Vì sao đồng hồ Crash méo mó lại là kiệt tác của Cartier

Chiếc đồng hồ Cartier Crash là minh chứng cho công nghệ tiên phong và kỹ thuật chế tác đồng hồ bứt phá của thương hiệu nước Pháp

Khi xuất hiện trên cổ tay của nữ thần tượng Jisoo, chị cả nhóm BLACKPINK, chiếc đồng hồ Cartier Crash được bàn tán khắp mạng xã hội. Hình hài méo mó lạ mắt của nó đã bị bàn tán. Nhiều người tò mò đâu là nguồn cảm hứng để thương hiệu nước Pháp tạo nên sản phẩm có 1-0-2 này.

Những lời đồn đại về xuất thân của mẫu đồng hồ Cartier Crash

Có giả thuyết cho rằng chiếc đồng hồ này lấy cảm hứng từ bức tranh siêu thực nổi tiếng The persistence of memory (tạm dịch: Sự bền bỉ của dòng kí ức) của danh họa Salvador Dalí. Trong bức tranh ấy, chiếc đồng hồ được vẽ như đang chảy ra, rất giống với hình dáng lạ lùng của đồng hồ Cartier Crash.

Bức tranh “The Persistence of Memory” được Salvador Dalí vẽ năm 1931. Nguồn: The Museum of Modern Art

Cũng có giả thuyết lại cho rằng mẫu Cartier Crash được lấy cảm hứng từ một vụ tông xe. Lời đồn kể rằng một khách hàng Cartier đã đeo mẫu đồng hồ Baignoire khi gặp tại nạn, khiến nó bị méo mó. Khi ông ta đưa chiếc đồng hồ bị hư này đến cửa hàng Cartier để sửa, diện mạo bị hư hại đã mang lại cảm hứng thiết kế nên mẫu mới.

Nhưng thực tế, chiếc đồng hồ này là một ý tưởng nguyên bản của Cartier mà không phụ thuộc vào bất kỳ yếu tố bên ngoài nào.

Đồng hồ Cartier Crash đại diện cho tinh thần cấp tiến của nước Anh thập niên 1960

Vào thập niên 1960, London bước vào giai đoạn phát triển nhanh về cả kinh tế lẫn văn hóa. Giai đoạn ấy đánh dấu đỉnh cao của sự phát triển hệ tư tưởng nonconformism (tạm dịch: Hệ tư phi phục tùng) tại London. Những người theo hệ tư tưởng này không muốn tuân thủ hoặc không chấp nhận các quy tắc phổ biến trong xã hội; thường theo đuổi sự độc lập và sáng tạo.

Nam diễn viên nổi tiếng Stewart Granger. Nguồn: Getty Images

Một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng thời bấy giờ có tư tưởng phi phục tùng là nam diễn viên nổi tiếng Stewart Granger. Anh đã yêu cầu một chiếc đồng hồ độc đáo “không giống bất cứ ai” từ Cartier. Vì vậy, Jean-Jacques Cartier – đời thứ ba trong dòng họ Cartier – đã lên ý tưởng sẽ dùng chiếc đồng hồ Maxi Oval có phom dáng thuôn dài của mình, nặn nhẹ ở hai đầu và tạo chi tiết gập méo ở giữa.

Cùng với nhà thiết kế nội bộ Rupert Emmerson và Jaeger-LeCoultre, đơn vị chế tác bộ máy độc quyền cho Cartier thời bấy giờ, họ đã tìm ra phương án chế tạo nên chiếc đồng hồ đi ngược lại quy chuẩn thiết kế đồng hồ đeo tay của những thập niên trước.

Quá trình chế tạo gian nan

CARTIER CRASH

Cartier Crash phiên bản giới hạn bằng vàng 18K và dây đeo da năm 1991. Nguồn: FORTUNA Fine Jewelry and Watch Auction.

Khác biệt với những mẫu hình vuông hay hình bầu dục ở thời điểm lúc bấy giờ, những đường cong của Cartier Crash làm các kĩ sư gặp bài toán nan giải. Có một sự thật rằng, những chiếc đồng hồ bình thường chỉ mất tầm 35 tiếng làm ra nhưng Cartier thì tốn nhân lực lẫn thời gian hơn vậy.

Thậm chí, Eric Denton, thợ đồng hồ chính của Cartier London, cũng không thể giải quyết bài toán này.

“Chiếc đồng hồ Crash đầu tiên đó đã gây ra rất nhiều vấn đề đau đầu. Như các bạn thấy đấy, thiết kế thật sự rất đẹp mắt, nhưng quan trọng là nó phải xem được thời gian! Tuy nhiên, những mặt số không đều nên các con số không ở vị trí tiêu chuẩn.”

Jean-Jacques Cartier nhớ lại về quá trình gian nan khi chế tạo chiếc đồng hồ:

“Chính tại đây, những rắc rối thực sự đã bắt đầu. Denton sớm phát hiện ra rằng gần như không thể đảm bảo rằng các con số bị nén vẫn ở đúng vị trí để cho biết thời gian một cách chính xác. “

CARTIER CRASH

Tháo rời mặt số để xem bộ máy đồng hồ bên trong mẫu Cartier Crash năm 1967. Nguồn: Loupe This

Vì lẽ đó, một lần nữa, chiếc đồng hồ phải được tháo rời và mặt số bị loại bỏ hoàn toàn. Emmerson phải vẽ đi vẽ lại thiết kế để vừa đảm bảo thiết kế phải đủ siêu thực những tiêu chuẩn các con số không được bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, sau khi đồng hồ được lắp cùng với mặt số mới, nó vẫn không hiển thị thời gian chính xác và toàn bộ quá trình giải cấu trúc, sơn lại và tái tạo lại mặt số phải được thực hiện lại. Cứ như vậy, quá trình này mất thời gian nhiều hơn so với dự đoán.

Từ một sản phẩm gây lỗ cho Cartier trở thành kiệt tác biểu tượng

Jisoo diện đồng hồ Cartier, CARTIER CRASH

Phiên bản Cartier Crash năm 1967. Nguồn: Loupe This

Sau nhiều nỗ lực, chiếc đồng hồ Crash đời đầu đã thành công và được bán cho Stewart Granger theo đúng yêu cầu của anh. Ấy thể mà, chỉ sau khi một tuần đem về nhà, nam diễn viên đã trả lại vì chiếc đồng hồ này quá…bất thường. Ngay cả người đàn ông yêu thích sự khác biệt cũng không thể chịu nổi hình hài sản phẩm mà anh ta đã đặt làm!

Điều này để nói lên rằng ở thời kỳ đầu tiên vào thập niên 1960, Cartier London chỉ sản xuất khoảng một chục chiếc đồng hồ Crash. Bởi dẫu khối lượng bỏ ra để sản xuất chiếc đồng hồ rất lớn, lợi nhuận từ chiếc đồng hồ này quá ít ỏi. Chiếc đầu tiên được bán với giá khoảng 1,000 đô-la Mỹ (tương đương 7,500 đô ngày nay).

Đồng hồ Cartier Crash phiên bản giới hạn chỉ 50 chiếc toàn cầu, ra mắt nhân dịp flagship ở Paris tái khai trương. Ảnh: Christies

Tuy nhiên, vì mức độ quý hiếm của chiếc đồng hồ nên giá trị hiện nay được ước tính lên đến tối thiểu 217,000 đô-la Mỹ (tương đương 5 tỷ đồng). Thậm chí, vào năm 2022, giá trị kỉ lục được ghi nhận đối với phiên bản Cartier Crash nguyên bản từ năm 1967 là 1.65 triệu đô-la Mỹ (lên đến 40 tỷ đồng)! Sở dĩ, chiếc đồng hồ đạt giá trị như vậy là vì đây là mẫu đồng hồ thể hiện sự bứt phá trong thiết kế so với những mẫu trang sức thời bấy giờ.

Một số các biến tấu của dòng Cartier Crash, với khung xương (skeleton), vỏ làm từ nhiều chất liệu và nạm kim cương. Ảnh: Cartier

CÁC MẪU ĐỒNG HỒ CARTIER ĐÁNG QUAN TÂM KHÁC:

Trích dẫn quyển sách The Cartiers: The Untold Story by Francesca Cartier Brickell
Tạp chí Thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm