghiệp nào khác, con đường đến tương lai luôn tràn ngập thử thách. Người đạt đến thành công là người chấp nhận học hỏi và nỗ lực không ngừng. Hành trình sự nghiệp đánh dấu bằng sự cần cù và kiên trì – đây là cả một quá trình đòi hỏi bạn liên tục thích ứng và tự làm mới mình.

Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm