Khoai sọ thuộc họ Ráy, có tên khoa học là Colocasia esculenta. Khoai sọ chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu như chất xơ, tinh bột, protein, chất béo, canxi, sắt, mangan, vitamin. Khoai sọ kỵ với gì? Vì sao nhiều người gặp tình trạng ngứa miệng khi ăn khoai sọ? Mời bạn cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết sau.
Khoai sọ có tốt không?
100 gam khoai sọ cung cấp khoảng 115 calo, với một số chất chính sau:
• 1,5g chất đạm
• 0,2g chất béo
• 26,5g tinh bột
• 4,1g chất xơ
• 0,4g đường
• 43mg canxi
• 0,55mg sắt
• 33mg magie
• 84mg phốt pho
• 591mg kali
• 11g natri
• 4,5mg vitamin C
• 0,283mg vitamin B6
• 0,383mg mangan
Trước khi tìm hiểu khoai sọ kỵ với gì, bạn có thể tham khảo một số công dụng của loại khoai này.
1. Tốt cho hệ miễn dịch
Khoai sọ giàu vitamin C và các chất bổ dưỡng, giúp phục hồi cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Bổ sung khoai sọ vào thực đơn giúp bạn duy trì sức khỏe ổn định, hạn chế các bệnh lý thông thường. Ngoài ra, ăn khoai sọ còn có tác dụng cải thiện tình trạng suy nhược. Khoai sọ hầm móng giò hay canh khoai sọ nấu thịt là những món phù hợp với người gầy yếu, người mới ốm dậy.
>>> Đọc thêm: Quả hồng kỵ với gì? 10 đại kỵ khi ăn quả hồng
2. Tốt cho hệ tim mạch
Khoai sọ giàu kali, kẽm, đồng, sắt, mangan và magie. Đây là những chất tốt cho hệ tim mạch. Kali có tác dụng điều hòa nhịp tim, cải thiện tình trạng huyết áp cao. Bên cạnh đó, lượng chất xơ trong khoai sọ còn có khả năng giảm mức cholesterol xấu. Cholesterol cao là một trong những nguyên nhân gây nên các bệnh mỡ máu, tim mạch.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
Khoai sọ kỵ với gì hay khoai sọ có công dụng gì cho sức khỏe? 100 gam khoai sọ chứa hơn 4 gam chất xơ. Lượng chất xơ này giúp ngăn ngừa táo bón, đề phòng bệnh trĩ. Ăn khoai sọ với lượng hợp lý có tác dụng nhuận tràng, hỗ trợ sức khỏe đường ruột và hệ tiêu hóa.
4. Tăng cường tuần hoàn máu
Hàm lượng sắt có trong khoai sọ giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Từ đó, máu được lưu thông tốt hơn, cải thiện tình trạng thiếu máu. Nếu thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, bạn có thể cân nhắc thêm khoai sọ vào bữa ăn.
>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?
5. Chống lão hóa
Khoai sọ chứa nhiều vitamin C, A, E và các hợp chất chống oxy hóa tự nhiên. Các chất này có tác dụng trẻ hóa tế bào, làm mờ nếp nhăn. Làn da được trẻ hóa, tươi tắn và sáng khỏe từ bên trong.
6. Hỗ trợ giảm cân
Khoai sọ cung cấp lượng calo nhất định, giúp bạn đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày. Nhiều người lo ngại lượng tinh bột trong khoai sọ sẽ gây tăng cân. Tinh bột trong khoai sọ chủ yếu là tinh bột kháng, có tác dụng no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Hàm lượng chất béo trong khoai sọ tương đối thấp. Vì vậy, nếu bổ sung khoai sọ hợp lý, bạn có thể có kết quả tốt trong quá trình giảm cân.
>>> Đọc thêm: Quả su su kỵ với gì? Những lợi ích và tác hại của su su
Khoai sọ kỵ với gì?
Hiện vẫn chưa có khuyến cáo khoa học nào về các thực phẩm đại kỵ với khoai sọ. Các thông tin về khoai sọ kỵ với gì chủ yếu đến từ kinh nghiệm dân gian. Các tác dụng phụ nếu có thường là gây khó tiêu, đầy bụng. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng bạn cũng có thể tham khảo các lời khuyên sau để tránh gặp phải tình trạng khó chịu này nhé.
1. Khoai sọ kỵ với gì? Kỵ thịt đỏ
Thịt đỏ, phổ biến nhất là thịt bò, được khuyến cáo là không nên nấu cùng khoai sọ. Nguyên nhân là thịt bò chứa nhiều protein. Khi kết hợp với tinh bột trong khoai sọ, món ăn có thể gây nặng bụng, khó tiêu.
2. Khoai sọ kỵ với gì? Thức uống có cồn
Khi ăn món ăn từ khoai sọ, bạn nên hạn chế uống bia, rượu, cocktail. Cồn có khả năng làm chậm quá trình tiêu hóa tinh bột. Món ăn tiêu hóa chậm khiến bụng ì ạch.
3. Khoai sọ kỵ với gì? Các loại đậu
Đậu phộng, đậu đen, đậu xanh không nên hầm chung với khoai sọ. Sự kết hợp này có thể gây dị ứng, khó tiêu.
4. Khoai sọ kỵ với rau gì? Rau có vị đắng
Một số loại rau có vị hơi đắng như rau diếp, rau đắng, rau cải cay. Những loại rau này nấu cùng khoai sọ sẽ ảnh hưởng đến hương vị món ăn. Vì vậy, bạn nên hạn chế nấu khoai sọ cùng với các loại rau đắng nhé.
>>> Đọc thêm: Bồ câu kỵ với gì? Cách chế biến bồ câu an toàn, ngon và bổ
Khoai sọ kỵ với gì? Những ai không nên ăn khoai sọ?
Khoai sọ cung cấp năng lượng, cải thiện hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa, làm đẹp da, tốt cho tim mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn nhiều khoai sọ. Nếu thuộc một trong những nhóm dưới đây, bạn nên hạn chế ăn loại khoai này nhé.
1. Người bị gút
Khoai sọ chứa hàm lượng canxi oxalat nhất định. Nếu hấp thụ quá nhiều, tình trạng gút sẽ trở nên trầm trọng.
2. Khoai sọ kỵ với gì? Người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được khoai sọ, nhưng không nên ăn quá nhiều. Lượng tinh bột và đường trong khoai sọ có thể ảnh hưởng đến đường huyết. Nếu ăn khoai sọ, bạn nên tính toán lượng calo và lượng đường hấp thụ hợp lý.
3. Khoai sọ kỵ với gì? Người dễ dị ứng
Một trong những tình trạng thường gặp khi ăn khoai sọ đó là gây ngứa. Một là bạn có thể bị ngứa tay khi sơ chế khoai sọ. Hai là bạn bị ngứa họng khi ăn khoai sọ. Với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng, tình trạng này xảy ra nhiều và nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là lớp vỏ khoai sọ chứa một lượng chất axit oxalic. Chất này có thể gây ra các phản ứng như dị ứng, ngứa râm ran. Nếu có cơ địa dễ dị ứng, bạn nên sơ chế kỹ khoai sọ trước khi ăn nhé.
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa
Lưu ý khi ăn khoai sọ
Bên cạnh việc quan tâm khoai sọ kỵ với gì, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề khi ăn thực phẩm này.
• Khi sơ chế khoai sọ, bạn cần gọt bỏ hết những phần đã hỏng và mọc mầm. Cách làm này giúp hạn chế nguy cơ ngộ độc.
• Không nên gọt vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm hao hụt đáng kể lượng protein có trong khoai.
• Để không bị ngứa tay khi chế biến khoai sọ, bạn nên đeo bao tay khi gọt vỏ.
• Có hai cách giúp bạn không bị ngứa họng khi ăn khoai sọ. Một là sau khi gọt vỏ, bạn ngâm khoai trong nước muối pha loãng khoảng 10 – 15 phút. Hai là, bạn chần khoai trong nước sôi khoảng 1 phút. Những cách làm này sẽ loại bỏ chất canxi oxalat gây ngứa có trong loại củ này.
>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp
Nên làm gì khi ăn khoai sọ bị ngứa?
Tìm hiểu khoai sọ kỵ với gì, bạn sẽ thấy nhiều thông tin về tình trạng gây ngứa khi ăn. Nếu chẳng may bị ngứa tay hay ngứa họng khi ăn khoai sọ, bạn có thể thử các mẹo sau đây.
1. Bị ngứa tay khi sơ chế khoai sọ
• Dùng giấm ăn
Đầu tiên, bạn rửa sạch tay với nước. Sau đó, bạn lấy giấy ăn thấm vào giấm rồi thoa nhiều lần lên khu vực da bị ngứa.
• Hơ nóng tay
Một trong những cách giảm ngứa tay sau khi gọt khoai sọ, đó là hơ tay trên lửa. Nhiệt độ cao sẽ tách lớp alkaloid gây ngứa. Bạn nên kiểm soát mức độ lửa để đảm bảo không bị phỏng tay trong lúc hơ.
• Dùng gừng tươi
Bạn có thể dùng gừng tươi để giảm ngứa trong quá trình sơ chế khoai sọ. Gừng tươi rửa sạch, thái lát mỏng. Sau đó, bạn nhẹ nhàng chà xát lát dùng lên những chỗ bị ngứa. Gừng sẽ làm da nóng lên, giảm cảm giác ngứa hiệu quả.
2. Ngứa họng khi ăn khoai sọ
• Uống nhiều nước
Uống nhiều nước có thể làm dịu cơn ngứa họng do khoai sọ gây nên. Nước giúp loại bỏ chất gây ngứa còn sót ở khoang miệng. Đồng thời, nước cũng tăng tốc độ đào thải các chất này ra khỏi cơ thể.
• Súc miệng bằng nước muối
Ngoài cách uống nước, bạn nên kết hợp súc miệng với nước muối pha loãng. Nước muối có tác dụng rửa trôi các chất gây ngứa. Nếu đã súc nước muối nhiều lần mà vẫn không đỡ ngứa, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra thêm.
Nếu quan tâm khoai sọ kỵ với gì, bạn có thể yên tâm vì đây là loại củ lành tính. Khoai sọ khi kết hợp với các nguyên liệu khác hiếm khi gây ra phản ứng nguy hiểm. Tác dụng phụ phổ biến nhất ở khoai sọ là gây ngứa. Có nhiều cách để hạn chế tình trạng này. Bạn có thể tham khảo một số mẹo trong bài viết trên nhé.
>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar