Khám phá 6 lợi ích của gạo lứt nảy mầm và cách ủ

Gạo lứt nảy mầm có tác dụng gì? Cách ngâm gạo lứt nảy mầm như thế nào? Bazaar Vietnam mách bạn từ A-Z thông tin về loại gạo này!

Bạn đã bao giờ nghe nói về gạo lứt nảy mầm chưa? Có thể nhiều người đã ăn cơm gạo lứt, vậy nhưng với lứt nảy mầm thì có thể còn xa lạ. Loại gạo này có công dụng như thế nào mà được người Nhật ưa chuộng từ lâu đời? Mời tìm hiểu bài viết về loại ngũ cốc này!

Gạo lứt nảy mầm là gì?

Gạo lứt nảy mầm là gì

Hạt gạo nảy mầm là loại ngũ cốc nguyên hạt 100% được nảy mầm trong môi trường ấm áp, ẩm ướt. Trong quá trình nảy mầm, hạt gạo chuyển hóa một số tinh bột bên trong thành các axit amin tốt.

Gạo lứt đã được ủ mầm sau khi nấu chín trông có vẻ giống cơm lứt thông thường. Vậy nhưng, loại gạo này lại có hương vị thơm ngon và mềm dẻo hơn do trong quá trình ủ mầm đường và protein bị phân hủy. Ngoài ra, đổi từ ăn gạo lứt sang ăn loại nảy mầm cũng làm tăng lượng chất dinh dưỡng.

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt nảy mầm

Trong khi gạo trắng chủ yếu gồm đường và tinh bột thì lứt nảy mầm đặc biệt giàu chất dinh dưỡng. Chính vì lý do này mà hiện nay đã có khá nhiều người tìm cách ngâm gạo lứt nảy mầm để sử dụng thay thế gạo lứt thông thường hoặc gạo trắng.

Ước tính, 1/4 cốc gạo nảy mầm chứa:

• 170 calo

• 1,5 gam chất béo (chiếm 2% giá trị chất béo hàng ngày)

• 4 gam protein (chiếm 9% trong số 46 gam mà phụ nữ cần mỗi ngày và 7% trong số 56 gam mà nam giới cần)

• 2 gam chất xơ (chiếm 8% trong số 25 gam chất xơ mà phụ nữ cần mỗi ngày và 5% trong số 38 gam chất xơ mà nam giới cần)

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc, lứt đã nảy mầm được ngâm trong nước trong vài giờ. Điều này giúp cho các chất dinh dưỡng chứa trong hạt có khả năng sinh học cao hơn.

Theo đó, lứt nảy mầm có lượng chất xơ và vitamin E cao gấp 4 lần so với gạo thông thường và lượng vitamin B1, vitamin B6 và magie cao gấp 3 lần. Ngoài ra, ăn cơm lứt nảy mầm cũng cung cấp cho cơ thể một lượng nhỏ chất sắt.

>>> Đọc thêm: 4 TÁC HẠI CỦA GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG KHÔNG TỐT ĐẾN SỨC KHỎE

Tác dụng của gạo lứt nảy mầm

Tác dụng của gạo lứt nảy mầm

Lứt nảy mầm khác với gạo lứt vì quá trình nảy mầm. Sự khác biệt này làm tăng hàm lượng axit Gamma-aminobutyric (GABA), khiến cho cơm lứt nảy mầm có nhiều tác dụng hơn so với các loại gạo thông thường khác.

Gạo lứt nảy mầm có tác dụng gì? Dưới đây là một số lợi ích của cơm lứt nảy mầm:

1. Tốt cho sức khỏe tổng thể

Quá trình nảy mầm của gạo lứt không chỉ làm tăng dồi dào các chất dinh dưỡng hiện có mà còn sản sinh ra các thành phần mới. Đó là vitamin E, chất xơ, magiê, vitamin B1, vitamin B6…

Theo các nghiên cứu, gạo lứt đã nảy mầm làm tăng tỷ lệ phần trăm chất dinh dưỡng tổng thể và phân hủy phytates. Phytates là hợp chất chống oxy hóa tự nhiên có trong ngũ cốc. Chất này giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng hơn.

Điều đó có nghĩa là gạo nảy mầm thậm chí còn cung cấp nhiều khoáng chất hơn gạo thường. Ngoài việc tăng cường chất dinh dưỡng, gạo nảy mầm còn chứa hàm lượng GABA cao hơn nhiều, mang lại lợi ích đáng kể cho sức khỏe tổng thể của người sử dụng.

2. Cải thiện sự tập trung và làm cho cơ thể tỉnh táo

Lượng GABA chứa trong gạo lứt nảy mầm quản lý các xung động não và hoạt động như một chất dẫn truyền thần kinh. Ưu điểm bảo vệ thần kinh là giúp giảm lo âu, chống trầm cảm cũng như ngăn ngừa bệnh Alzheimer và Parkinson.

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH GIẢM CÂN BẰNG GẠO LỨT VÀ THỰC ĐƠN GIẢM CÂN 1 TUẦN

3. Cải thiện giấc ngủ

Cải thiện giấc ngủ

Gạo lứt nảy mầm có hàm lượng magie cao hơn gạo trắng, đây là chất cơ bản giúp chống lại chứng mất ngủ hoặc khó ngủ.

Việc tiêu thụ gạo lứt cũng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến suy dinh dưỡng do thiếu khoáng chất hoặc vitamin. Từ đây giúp bạn khỏe mạnh, ngủ sâu giấc.

4. Hỗ trợ tiêu hóa

Nghiên cứu cho thấy khả năng tiêu hóa tăng lên khi quá trình nảy mầm thúc đẩy các phản ứng sinh hóa. Cụ thể là chất xơ dồi dào trong gạo nảy mầm kích thích tiêu hóa và có thể làm giảm nguy cơ táo bón.

Hơn nữa, gạo lứt đã nảy mầm cũng giúp phân hủy axit abscisic, từ đó giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.

5. Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

So với các loại gạo thông thường, gạo lứt qua quá trình ủ mầm có chỉ số đường huyết thấp hơn. Vì thế, ăn loại gạo này tốt hơn cho lượng đường trong máu. Các nghiên cứu cũng cho thấy gạo nảy mầm có một số đặc tính chống tiểu đường.

Một bài báo năm 2008 đăng trên “Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và Vitamin học” cho biết rằng gạo lứt nảy mầm giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn loại gạo này thay thế các loại gạo khác.

>>> Đọc thêm: LOẠI GẠO LỨT NÀO GIẢM CÂN TỐT NHẤT? 3 GỢI Ý GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

6. Tốt cho tim mạch

Tốt cho tim mạch

Lứt nảy mầm không chứa chất béo bão hòa nên là sự lựa chọn tốt cho tim mạch.

Theo một bài báo năm 2011 đăng trên “Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm”, gạo đã nảy mầm cũng có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, hạ huyết áp, giảm lo lắng và ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư.

Ngoài ra, những người nhạy cảm với gluten hoặc những người không dung nạp gluten sẽ rất vui khi biết rằng lứt nảy mầm là một lựa chọn tiện lợi.

>>> Đọc thêm: 8 CÁCH NẤU CHÁO GẠO LỨT GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN, HIỆU QUẢ

Cách ủ gạo lứt nảy mầm

Cách ủ gạo

Ảnh: Food.com

Gạo nảy mầm quả thật có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Vậy thì bạn hãy tự ủ gạo để sử dụng trong bữa cơm của gia đình mình nhé.

Bazaar Vietnam hướng dẫn cách làm gạo lứt nảy mầm với các bước đơn giản sau:

Bước 1:

Cho gạo lứt vào bát tô (hoặc nồi), đổ vào đó nước sạch hoặc nước đóng chai rồi vo sạch gạo để loại bỏ bụi bẩn.

Bước 2:

Nhẹ nhàng chà xát gạo bằng lòng bàn tay để gạo hấp thụ nước tốt hơn.

Bước 3:

hạt nảy mầm

Ảnh: Instructables

Trải gạo lứt vào trong một thùng lớn và sạch sẽ. Tiếp theo, đổ nước nóng ở nhiệt độ 30 – 40ºC. Không sử dụng nước nóng có nhiệt độ từ 42ºC trở lên vì sẽ ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm.

Bước 4:

Đậy nắp thùng lại và chọc một vài lỗ nhỏ để gạo thông thoáng và có oxy giúp lên mầm (có thể dùng màng bọc thực phẩm để bọc nắp thùng và chọc một vài lỗ nhỏ lên đó). Sau 12 giờ ngâm gạo, bạn đổ bỏ nước này đi và thay bằng nước mới.

Bước 5:

Sau khi ngâm khoảng 2 – 3 ngày, bạn sẽ thấy gạo nhú những chiếc mầm trắng nhỏ. Khi mầm đã nổi lên, đổ nước và rửa lại gạo rồi nấu. Nên sử dụng gạo đã ngâm trong vòng 7 ngày.

>>> Đọc thêm: GIẢI ĐÁP GẠO LỨT HUYẾT RỒNG CÓ GIẢM CÂN KHÔNG?

Tại sao gạo lứt không nảy mầm?

Tại sao gạo không nảy mầm

Ảnh: Instructables

Một số người gặp thất bại trong quá trình ủ gạo lứt, tức là gạo không nảy mầm. Điều này là do nhiều nguyên nhân, bao gồm:

Nguyên nhân 1: Nhiệt độ không chính xác

Gạo lứt không nảy mầm ở nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Cụ thể, sự nảy mầm có thể không xảy ra khi nhiệt độ giảm xuống dưới 10°C hoặc vượt quá 42°C.

Nguyên nhân 2: Thiếu oxy

Gạo lứt cũng cần oxy để nảy mầm. Nếu bát hoặc thùng đựng gạo để ủ quá kín cũng cản trở quá trình này. Do vậy bạn cần tạo một vài lỗ thông thoáng trên nắp đậy.

Nguyên nhân 3: Thời gian ngâm không đủ

Mặc dù nhiệt độ và oxy là những yếu tố quan trọng để lứt nảy mầm nhưng quá trình này sẽ không xảy ra nếu không đáp ứng đúng thời gian ngâm. Thông thường gạo cần có thời gian ngâm tối thiểu là 12 giờ. Thời gian nảy mầm cũng còn tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Nguyên nhân 4: Gạo lứt có vấn đề

Gạo lứt được sấy khô bằng máy ở nhiệt độ cao có thể không nảy mầm ngay cả khi làm đúng quy trình. Vì vậy, hãy chọn những sản phẩm gạo lứt được phơi nắng hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp.

Nếu bạn gặp sự cố hoặc thất bại trong việc ủ gạo lứt nảy mầm, có thể chọn mua các sản phẩm được bán sẵn. Đây là một thực phẩm tốt cho sức khỏe, hãy cân nhắc sử dụng nó trong mâm cơm của gia đình để đạt được lợi ích tuyệt vời bạn nhé!

>>> Đọc thêm: 8 CÔNG THỨC LÀM TRÀ GẠO LỨT GIẢM CÂN ĐƠN GIẢN TẠI NHÀ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm