Ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? 21 thực phẩm tốt nhất

Uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Cùng tìm lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng nhiều chị em hay gặp phải. Ngoài thuốc, một số loại thực phẩm được cho là hiệu quả trong việc điều hòa kinh nguyệt. Vậy ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Hãy để Harper’s Bazaar Vietnam cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhé!

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? 21 thực phẩm tốt nhất

Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh này đến ngày đầu tiên của kỳ kinh tiếp theo. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 4 – 7 ngày và xuất hiện khoảng 28 ngày/lần.

Kinh nguyệt không đều là tình trạng kỳ kinh thay đổi liên tục, có thể đến quá sớm hoặc quá trễ. Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt là:

• Chu kỳ kinh nguyệt đến sớm hơn 21 ngày hoặc kéo dài hơn 35 ngày.

• Kinh nguyệt không xuất hiện sau 3 chu kỳ liên tiếp.

• Ra nhiều cục máu đông hoặc chảy máu ít.

• Đau bụng, chuột rút và buồn nôn dữ dội.

• Chảy máu giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không?

Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 19%. Tuy nhiên, có đến 14 – 25% phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Nếu kinh nguyệt không đều do những nguyên nhân khách quan như thay đổi thói quen sinh hoạt hay tâm trạng, tác dụng phụ của thuốc… thì bạn có thể tự khắc phục tại nhà. Nhưng nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt kéo dài kèm nhiều triệu chứng trầm trọng, có thể bạn đã gặp phải tình trạng bệnh lý nguy hiểm và cần đi khám ngay.

Vì vậy, để biết uống gì để điều hòa kinh nguyệt thì bạn cần tìm hiểu nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

>>> Đọc thêm: PHỤ NỮ ĐẾN THÁNG ĂN GÌ CHO NHANH HẾT? 27 THỰC PHẨM NÊN VÀ KHÔNG NÊN

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Ảnh: AdobeStock

1. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là một rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng đến buồng trứng và có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều.

2. Rối loạn tuyến giáp

Rối loạn tuyến giáp có thể gây mất cân bằng nội tiết tố và làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt, dẫn đến kinh nguyệt không đều. Các triệu chứng của rối loạn tuyến giáp bao gồm mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân và thay đổi tâm trạng.

3. Căng thẳng

Căng thẳng có thể cản trở hoạt động bình thường của vùng dưới đồi và tuyến yên, nơi điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Căng thẳng mãn tính sẽ phá vỡ sự cân bằng nội tiết tố và gây ra kinh nguyệt không đều.

4. Thay đổi cân nặng

Những thay đổi đáng kể về cân nặng, dù tăng hay giảm cân, đều có thể làm mất cân bằng nội tiết tố và gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt. Vậy nên biết được uống gì để điều hòa kinh nguyệt là điều cần thiết cho chị em.

5. Thời kỳ mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, buồng trứng ngừng sản xuất trứng, nồng độ estrogen và progesterone giảm. Điều đó gây mất cân bằng nội tiết tố và gây kinh nguyệt không đều.

6. Bệnh lý tiềm ẩn

Bệnh viêm vùng chậu (PID), lạc nội mạc tử cung, rối loạn máu di truyền, các khối u lành tính và ung thư đều là nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt.

7. Tác dụng phụ của thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc chống động kinh và thuốc chống trầm cảm có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt.

>>> Đọc thêm: ĂN UỐNG GÌ ĐỂ KINH NGUYỆT RA NHIỀU? 22 LOẠI THỰC PHẨM TỐT CHO KINH NGUYỆT

Uống gì để điều hòa kinh nguyệt?

Uống gì để điều hòa kinh nguyệt?

1. Nước gừng

Giàu magie và vitamin C, gừng rất có lợi trong việc hỗ trợ co bóp cơ tử cung, điều hòa kinh nguyệt. Gừng chứa gingerol giúp giảm viêm trong cơ thể. Ngoài ra, gừng còn giúp giảm nguy cơ đột quỵ, ung thư, vô sinh và các bệnh về tim.

Cách dùng gừng để điều hòa kinh nguyệt đó là uống 1 ly trà gừng nóng với một chút mật ong trước bữa ăn sáng.

2. Uống nước gì để điều hòa kinh nguyệt? Bột nghệ

Uống nước gì để điều hòa kinh nguyệt? Bột nghệ

Nếu bạn muốn điều hòa kinh nguyệt một cách tự nhiên, hãy thử uống bột nghệ pha cùng sữa ấm và mật ong. Củ nghệ có tính ấm và giàu chất chống oxy hóa, giúp cân bằng hormone trong cơ thể.

Ngoài ra, nghệ giàu vitamin B6, axit béo, natri, axit amin và chất xơ không hòa tan góp phần làm giảm đau bụng kinh hiệu quả.

3. Uống trà gì để điều hòa kinh nguyệt? Trà quế

Quế là nguồn cung cấp canxi, sắt và axit folic dồi dào nên là lựa chọn tuyệt vời cho những người có kinh nguyệt không đều.

Quế điều chỉnh lưu lượng máu đến tử cung, giảm đau bụng và đầy hơi trong kỳ kinh. Bạn có thể thêm một thìa cà phê bột quế uống cùng sữa ấm vào buổi sáng.

>>> Đọc thêm: 1, 2 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT PHẢI LÀM SAO, CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?

4. Uống lá gì để điều hòa kinh nguyệt? Lá nha đam

Uống lá gì để điều hòa kinh nguyệt? Lá nha đam

Nha đam giàu axit folic, vitamin A, C, B12, axit salicylic và axit amin. Những chất này điều chỉnh sự mất cân bằng nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt. Nha đam còn giúp tăng tốc độ trao đổi chất và duy trì đường tiêu hóa khỏe mạnh.

Bạn chỉ nên uống nước ép nha đam trước kỳ kinh. Lưu ý không uống trong thời gian hành kinh vì có thể làm tăng các cơn co thắt tử cung.

5. Uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Đường thốt nốt

Đường thốt nốt chứa axit béo và phytoestrogen có lợi cho phụ nữ mắc chứng PCOS. Vậy nên sử dụng đường thốt nốt thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hơn. Loại đường này cũng làm giảm cơn co thắt tử cung và chống viêm.

Những người bị bệnh đông máu, bệnh gan hoặc các vấn đề về tuyến tụy lưu ý không nên uống đường thốt nốt nhé.

6. Ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Cà rốt

Ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Cà rốt

Uống nước ép cà rốt sẽ thúc đẩy quá trình sản sinh hormone trong cơ thể. Kết quả là bạn sẽ thấy chu kỳ kinh nguyệt đến đều đặn hơn. Cà rốt còn giàu kali, vitamin A, C, B2, chất xơ, sắt, đồng… cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể trong kỳ kinh.

7. Ăn uống như thế nào để điều hòa kinh nguyệt? Ăn đu đủ sống

Ăn đu đủ sống có thể điều hòa kinh nguyệt. Đó là vì đu đủ sống tăng sản xuất estrogen của cơ thể và phá hủy lớp niêm mạc của tử cung. Bạn chỉ nên ăn đu đủ sống trước kỳ kinh, lưu ý không ăn khi đang có kinh nhé.

8. Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Củ dền

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt? Củ dền

Nước ép củ dền chứa lượng lớn axit folic và sắt giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu, từ đó kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt tốt hơn. Củ dền còn hỗ trợ giảm đầy hơi và giữ nước trong kỳ kinh.

9. Trà xanh

Trà xanh rất giàu chất chống oxy hóa và giúp giảm viêm trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống khoảng 2 tách trà xanh mỗi ngày có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và giảm đau bụng kinh.

>>> Đọc thêm: 8 LOẠI THUỐC KHÔNG NÊN UỐNG KHI CÓ KINH NGUYỆT

10. Nước ép dứa

Nước ép dứa

Nếu bạn đang thắc mắc uống gì để điều hòa kinh nguyệt thì hãy uống nước ép dứa. Bromelain là một loại enzyme có trong dứa. Nó hỗ trợ làm bong lớp niêm mạc tử cung và giúp chu kỳ kinh diễn ra đều đặn hơn.

11. Uống nước gì để điều hòa kinh nguyệt? Trái cây giàu vitamin C

Axit ascorbic và vitamin C có trong xoài, cam, chanh, kiwi có thể tăng cường estrogen và kích thích kinh nguyệt hiệu quả.

12. Nước ép nho

Nho là nguồn giàu vitamin A, đồng, kali, vitamin C, pectin, axit pantothenic, vitamin B và chất xơ. Uống một ly nước ép nho chỉ hai tuần trước kỳ kinh nguyệt có thể giúp bạn giảm nguy cơ trễ kinh.

13. Mùi tây

Myristicin và apiole là những hợp chất có lợi trong mùi tây giúp sản xuất estrogen hiệu quả. Bạn có thể uống nước mùi tây đun sôi để kích thích kinh nguyệt đến đều hơn.

14. Uống trà gì để điều hòa kinh nguyệt? Trà kinh giới

Lá kinh giới có tác dụng cải thiện máu lưu thông đến tử cung và kích thích co bóp tử cung. Vì đặc tính này nên lá kinh giới là một trong những thực phẩm có thể hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Bạn chỉ cần cho 1 thìa bột lá kinh giới pha cùng nước ấm để uống. Uống 2 lần/ngày.

15. Giấm táo

giấm táo

Ảnh: Redcliffle labs

Uống giấm táo có thể giúp điều hòa kinh nguyệt và hormone ở phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang. Tuy nhiên, giấm táo có vị đắng nên bạn hãy trộn với mật ong để trung hòa vị đắng nhé.

>>> Đọc thêm: TOP 20 CÁCH LÀM GIẢM ĐAU BỤNG KINH NGAY LẬP TỨC

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt?

Ăn gì để điều hòa kinh nguyệt?

Ảnh: AdobeStock

Bên cạnh uống gì để điều hòa kinh nguyệt thì top 6 thực phẩm dưới đây cũng hỗ trợ điều hòa chu kỳ kinh.

1. Hạt bí ngô

Hạt bí chứa mangan, phốt pho, kẽm, magiê, đồng, protein, sắt và axit béo. Những chất này hỗ trợ tăng cường hormone trong cơ thể, giúp kinh nguyệt đến đều đặn.

2. Rau lá xanh

Ăn uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Rau lá xanh giàu chất sắt, canxi và vitamin giúp điều chỉnh hormone, điều hòa kinh nguyệt.

3. Hạt lanh

Hạt lanh giàu chất xơ, axit béo omega 3 và chất béo tốt. Theo một nghiên cứu, lignan có trong hạt lanh giúp cân bằng hormone. Nghiên cứu cũng cho thấy những bệnh nhân mắc PCOS dùng chất bổ sung hạt lanh đã giảm nồng độ androgen gây ra kinh nguyệt không đều.

4. Cá hồi

Cá hồi

Ảnh: Giovanna Gomes/unsplash

Nếu bạn thắc mắc ăn uống như thế nào để điều hòa kinh nguyệt thì hãy bổ sung thực phẩm giàu omega-3 như cá hồi nhé. Omega-3 điều chỉnh sự mất cân bằng hormone – là nguyên nhân khiến phụ nữ không có kinh nguyệt đều đặn.

5. Quả bơ

Giống như cá hồi, bơ có rất nhiều omega 3. Như vậy, chúng cũng giúp điều hòa hormone trong cơ thể. Hơn nữa, bơ có thể giúp cơ thể có đủ năng lượng để giải phóng trứng, từ đó duy trì chu kỳ kinh nguyệt.

6. Chuối

Chứa đầy đủ kali và B6, chuối không chỉ là thực phẩm lành mạnh để ăn hàng ngày mà còn có thể giúp điều hòa kinh nguyệt.

>>> Đọc thêm: UỐNG VITAMIN E CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KINH NGUYỆT KHÔNG? ĐÁP ÁN CHÍNH XÁC LÀ GÌ?

Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt?

Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt

Ảnh minh họa: iStock

Bên cạnh việc uống gì, nhiều chị em cũng muốn biết nên uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt? Tùy thuộc nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều là gì mà bác sĩ sẽ kê đơn cho bạn loại thuốc phù hợp.

1. Kiểm soát sinh sản nội tiết tố

Chu kỳ kinh nguyệt không đều do PCOS, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc các tình trạng bệnh lý khác có thể được kiểm soát bằng thuốc tránh thai. Đó có thể là thuốc tránh thai nội tiết tố kết hợp estrogen và progestin, hoặc thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin. Cả hai loại đều có nhiều dạng khác nhau như thuốc viên, vòng âm đạo, thuốc tiêm hoặc vòng tránh thai (dụng cụ tử cung).

2. Uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt? Axit tranexamic

Đấy là một loại thuốc được kê toa để điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng. Bạn uống một viên vào đầu kỳ kinh để kiểm soát tình trạng chảy máu.

3. Thuốc giảm đau

Nếu bị co thắt bụng, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen.

4. Nên uống thuốc gì để điều hòa kinh nguyệt? Thuốc kháng sinh

Bạn có thể được bác sĩ cho dùng thuốc kháng sinh nếu nguyên nhân gây chảy máu bất thường là do nhiễm trùng.

Chú ý cách ăn uống như thế nào để điều hòa kinh nguyệt?

1. Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh

Chú ý cách ăn uống như thế nào để điều hòa kinh nguyệt?

Thói quen ăn thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và rượu có thể gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, dẫn đến kinh nguyệt không đều. Bạn nên đảm bảo chế độ ăn uống của mình bao gồm rau xanh, trái cây tươi và khô, thịt đỏ, cá và các loại thực phẩm cung cấp cho bạn đầy đủ chất dinh dưỡng thường xuyên.

2. Tập thể dục và yoga thường xuyên

Tập thể dục và yoga thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên có nhiều lợi ích và việc điều hòa kinh nguyệt là một trong số đó. Nó giúp duy trì cân nặng và giữ cho hormone cân bằng. Nếu mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang, bạn có thể tăng cân, gây mất cân bằng nội tiết tố. Tập luyện thường xuyên sẽ giải quyết vấn đề này.

Yoga cũng có lợi cho việc cân bằng tâm trí và cơ thể của bạn. Nghiên cứu cho thấy yoga giúp giảm đau bụng kinh và các triệu chứng cảm xúc liên quan đến kinh nguyệt, chẳng hạn như trầm cảm và lo lắng.

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Khi nào nên đến gặp bác sĩ

Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

• Đau dữ dội (chuột rút) trong kỳ kinh hoặc giữa các kỳ kinh.

• Chảy máu nhiều bất thường (thấm hết băng vệ sinh chỉ trong 1 giờ hoặc xuất hiện các cục máu đông lớn hơn đồng xu).

• Dịch tiết âm đạo có mùi hôi.

• Kỳ kinh kéo dài hơn bảy ngày.

• Chảy máu âm đạo hoặc ra máu giữa kỳ kinh hoặc sau khi bạn trải qua thời kỳ mãn kinh.

• Chu kỳ kinh trở nên rất không đều sau khi bạn đã có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn.

• Các triệu chứng của hội chứng sốc nhiễm độc (TSS), chẳng hạn như sốt, nôn mửa, tiêu chảy, ngất xỉu hoặc chóng mặt.

Uống gì để điều hòa kinh nguyệt? Đáp án đã được Bazaar Vietnam cung cấp chi tiết trong nội dung bài viết trên. Hy vọng với những thực phẩm ngăn ngừa rối loạn kinh nguyệt, bạn sẽ có được sự lựa chọn an tâm hơn.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm