Nấm mối chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Giá nấm mối có phần đắt hơn những loại nấm khác. Giá 1 kg nấm mối thường từ 400.000 đồng trở lên, có những nơi giá có thể lên đến tiền triệu. Nấm mối có đặc điểm gì mà lại có giá cao? Nấm mối kỵ với gì?
Nấm mối là nấm gì? Có bao nhiêu loại nấm mối?
Nấm mối có tên khoa học là Termitomyces albuminosus, tên tiếng Anh là Collybia albuminosa. Nấm mối thường có ở các tỉnh miền Tây Nam bộ như Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long. Nấm mối mọc ở nơi đất cao, nơi có bờ tường hoặc dưới đám lá cây mục.
Nấm mối kỵ với gì và có bao nhiêu loại? Nấm mối hiện có hai loại: nấm mối trắng và nấm mối đen.
Nấm mối trắng là loại nấm tự nhiên, không nuôi trồng được. Thời điểm xuất hiện nấm mối tự nhiên là đầu mùa mưa và thường chỉ kéo dài 2 – 3 tháng. Nấm mối trắng có thân hình trụ, màu trắng nõn. Gốc nấm màu vàng nhẹ. Mũ nấm khi trưởng thành có hình dạng giống chiếc ô, màu trắng ngà. Tổng thể hình dạng nấm mối trắng như một chiếc ô màu trắng thu nhỏ, phần đỉnh ô hơi xám nhẹ. Do hình thành và phát triển tự nhiên nên nấm mối trắng có giá thành khá cao. 1kg nấm mối trắng giá trên 500.000 đồng cho đến hơn 1 triệu đồng.
Nấm mối đen là loại nấm được nuôi trồng, thường nuôi trên mùn cưa cao su. Nấm mối đen có thân hình trụ, bán kính khoảng 0.5cm đến 1.5cm. Thân nấm có màu đen ở phần ngọn, càng về phía gốc màu càng nhạt dần. Mũ nấm màu đen, hình tròn nhỏ bao bọc lấy thân.
Mũ nấm mối đen nhỏ gọn, không xòe to như mũ nấm mối trắng. Do được nuôi trồng nên nấm mối đen thường có nhiều mùa vụ hơn nấm mối trắng. Giá 1kg nấm mối đen dao động khoảng 400.000 – 800.000 đồng.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
Nấm mối kỵ với gì?
Nấm mối có kỵ với gì không? Hiện vẫn chưa có món ăn nào được cho là đại kỵ với nấm mối. Nếu có sức khỏe bình thường, bạn hiếm khi gặp các phản ứng nguy hiểm nếu kết hợp nấm với các nguyên liệu khác. Trong trường hợp có cơ địa dị ứng, bạn nên thử với lượng nhỏ nấm. Nấm vẫn có nguy cơ gây dị ứng với những người cơ địa nhạy cảm, có tiền sử dị ứng nặng.
Nấm mối kỵ với gì hay nấm mối kỵ với món gì? Tác dụng phụ thường gặp nhất ở nấm mối là gây đau bụng, tiêu chảy. Tình trạng này có thể xảy ra nếu bạn ăn nấm cùng những món như thịt lạnh, rau lạnh, nước lạnh, trà đá. Nguyên nhân là do nấm có tính mát, không hợp ăn cùng với những thực phẩm mang tính hàn khác.
Nấm mối kỵ với gì? Một trong những điều kỵ nhất của các loại nấm nói chung là ăn phải nấm độc, nấm giả. Đối với nấm mối, điều kiêng kỵ này cũng không ngoại lệ. Nấm mối trắng tự nhiên có nguồn gốc đặc biệt nên rất dễ có hàng nhái. Bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin nơi bán cũng như sản phẩm để có sự lựa chọn chính xác nhé.
>>> Đọc thêm: Nấm mèo kỵ với gì và hợp gì? 7 món không nên & nên kết hợp
Nấm mối có công dụng gì?
Nấm mối trắng và nấm mối đen tuy khác nhau về cách thức phát triển nhưng không khác nhau nhiều về giá trị dinh dưỡng đem lại. Sau khi tìm hiểu nấm mối kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số tác dụng của loại nấm này.
1. Tăng cường hệ miễn dịch
Nấm chứa nhiều chất dinh dưỡng như canxi, phốt pho, protein, sắt, kali, chất xơ, chất chống oxy hóa. Các chất dinh dưỡng này giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Nấm cũng có đặc tính kháng khuẩn, có khả năng chống lại sự lây nhiễm của một số bệnh.
2. Giúp xương chắc khỏe
Canxi và các khoáng chất trong nấm mối rất tốt trong việc cải thiện sức khỏe hệ xương khớp. Bổ sung nấm mối vào thực đơn giúp bạn hạn chế nguy cơ mắc các bệnh loãng xương hay thoái hóa khớp.
3. Điều hòa kinh nguyệt
Tìm hiểu nấm mối kỵ với gì, bạn sẽ phát hiện nhiều công dụng ngạc nhiên của loài thực vật này. Theo kinh nghiệm dân gian, nấm mối là một trong những thực phẩm tốt cho phụ nữ, nhất là trong giai đoạn hành kinh. Nấm mối có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, khai thông khí huyết, làm đẹp da, tăng cường sức khỏe.
4. Giải độc, giảm stress
Nấm mối chứa nhiều nước, vị ngọt, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, nhuận tràng, thải độc cho cơ thể. Các chất dinh dưỡng trong nấm ảnh hưởng tích cực đến hệ thần kinh, giúp bạn giảm căng thẳng, lo âu. Ăn nấm mối giúp cải thiện tâm trạng và mang đến giấc ngủ ngon.
5. Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư
Theo nghiên cứu, nấm mối là dược liệu có tiềm năng trong việc hỗ trợ ngăn ngừa các virus gây ung thư. Hoạt chất chống oxy hóa dồi dào trong nấm mối giúp ngăn chặn sự phát triển của các gốc tự do.
>>> Đọc thêm: 9 lợi ích của nấm, loại thực phẩm ăn chay hiếm hoi đủ sức thay thế thịt
Cách bảo quản nấm mối
Biết được nấm mối kỵ với gì, bạn sẽ có cách chế biến món ăn ngon miệng và đảm bảo sức khỏe. Bên cạnh đó, để có nguyên liệu chuẩn tươi ngon, bạn có thể tham khảo một số mẹo bảo quản nấm mối dưới đây.
1. Cách bảo quản nấm mối tươi
Nấm mối tươi sau khi thu hoạch, bạn nên sử dụng trong vòng 12 giờ để hấp thu trọn vẹn dưỡng chất và tận hưởng vị tươi ngon. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, bạn sơ chế như sau:
• Cắt bỏ phần hư, úng của nấm và cạo sơ vết bẩn bám quanh thân. Sau đó, bạn cho nấm vào túi ni lông và hút chân không. Đây là cách bảo quản nấm bằng cách không rửa nấm. Đặt nấm vào ngăn đá hoặc ngăn mát tủ lạnh, bạn có thể sử dụng trong vòng 3 – 4 ngày.
• Nếu muốn rửa nấm, bạn nên rửa với nước muối pha loãng và rửa thật nhẹ tay. Nấm mối mềm, nếu rửa mạnh tay có thể làm nấm bị thối trong quá trình bảo quản. Sau khi rửa sạch, bạn trụng sơ với nước sôi trong vòng 30 giây. Sau đó, bạn cho nấm vào hộp kín hoặc túi zip và bảo quản trong tủ lạnh. Cách làm này cũng có thể giữ nấm tươi ngon trong khoảng 3 – 4 ngày.
2. Cách bảo quản nấm mối khô
Để bảo quản nấm mối khô, đầu tiên bạn nên chọn mua nấm ở những nơi uy tín, có xuất xứ rõ ràng. Nấm mối kỵ với gì hay nấm mối khô kỵ với gì? Khi mua nấm mối khô, điều quan trọng bạn cần chú ý là thời gian sản xuất và thời hạn sử dụng. Nấm khô để quá hạn có thể bị mốc, sinh ra nhiều chất độc, nguy hiểm cho sức khỏe.
• Bạn nên bảo quản nấm mối khô ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt. Môi trường ẩm ướt, thiếu ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.
• Bạn không nên bảo quản nấm mối trong túi ni lông và cột chặt. Túi ni lông không thoáng khí và thường sinh nhiệt. Điều này có thể tạo ẩm và làm hư nấm.
>>> Đọc thêm: Nấm kỵ nấu với gì? Bạn có thể bị ngộ độc khi ăn nấm
Một số món ăn với nấm mối
Bạn đã biết nấm mối kỵ với gì. Vậy làm thế nào để chế biến nấm mối thành các món ăn ngon miệng? Nếu chưa có ý tưởng nào, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây.
1. Nấm mối nấu cháo
Nấm mối có mùi vị đặc trưng, khi nấu cháo làm dậy lên mùi thơm ngon hấp dẫn. Bạn có thể nấu cháo nấm mối hoặc nấu cùng với các nguyên liệu khác. Các món cháo phổ biến gồm:
• Cháo gà nấm mối.
• Cháo trai nấm mối.
• Cháo nấm mối chay.
• Cháo thịt bằm và nấm mối.
2. Nấm mối xào
Nếu thắc mắc nấm mối kỵ với gì thì bạn có thể yên tâm. Nấm mối có thể kết hợp với các nguyên liệu khác để làm thành món xào đậm vị, đưa cơm. Bạn có thể xào nấm mối cùng các loại thịt hoặc rau, củ, quả, hoặc chỉ đơn giản là xào với tỏi. Một số món xào từ nấm mối như:
• Nấm mối xào bơ tỏi.
• Nấm mối xào thịt bò hoặc thịt lợn.
• Nấm mối xào mướp hương.
• Nấm mối xào chay (kết hợp với các loại rau củ quả như cà rốt, su su, ớt chuông…)
• Nấm mối xào măng.
3. Nấm mối kho
Nấm mối kho là một trong những món ăn chính phổ biến của một bữa ăn chay. Bạn thường kho nấm mối với gì? Hãy thử một số cách kết hợp sau nhé.
• Nấm mối kho tiêu.
• Nấm mối kho muối ớt.
• Nấm mối kho tộ.
• Nấm mối kho rau củ.
• Nấm mối kho thịt đậu hũ.
Nấm mối là nguyên liệu được xếp vào hàng có giá trị dinh dưỡng và giá thành cao. Bạn có thể dùng nấm mối trắng tự nhiên hoặc nấm mối đen, cả hai loại đều mang lại nhiều công dụng cho sức khỏe. Trong quá trình chế biến, bạn đừng bỏ qua các thông tin về nấm mối kỵ với gì nhé.
>>> Đọc thêm: 9 tác hại của nấm bạn nên biết để phòng tránh
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar