Dược liệu nào dù quý đến đâu, nếu dùng sai cách cũng có thể đem lại hậu quả khôn lường. Nhiều người dùng đông trùng hạ thảo để bồi bổ, hỗ trợ trị bệnh, tăng sức đề kháng. Để dược liệu này phát huy hết lợi ích, bạn cần chế biến và sử dụng đúng cách. Đông trùng hạ thảo tác dụng gì? Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Đông trùng hạ thảo có công dụng gì?
Đông trùng hạ thảo có tên khoa học là Cordyceps sinensis (Berk) Sacc, các tên gọi khác như trùng thảo, hạ thảo đông trùng. Đây là dược liệu quý, dạng hình trụ, dài 3 – 6cm, trong thân rỗng. Đông trùng hạ thảo vốn là loại nấm, sống ký sinh trên ấu trùng loài bướm. Vào mùa đông, ấu trùng này đi ngủ đông. Các bào tử nấm ký sinh sẽ hút dưỡng chất và làm sâu non chết dần. Đến mùa hè, nấm sẽ dần phát triển và vươn từ cơ thể con sâu. Khi nấm vươn ra khỏi mặt đất, người ta gọi đó là đông trùng hạ thảo.
Nếu thắc mắc đông trùng hạ thảo kỵ gì, chắc hẳn bạn cũng muốn tham khảo thêm một số công dụng của loại dược liệu này. Dưới đây là một số tác dụng đáng ghi nhận của đông trùng hạ thảo.
1. Đông trùng hạ thảo tác dụng gì? Cải thiện tình trạng lão hóa da
Đông trùng hạ thảo chứa polyphenol, có thể hoạt động như chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa là các phân tử chống lại tổn thương tế bào bằng cách trung hòa các gốc tự do. Gốc tự do là một trong những nguyên nhân gây nên ung thư.
Một nghiên cứu năm 2024 đã phân tích chiết xuất đông trùng hạ thảo trong ống nghiệm. Sau đó, thử nghiệm này tiến hành với 40 người tham gia. Kết quả, chiết xuất từ đông trùng có đặc tính chống oxy hóa và làm tăng sản xuất collagen trong da.
>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?
2. Hỗ trợ điều trị ung thư
Theo các nghiên cứu trong ống nghiệm, đông trùng hạ thảo được chứng minh là ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư ở người. Một số loại ung thư có thể kể đến như ung thư phổi, ung thư ruột kết, da và gan.
Các nghiên cứu trên chuột cũng chỉ ra rằng đông trùng có thể có tác dụng chống khối u. Đó là các khối u của bệnh bạch cầu, ung thư vú và ung thư phổi.
3. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Tìm hiểu đông trùng hạ thảo kỵ gì, bạn đừng bỏ qua công dụng của nguyên liệu này nhé. Nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cho thấy đông trùng hạ thảo có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Đặc biệt, dược liệu này còn hữu ích trong việc điều trị tiểu đường hay xơ vữa động mạch.
4. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Đông trùng hạ thảo có thể có tác dụng có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu trên chuột năm 2019 đã thử nghiệm tác dụng của đông trùng hạ thảo đối với tim ở chuột. Theo đó, đông trùng giúp ngăn ngừa tình trạng tim to bằng cách giảm căng thẳng oxy hóa. Sự tích tụ căng thẳng oxy hóa có hại trong tim có thể dẫn đến phì đại tim. Một số nhà nghiên cứu cho rằng điều này là do đông trùng có chứa adenosine. Đây là một hợp chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ tim.
Một nghiên cứu trên người cũng cho kết quả khả quan về công dụng của đông trùng. Nguyên liệu này có thể giúp duy trì nhịp tim bình thường, giảm tình trạng nhịp tim chậm và nhịp tim nhanh.
>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp
Đông trùng hạ thảo kỵ gì?
Đông trùng hạ thảo có kỵ gì không? Dùng đông trùng sai cách có thể gây hại đến sức khỏe. Bạn cần lưu ý thông tin nấm đông trùng hạ thảo kỵ gì để hạn chế nhé.
1. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Kỵ nấu trong nồi kim loại
Khi nấu ở nhiệt độ cao, kim loại có thể gây oxy hóa các chất trong đông trùng hạ thảo. Từ đó, công dụng của đông trùng sẽ bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nồi kim loại còn có thể tác động đến mùi vị của món đông trùng. Món ăn bị mất màu, mất vị đặc trưng, thậm chí còn thay đổi tính chất. Vì vậy, bạn không nên nấu đông trùng trong nồi kim loại, nhôm, sắt, thép. Bạn nên ưu tiên dùng nồi đất, nồi sứ hoặc nồi thủy tinh nhé.
2. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Kỵ nấu ở nhiệt độ quá cao và nấu quá lâu
Nhiều người cho rằng nấu đông trùng càng chín thì càng tiết ra nhiều dưỡng chất. Không ít người hầm đông trùng hạ thảo ở nhiệt độ cao và nấu chín rục. Cách làm này khiến món ăn mất chất dinh dưỡng.
Nhiệt độ quá cao khiến các thành phần dưỡng chất trong đông trùng hạ thảo bị phân hủy. Bạn chỉ nên nấu đông trùng trên lửa nhỏ và nấu khoảng 5 – 10 phút. Với các món hầm, bạn nên cho đông trùng vào cuối cùng, khi các nguyên liệu khác đã chín. Bạn cũng hạn chế nấu đông trùng bằng cách chiên, xào, nướng. Một lưu ý nữa là không nên chế biến đông trùng hạ thảo bằng lò vi sóng.
>>> Đọc thêm: Bồ câu kỵ với gì? Cách chế biến bồ câu an toàn, ngon và bổ
3. Đông trùng hạ thảo kỵ với gì? Kỵ thuốc tây y
Thuốc tây là một trong những cái tên nằm trong danh sách đông trùng hạ thảo kỵ gì. Các thành phần trong đông trùng sẽ phản ứng với thành phần trong thuốc Tây. Từ đó, hiệu quả chữa bệnh của thuốc giảm sút. Đặc biệt là một số loại thuốc sau:
• Thuốc chống đông máu.
• Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch.
• Thuốc ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư.
• Các loại thuốc trị bệnh da liễu, viêm khớp.
Tốt nhất, nếu đang dùng thuốc tây, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng đông trùng hạ thảo.
4. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Kỵ ăn sống
Đông trùng hạ thảo thường sinh sản và phát triển trong tự nhiên. Trong quá trình đó, loại nấm này có thể nhiễm các loài ký sinh trùng. Vì vậy, bạn không nên ăn sống đông trùng hạ thảo. Việc này sẽ không đảm bảo vệ sinh, dẫn đến nhiều nguy cơ gây bệnh.
>>> Đọc thêm: Quả su su kỵ với gì? Những lợi ích và tác hại của su su
5. Ăn đông trùng bị mốc
Đông trùng hạ thảo tươi nên được sử dụng trong vòng 1 tuần, tối đa 15 ngày sau khi hái. Nếu muốn bảo quản lâu hơn, bạn có thể hút chân không, để vào tủ đông. Hoặc bạn có thể sấy khô để tăng thời gian bảo quản.
Nếu bảo quản sai cách, đông trùng dễ bị mốc. Lúc này, tác dụng của đông trùng hạ thảo gần như không còn. Ăn đông trùng mốc khiến bạn dễ bị ngộ độc, dị ứng, viêm nhiễm. Kể cả khi nấu chín, đông trùng mốc vẫn gây hại cho sức khỏe. Bạn cần kiểm tra kỹ nguyên liệu trước khi sử dụng. Nếu phát hiện thấy đông trùng có đốm đen, mùi vị khác lạ, bạn tuyệt đối không chế biến.
6. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Kỵ củ cải
Các hoạt chất trong củ cải và đông trùng hạ thảo không có sự xung đột. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, củ cải có khả năng kích thích hoạt động của nhu động ruột. Sự kích thích ảnh hưởng đến việc hấp thụ đông trùng hạ thảo. Nghĩa là nếu ăn đông trùng cùng củ cải, thời gian hấp thụ các dưỡng chất từ đông trùng sẽ ngắn đi. Thay vào đó, các dưỡng chất sẽ bị đào thải nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế kết hợp hai nguyên liệu này nhé.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
7. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Đậu xanh
Đậu xanh được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đồng thời, đậu xanh cũng có khả năng ức chế một số tác động nào đó của thức ăn lên cơ thể. Đậu xanh có thể làm giảm tác dụng của đông trùng hạ thảo khi nấu cùng nhau. Lời khuyên là bạn không nên ăn đông trùng cùng lúc với những món ăn có chứa đậu xanh.
8. Món chua, hải sản tính lạnh
Nếu hỏi đông trùng hạ thảo kỵ gì thì câu trả lời là các món chua và hải sản. Những món như sữa chua, cà chua, nghêu sò, ốc, hến có khả năng giảm tác dụng của các loại dược liệu. Đông trùng hạ thảo cũng không ngoại lệ. Bạn còn có khả năng bị đau bụng, dị ứng nếu kết hợp đông trùng với thực phẩm kỵ. Điều này xảy ra nhiều hơn ở những người bụng yếu hay cơ địa nhạy cảm.
9. Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
Đông trùng hạ thảo có tính ấm. Nêu ăn cùng món ăn chiên xào, cay nóng, bạn dễ bị nóng trong. Tình trạng nặng hơn, bạn có thể gặp các triệu chứng như nổi mụn, táo bón, mắt đỏ, môi nứt nẻ.
>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?
Ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?
Đông trùng là dược liệu quý, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dùng được đông trùng hạ thảo. Vậy đông trùng hạ thảo kỵ gì và những ai nên hạn chế dùng?
1. Trẻ em dưới 5 tuổi
Theo khuyến cáo, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi tuyệt đối không tự ý dùng đông trùng hạ thảo. Hệ tiêu hóa ở trẻ còn non nớt, chưa đủ sức hấp thụ các dưỡng chất trong đông trùng. Nếu tự ý dùng với liều lượng không thích hợp, trẻ có thể gặp vấn đề về tiêu hóa.
Một trong những tác dụng phụ ở trẻ nhỏ khi dùng đông trùng đó là phát dục sớm. Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe và muốn bổ sung đông trùng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhé.
2. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai có thể dùng đông trùng hạ thảo nhưng chỉ với lượng nhỏ. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, bạn nên hạn chế dùng thảo dược này. Các dưỡng chất trong đông trùng có thể gây tiêu cực đến thai nhi. Một số trường hợp không mong muốn có thể xảy đến như sinh non, sảy thai. Bạn có thể dùng đông trùng trong 3 tháng giữa thai kỳ. Hoặc khi có kế hoạch mang thai, vợ chồng bạn có thể dùng đông trùng hạ thảo để bồi bổ cơ thể.
3. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Người bị rối loạn đông máu
Người máu khó đông không nên dùng đông trùng hạ thảo. Dược liệu này có khả năng làm chậm quá trình đông máu. Từ đó, bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa
4. Người chuẩn bị phẫu thuật
Do ảnh hưởng đến sự đông máu, nên đông trùng hạ thảo được khuyến cáo không dùng cho bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật. Bạn nên ngưng dùng đông trùng trước khi phẫu thuật khoảng 2 tuần.
5. Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt
Dùng đông trùng hạ thảo khi đang có kinh có thể khiến chu kỳ kinh kéo dài hơn. Bên cạnh đó, đông trùng có tính nóng. Nếu dùng nhiều, bạn dễ bị nóng trong, cáu gắt. Điều này càng trở nên tiêu cực khi phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt.
6. Đông trùng hạ thảo kỵ gì? Người có cơ địa dị ứng
Đông trùng hạ thảo có tính chất như một loại nấm. Vì vậy, nếu bạn có cơ địa dễ dị ứng, đặc biệt là dị ứng nấm, thì bạn không nên dùng đông trùng.
7. Người đang bị sốt
Đông trùng hạ thảo có thể làm tăng thân nhiệt, khiến bạn thấy nóng bức, khó chịu. Nếu đang sốt, bạn ưu tiên các thực phẩm có tính chất làm mát hay hạ nhiệt nhé.
Đông trùng hạ thảo kỵ gì là thông tin quan trọng cho những ai quan tâm đến loại dược liệu quý này. Bạn nên tránh kết hợp đông trùng với các món kỵ để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu nằm trong những nhóm người trong bài viết, bạn cũng cân nhắc khi dùng đông trùng hạ thảo.
>>> Đọc thêm: Rau dền kỵ gì? 6 tác hại và món kỵ của rau dền
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar