Bình bát kỵ gì? Cách dùng bình bát an toàn cho sức khỏe

Bình bát là loại cây ăn quả và còn có thể dùng làm thuốc. Bình bát kỵ gì? Ăn bình bát như thế nào cho đúng? Những lưu ý khi dùng bình bát là gì?

Bình bát kỵ gì?

Bình bát kỵ gì?

Bình bát còn gọi là na xiêm – một loại trái cây phổ biến ở vùng nhiệt đới. Bình bát vốn nổi tiếng với tác dụng điều trị một số loại bệnh. Tuy nhiên, loại quả này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu dùng sai cách.

Nhiều người muốn biết bình bát kỵ gì hay ăn thanh long với bình bát có gây chết người như lời đồn. Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ đến bạn cách sử dụng bình bát đúng cách nhất để không gây hại cho sức khỏe.

Bình bát kỵ gì? Giới thiệu về bình bát

Bình bát kỵ gì? Giới thiệu về bình bát

Bình bát là gì và trái bình bát kỵ với món gì? Bình bát mọc hoang ở ven sông, kênh, rạch, thường có ở vùng Đông Nam bộ. Bình bát thuộc họ cây thân gỗ, có thể cao từ 5-7m, nhiều cành nhỏ. Các cành non có phủ 1 lớp lông mịn, các cành già thường nhẵn bóng không có lông.

Quả bình bát có hình tim, màu xanh khi còn non. Quả bình bát khi chín sẽ chuyển sang màu vàng, mùi thơm hơi nồng đặc trưng và có thể ăn được.

>>> Đọc thêm: CẢI BÓ XÔI KỴ VỚI GÌ? 6 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Công dụng của bình bát

Công dụng của bình bát

Annona glabra

Bình bát kỵ gì và loại quả này có công dụng gì đối với sức khỏe? Tất cả các bộ phận từ quả, thân, lá và rễ đều có thể làm thuốc. Theo y học cổ truyền, bình bát có tác dụng chống viêm – kháng khuẩn, thanh nhiệt, giải độc. Do vậy bình bát có thể điều trị mề đay, mẩn ngứa, lao phổi, đau lưng và đau khớp.

1. Chữa các bệnh đau nhức xương khớp

Bình bát có thể giúp giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp. Bạn đập giập quả bình bát, hơ trên lửa nóng rồi chườm lên chỗ đau. Lưu ý không để quá nóng, tránh bị bỏng da. Dược tính từ quả bình bát sẽ thẩm thấu để giảm các cơn đau. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp tạm thời. Bạn cần đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị triệt để.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

2. Điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ

Điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa ở phụ nữ

Theo y học, bình bát có tác dụng kháng khuẩn, trị nấm, ức chế sự phát triển của nấm candida albicans. Candida là loại nấm chiếm 90% nguyên nhân gây viêm âm đạo ở phụ nữ. Bạn có thể ăn quả chín hoặc hãm nước lá cây bình bát để uống hàng ngày.

3. Điều trị tiêu chảy, giun sán

Quả bình bát xanh thái lát mỏng, phơi khô, sắc nước uống có thể trị được tiêu chảy, giun sán.

4. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Ngoài trị tiêu chảy, nước uống từ bình bát khô có thể làm ổn định đường huyết, rất tốt cho người tiểu đường.

5. Điều trị lao phổi

Theo y học hiện đại, dược tính từ hạt, vỏ, thân của bình bát có thể hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư phổi. Dùng 20g vỏ cây bình bát đã thái mỏng, phơi khô rồi đun sôi cùng 1,2 lít nước. Bạn có thể uống nước này như trà hàng ngày.

>>> Đọc thêm: LƯƠN KỴ VỚI RAU CỦ GÌ VÀ THỰC PHẨM NÀO? AI KHÔNG NÊN ĂN LƯƠN?

6. Hỗ trợ điều trị bướu cổ

Hỗ trợ điều trị bướu cổ

Bổ đôi quả bình bát xanh, cắm xuyên qua cây đũa rồi mang đi nướng xém vỏ. Khi bình bát còn ấm, bạn dùng lăn lên bướu. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần khoảng 30 phút liên tục.

Bình bát xanh có tác dụng hút độc mạnh, giúp tan bướu. Kiên trì lăn tầm 1-2 tháng, bạn sẽ thấy hiệu quả.

7. Trị ghẻ nấm

Hạt bình bát có tính kháng nấm, kháng khuẩn nên được ứng dụng điều trị ghẻ ngoài da. Lấy hạt bình bát đốt cháy thành tro trộn đều với dầu dừa. Sau đó, bạn chấm hỗn hợp lên các nốt ghẻ. Kiên trì làm mỗi ngày 2 – 3 lần, các nốt ghẻ sẽ được cải thiện.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Bình bát kỵ gì?

Bình bát kỵ gì?

Annona glabra

1. Quả bình bát kỵ với gì?

Trái bình bát kỵ với trái gì? Dân gian truyền tai nhau rằng bình bát ăn cùng với thanh long có thể chết người. Thế nhưng, hiện nay vẫn chưa ghi nhận trường hợp nguy hiểm khi ăn bình bát với thanh long. Quan niệm này cũng chưa được cơ sở khoa học nào ghi nhận.

Ăn bình bát kỵ với gì? Theo Đông y, bình bát với thanh long đều có tính hàn. Vì vậy, nếu ăn chung hai loại quả này, bạn dễ bị lạnh bụng, khó tiêu.

Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn không nên kết hợp bình bát với thanh long nhé.

2. Trái bình bát kỵ với những gì? Bình bát kỵ với người cơ địa hàn lạnh

Trái bình bát kỵ với những gì? Bình bát kỵ với người cơ địa hàn lạnh

Ngoài thanh long ra thì bình bát kỵ gì? Bình bát có rất nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng nhiều. Bình bát có tính hàn nên những người cơ địa hàn lạnh, huyết áp thấp cần lưu ý khi ăn. Không nên ăn quá nhiều trong ngày.

>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ

Một số cách chế biến bình bát

Một số cách chế biến bình bát

Quả xanh, rễ, thân, lá bình bát đều có thể làm thuốc chữa bệnh. Bình bát khi chín cũng chế biến được nhiều món ăn thanh nhiệt rất ngon, mát, lành. Quả bình bát chín chuyển màu vàng, bên trong giống quả na nhưng nhiều hạt và múi nhỏ hơn. Quả có mùi thơm mát. Khi chín, quả này có vị hơi chua chua ngọt ngọt và là một món ăn dân dã được yêu thích vào mùa hè. Dưới đây là một số cách ăn bình bát phổ biến.

1. Bình bát dầm đường

Bình bát chín dầm với đường là món ăn giải nhiệt vừa ngon lành vừa lạ miệng.

Cách làm:

• Chọn quả bình bát chín mọng, gọt vỏ.

• Nạo lấy phần cơm cho vào bát rồi dầm nát với đường. Thêm đá rồi thưởng thức.

• Mặc dù phải nhằn khá nhiều hạt trong lúc ăn nhưng vị ngọt thơm mát của bình bát vẫn vô cùng hấp dẫn. Mùa hè vừa đi ngoài trời nóng bức vào nhà được thưởng thức một ly bình bát dầm đường là tỉnh cả người.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

2. Bình bát dầm sữa

Bình bát dầm sữa

Thay vì dầm đường, bạn có thể thay bằng sữa đặc. Tách cùi bình bát chín, thêm sữa rồi đánh nhuyễn. Sau khi sữa và bình bát hòa quyện xong, bạn tiếp cho thêm đá vào trộn đều.

3. Kem bình bát

Ngoài cách ăn đơn giản là trộn với đường, sữa, quả bình bát còn có thể làm thành món kem giải khát ngày hè. Bạn cần chuẩn bị bình bát chín, máy xay sinh tố, đường, sữa đặc, khuôn kem hoặc hộp đựng kem.

Cách làm:

• Chọn những quả bình bát chín đều, không bị giập.

• Rửa sạch sẽ từng quả, để ráo hoặc lau khô. Sau đó, bạn gọt vỏ, bỏ hạt.

• Cho đường và một chút nước lên bếp, đun lửa vừa. Vừa đun vừa khuấy đều tay cho đến khi nước cạn dần, thu được hỗn hợp siro đường.

• Cho thịt quả bình bát vào máy xay sinh tố, thêm siro đường vào rồi xay thật kỹ.

• Khi hỗn hợp nhuyễn và mịn, bạn đổ vào khuôn hoặc hộp đựng kem.

• Đem khuôn kem để vào ngăn đá tủ lạnh.

• Sau khoảng 3 – 4 giờ, hỗn hợp sẽ đông lại thành kem.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Bình bát kỵ gì? Lưu ý khi sử dụng bình bát

Bình bát kỵ gì? Lưu ý khi sử dụng bình bát

• Trong cây và hạt bình bát chứa 1 ít độc tố nên khi sử dụng, bạn cần phải hết sức thận trọng.

• Không để nhựa bình bát bắn vào mắt, da vì có thể gây kích ứng, mề đay. Khi chế biến bình bát, bạn cũng tránh không để nhựa dính lên tay.

• Tìm hiểu thông tin bình bát kỵ gì để tránh kết hợp sai cách.

• Đối với một số bệnh mãn tính, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bình bát với mục đích trị bệnh.

Bình bát là loại quả có thể không phổ biến với nhiều người. Loại quả này vừa ăn được, vừa được dùng làm thuốc. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý bình bát kỵ gì để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng nhé.

>>> Đọc thêm: TRỨNG NGỖNG KỴ GÌ? NHỮNG AI KHÔNG NÊN ĂN TRỨNG NGỖNG?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm