Tình trạng dày sừng nang lông là gì và có thể điều trị nó tại nhà không?

Dù mang tính di truyền, dày sừng nang lông vẫn là bệnh da liễu hoàn toàn vô hại

BZ-day-sung-nang-long-1

Ảnh: Pexels

Dày sừng nang lông là gì?

Theo Tiến sĩ Lian Mack, bác sĩ da liễu: “Dày sừng nang lông (Keratosis Pilaris) là tình trạng da khá phổ biến được cấu thành bởi các nốt mụn nhỏ, thô ráp như da gà và tạo ra cảm giác nhám khi chạm vào. Tình trạng da này thường xảy ra ở vùng da nơi cánh tay, đùi, mông hoặc má”.

Theo ước tính, 50%-80% thanh thiếu niên và 40% người trưởng thành gặp phải tình trạng dày sừng nang lông. 

Tình trạng da này gây nên vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, dày sừng nang lông hoàn toàn vô hại. Đây không phải là dấu hiệu của bệnh da liễu mãn tính hoặc cấp tính. 

Nguyên nhân gây ra dày sừng nang lông?

Về cốt lõi, dày sừng nang lông là sự tích tụ keratin (protein cấu tạo nên tóc, da và móng tay). Chất sừng này tạo ra vết sưng nhỏ, làm thay đổi kết cấu của da. Mặc khác, có quan điểm cho rằng đây là một khiếm khuyết di truyền khiến da không thể đào thải tế bào chết. Điều này dẫn đến việc hình thành chất sừng trên các nang lông. Dày sừng Pilaris là tập hợp các nang lông bị tắc nghẽn do lỗ chân lông bị tích tụ da chết, bụi bẩn. 

BZ-day-sung-nang-long-2

Ảnh: The Zoe Report.

Ai có khả năng mắc chứng bệnh về da này?

• Người có gen di truyền. Bạn có thể bị chứng dày sừng nang lông nếu các thành viên trong gia đình đã từng bị.

• Người có da khô. Bệnh dày sừng pilaris có xu hướng trở nên nặng hơn hầu hết khi vào thời tiết lạnh và ở người trẻ tuổi. 

• Người có da trắng. Tình trạng da này xảy ra phổ biến ở những người có làn da trắng hơn khi so với người có làn da rám

Các chuyên gia da liễu vẫn đang tìm hiểu lý do vì sao một số người lại có sự tích tụ chất sừng này trong cơ thể trong khi người khác thì không. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể áp dụng những phương pháp điều trị chứng dày sừng nang lông này.

>>> Xem Thêm: TẨY TẾ BÀO CHẾT TAY CHÂN TẠI NHÀ CỰC MỀM MỊN MÀ ĐƠN GIẢN VỚI BỘT BAKING SODA

Cách điều trị dày sừng nang lông tại nhà

Dày sừng nang lông không thể điều trị dứt điểm. Nhưng chúng ta có thể kiểm soát tốt nó. Tẩy da chết thường xuyên là phương pháp hữu hiệu.

Dày sừng pilaris là một chứng rối loạn tẩy da chết. Vì vậy, bạn nên tẩy da chết 2-3 lần / tuần. Sau đó dưỡng ẩm sâu cho da để làm mềm tế bào sừng.

Chải khô cơ thể cũng là cách tuyệt vời giúp làm bong tróc các tế bào da. Chải khô giúp hỗ trợ quá trình tẩy tế bào chết; và ngăn chặn sự tích tụ da chết trong lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng dày sừng. 

BZ-day-sung-nang-long-6

Chải khô cơ thể giúp làm bong tróc các mãng da khô ráp. Ảnh: Pexels.

Việc sử dụng các hoạt chất tẩy da chết hóa học là lý tưởng để cải thiện tình trạng da thô ráp. Các hoạt chất AHAs và BHA giúp phá vỡ sự tích tụ trong nang lông và nuôi dưỡng da mềm mại. AHAs còn giúp thúc đẩy sự luân chuyển tế bào, giúp làm sạch bề mặt da. Và BHA thẩm thấu sâu trong lỗ chân lông, loại bỏ triệt để bụi bẩn, da chết tích tụ. Tẩy da chết hóa học giúp cải thiện kết cấu da và giúp da luôn mịn màng. 

BZ-day-sung-nang-long-3

First Aid Beauty KP BUMP ERASER BODY SCRUB 10% AHA làm bong tróc các mảng da chết và đei62u trị bệnh dày sừng pilaris. Ảnh: Instagram @firstaidbeauty.

Bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy da hóa học cho cơ thể vào ban đêm; và chống nắng thật kỹ vào ban ngày. 

>>> Xem Thêm:BẠN ĐÃ THỬ KEM DƯỠNG THỂ BODY LOTION CHỨA AHA ĐỂ CÓ LÀN DA TOÀN THÂN MỊN MÀNG?

Nếu tình trạng nghiêm trọng…

Nếu trường hợp dày sừng pilaris của bạn nghiêm trọng, mỹ phẩm đại trà trên thị trường (over the counter – OTC) không thể giải quyết, thì bạn cần tư vấn của bác sĩ da liễu để có phương pháp mạnh hơn. Bác sỹ có thể kê đơn cho bạn là các loại hóa chất y tế có nồng độ axit salicylic cao hơn (30%).

Nếu tình trạng dày sừng nang lông đi kèm mẩn đỏ hoặc viêm, bạn nên sử dụng kem chứa ure hoặc cortisone theo toa. Các thủ thuật thẩm mỹ như hydrafacial, microdermabrasion và laser cũng giúp làm giảm mẩn đỏ.

BZ-day-sung-nang-long-4

Ảnh: Instagram @ louiseballantinemakeup

Bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng các hoạt chất axit nồng độ cao có thể làm tổn hại đến hàng rào bảo vệ da. Bạn nên cân nhắc các sản phẩm chứa enzyme nhẹ dịu với làn da hơn. 

Lưu ý: Việc điều trị bệnh dày sừng nang lông không phải là việc một sớm một chiều. Vì nó mang tính di truyền, chúng ta không thể loại bỏ nó hoàn toàn. Tiếp tục sử dụng các chất tẩy da chết hằng ngày để da luôn mịn màng. 

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm