
Các thành viên DTAP (từ trái sang) Kata Trần, Thịnh Kainz và Tùng Cedrus tại showcase ra mắt album phòng thu thứ 4 của Đông Nhi.
Bộ ba nhà sản xuất Kata Trần, Thịnh Kainz và Tùng Cedrus hay còn được biết đến với cái tên DTAP đã từng ghi dấu ấn mạnh mẽ qua những sản phẩm hòa trộn âm nhạc dân gian và pop đương đại, góp phần định hình hình tượng nghệ sĩ cho Hoàng Thùy Linh hay Phương Mỹ Chi. Sự sáng tạo của DTAP không chỉ nằm ở phần âm thanh, mà còn thể hiện ở cách họ “gỡ” từng lớp cá tính âm nhạc của nghệ sĩ để xây dựng nên một không gian riêng biệt cho mỗi dự án.
Vậy khi kết hợp với một nghệ sĩ vốn đã có phong cách rõ rệt như Đông Nhi người gắn bó với hình ảnh pop hiện đại, bay bổng và đậm chất thị giác Theater of Dreams sẽ là một cuộc va chạm cá tính, hay là sự nhường bước của một bên?
>>ĐỌC THÊM: HỘI BẠN THÂN MỪNG ĐÔNG NHI COMEBACK VỚI ALBUM THEATER OF DREAMS
DTAP tôn trọng bản sắc riêng của nghệ sỹ

DTAP và Đông Nhi vốn chỉ định sản xuất ca khúc Người Ôm Pháo Hoa (2023) nhưng sau đó đã quyết định hợp tác lâu dài.
Câu trả lời thật sự là không có người thắng vì đây là một màn hợp tác giữa Đông Nhi và DTAP. Bộ ba nhà sản xuất đã không áp đặt hoàn toàn kiểu cách âm nhạc của mình lên Đông Nhi, mà lựa chọn biến hóa, hòa mình vào thế giới nghệ thuật của nghệ sỹ.
Với Theater of Dreams, thay vì tiếp tục khai thác yếu tố dân gian vốn là đặc sản của mình, DTAP ưu tiên đào sâu hơn vào kho tàng bản sắc âm nhạc của Đông Nhi, chính là chất liệu EDM.
Sôi động, ồn ào là những điều mà người hâm mộ nhớ về âm nhạc của Đông Nhi và DTAP đã tôn vinh điều đó. Khoàng hai phần ba thời lượng của album Theater of Dreams là những âm điệu EDM gợi nhắc ta đến những bài hát như Bad Boy (2014), Hot (2015),…
Tuy nhiên, dù biến hóa, DTAP không hoàn toàn “tàng hình”. Nhóm vẫn khéo léo đan cài những dấu ấn riêng như cách xử lý nhịp độc đáo, hòa phối đã thể loại để tạo nên cấu trúc ca khúc nhiều tầng, và đặc biệt là các đoạn beat-drop mang đậm phong cách DTAP.

Những thể loại nhạc được hòa phối để nhấn mạnh tinh thần EDM của Đông Nhi.
Khi thời thế thay đổi, ai cũng phải thích nghi
Không còn như thời hoàng kim của những năm 2000, khi nhạc sĩ và nhà sản xuất gần như kiểm soát hoàn toàn phong cách của nghệ sĩ. Khi ấy, nhắc đến ca khúc là nhắc đến người viết nhạc như Sắc màu là Trần Tiến, Gửi gió cho ngàn mây bay là Đoàn Chuẩn, hay một không gian riêng biệt cho Trịnh Công Sơn.
Ngày nay, khi âm nhạc trở thành thị trường chuyên nghiệp, nghệ sĩ đầu tư nhiều hơn, sở hữu và định hình ca khúc theo phong cách cá nhân. Các bài hát vì thế gắn liền với người thể hiện, còn tên tuổi nhạc sĩ lại ít được nhắc đến hơn. Sự thay đổi này cũng phản ánh một điều: thế hệ nghệ sĩ hiện đại không chỉ hát mà còn có khả năng sáng tác, tự định hình màu sắc âm nhạc. Điều đó buộc các nhạc sĩ và nhà sản xuất phải linh hoạt hơn, cộng tác dựa trên sự thấu hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Tuy nhiên, dù phải thích nghi, họ vẫn khéo léo giữ lại chất riêng trong từng sản phẩm như một “chữ ký” ngầm trong thế giới âm nhạc ngày càng đa dạng.
TIN NHẠC V-POP MỚI
NHỮNG TẤM VÉ VÀNG ĐẦU TIÊN TẠI PROJECT 100% – TÂN BINH TOÀN NĂNG
CƠN SỐT THÁP DRILL TỰ DO ĐÁNH BẬT HIEUTHUHAI KHỎI VỊ TRÍ TOP 1 TRENDING
PIALINH RA MẮT SOLO SAU MÀN HỢP TÁC NẤU ĂN CHO EM CÙNG ĐEN VÂU
Harper’s Bazaar Việt Nam