Bí đao tính mát, có vị ngọt, lành tính. Công dụng rõ rệt nhất ở bí đao là làm mát ruột, giải nhiệt, tiêu độc. Bí đao có thể chế biến thành nhiều món ăn, làm nước uống hoặc làm mứt. Hạt bí đao còn được dùng để làm thuốc lợi tiểu. Bạn có thắc mắc bí đao kỵ gì không?
Bí đao có công dụng gì cho sức khỏe?
Bí đao có hình thon dài, có quả mập mạp. Vỏ bí màu xanh, khi còn non có lông tơ, khi già thì chuyển sang màu xanh đậm. Ruột bí màu trắng, trong cùng là phần hạt. Phần thịt bí thường dùng để nấu canh, hấp, xào, pha trà và làm mứt. Nếu quan tâm bí đao kỵ gì, bạn có thể tham khảo thêm một số công dụng của nguyên liệu này.
1. Cung cấp nhiều dưỡng chất
100 gam bí đao cung cấp gần 13 calo với các thành phần chính sau:
• 0,4g chất đạm
• 0,2g chất béo
• 3g tinh bột
• 2,9g chất xơ
• 19mg canxi
• 0,4mg sắt
• 10mg magie
• 19mg phốt pho
• 111mg natri
• 6mg kali
• 13mg vitamin C
• 1mg các loại vitamin B.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Trong 100 gam bí đao chứa đến 2,9 gam chất xơ. Lượng chất xơ này giúp kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.
3. Kiểm soát cân nặng
Bí đao tươi có khoảng 67,9% là nước. Ngoài ra, lượng calo và chất béo trong bí đao thấp. Những đặc điểm này giúp bí đao trở thành thực phẩm lý tưởng cho những người ăn kiêng, giảm cân. Đặc biệt, bí đao còn có hợp chất hóa học tên hyterin-caperin. Hợp chất này có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ. Từ đó, tỷ lệ mỡ tích tụ trong cơ thể giảm. Nếu đang trong quá trình giảm cân, bạn đừng quên bổ sung bí đao vào thực đơn nhé.
4. Làm đẹp da
Bí đao chứa nhiều nước, có tác dụng tăng cường độ ẩm cho da. Các vitamin trong bí đao cũng có công dụng giúp da căng mịn, sáng hồng. Mặt nạ từ bí đao vừa lành tính, vừa giúp làm mềm da và cải thiện vết thâm nám. Công thức đơn giản nhất là dùng bí đao ép thành nước và đắp lên mặt. Bạn có thể kết hợp nước ép bí đao và ép dưa leo để tăng hiệu quả.
5. Giải nhiệt, tăng đề kháng
Theo Đông y, bí đao có tính mát, tác dụng giải nhiệt, lợi tiểu, làm mát trong. Bên cạnh đó, lượng vitamin C còn giúp tăng cường hệ miễn dịch. 100 gam bí đao cung cấp khoảng 19% nhu cầu vitamin C khuyến nghị mỗi ngày.
>>> Đọc thêm: Rau dền kỵ gì? 6 tác hại và món kỵ của rau dền
Bí đao kỵ gì?
Bạn đã biết một số công dụng chính của bí đao. Vậy bí đao kỵ với gì để hạn chế nấu chung? Hiện vẫn chưa có khuyến cáo khoa học nào về các thực phẩm kỵ với bí đao. Phần lớn thông tin về bí đao có kỵ với gì hay bí đao kỵ với rau gì xuất phát từ kinh nghiệm dân gian. “Cẩn tắc vô áy náy”, bạn có thể tham khảo các kinh nghiệm này để yên tâm hơn khi chế biến món ăn từ bí đao nhé.
1. Bí đao kỵ gì? Cá diếc
Bí đao và cá diếc đều là thực phẩm mang tính hàn. Nếu ăn cùng nhau, bạn có thể bị lạnh bụng. Đặc biệt, nếu có cơ địa hàn, bạn nên hạn chế kết hợp hay nguyên liệu này. Nhiều trường hợp bị đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn cá diếc nấu cùng bí đao.
2. Bí đao kỵ gì? Giấm
Bí đao nấu cùng giấm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, giấm có thể làm giảm sự hấp thụ dinh dưỡng từ bí đao. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng món ăn, bạn nên hạn chế nêm giấm vào những món nấu từ bí đao.
3. Bí đao kỵ gì? Muối
Cũng như giấm, muối là gia vị có khả năng làm giảm công dụng của bí đao. Hạn chế muối trong món ăn còn giúp bạn xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, tốt cho sức khỏe.
4. Bí đao kỵ gì? Đậu đỏ
Bí đao là món ăn lợi tiểu, thanh nhiệt. Trùng hợp là đậu đỏ cũng có tính chất tương tự. Đậu đỏ nấu cùng bí đao sẽ làm công dụng này thành gấp đôi. Từ đó, bạn có thể bị đi tiểu nhiều hơn bình thường, dẫn đến mất nước.
>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết
Ai nên hạn chế ăn bí đao?
Bí đao là thực phẩm lành tính, phù hợp với nhiều người. Tuy nhiên, ăn quá nhiều bí đao có thể gây ra một số tác dụng phụ. Nếu có bệnh nền như thận, huyết áp thấp hay cơ địa hàn, bạn không nên ăn quá nhiều bí đao. Cụ thể là bí đao kỵ gì và ai không nên ăn nhiều?
1. Người bị bệnh thận
Bí đao chứa nhiều nước, tác dụng lợi tiểu, giúp bạn đào thải độc tố qua đường nước tiểu. Tuy nhiên, công dụng này lại không hữu ích với những người có vấn đề về thận. Việc đi tiểu nhiều khiến thận phải hoạt động quá mức. Từ đó, tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn.
2. Bí đao kỵ gì? Người bị huyết áp thấp
Bí đao là thực phẩm thích hợp cho người đang trong chế độ giảm cân. Nguyên nhân là loại nguyên liệu này cung cấp ít calo và nhiều chất xơ. Nếu bị huyết áp thấp, bạn không nên ăn nhiều bí đao. Chất xơ trong bí đao khiến bạn cảm thấy no lâu. Từ đó, bạn không có nhu cầu ăn thêm các thực phẩm khác. Lượng calo ít có thể làm hạ huyết áp. Tốt nhất, bạn không nên ăn bí đao thay bữa ăn chính mà nên đa dạng các nguồn thực phẩm.
3. Người có cơ địa hàn
Ăn nhiều bí đao dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu. Người có cơ địa lạnh nên ăn bí đao cùng với các gia vị mang tính ấm để cân bằng.
4. Bí đao kỵ gì? Người dễ bị dị ứng
Tình trạng dị ứng bí đao hiếm khi xảy ra, nhưng bạn không nên chủ quan. Nếu bị phát ban, ngứa sau khi ăn bí đao, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay nhé.
>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?
Lưu ý khi ăn bí đao
Tìm hiểu về bí đao kỵ gì, bạn đừng bỏ qua các lưu ý trong cách chế biến món ăn hay thức uống từ bí đao.
1. Hạn chế thêm đường, sữa
Ngoài để nấu canh, hấp, luộc, xào, bí đao còn có thể dùng để hãm trà. Trà bí đao là thức uống thanh mát, vị ngọt nhẹ, tác dụng giải nhiệt. Vậy trà bí đao kỵ gì? Câu trả lời là trà bí đao không nên uống cùng với nhiều đường, sữa. Bí đao bản thân đã có vị ngọt nhẹ. Để đảm bảo phát huy hết tác dụng, bạn nên uống trà bí đao nguyên chất. Việc thêm đường, sữa làm tăng lượng calo hấp thụ. Một ly nước bí đao nguyên chất 100ml chứa khoảng 24 calo. Tuy nhiên, 1 ly bí đao 100ml có thêm đường sữa chứa ít nhất 80 calo.
2. Không ăn bí đao sống
Bí đao sống có tính xà phòng cao. Bạn không nên ăn sống hoặc ép nước từ bí đao sống. Cách ăn này có thể gây ngộ độc.
3. Không lạm dụng bí đao để giảm cân
Ăn bí đao có thể giảm béo phì, kiểm soát cân nặng, đẹp dáng đẹp da. Nhiều người lạm dụng bí đao để giảm cân bằng cách ăn thay bữa chính. Điều này không chỉ ảnh hưởng tiêu hóa mà còn mất cân bằng dinh dưỡng. Mặt khác, bí đao còn ít calo. Nếu ăn thay bữa chính, bạn có thể bị hạ huyết áp, thiếu hụt chất.
>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa
Bí đao nấu gì ngon?
Biết được bí đao kỵ gì, bạn sẽ yên tâm hơn khi chế biến món ăn từ bí đao. Nếu chưa biết nấu món gì, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau.
1. Bí đao luộc, hấp
Cách đơn giản nhất khi nấu các loại rau, củ, quả là chế biến bằng cách luộc, hấp. Cách làm này vừa tiết kiệm thời gian, vừa hạn chế gia vị. Đặc biệt, đây là cách nấu phù hợp với những bạn đang trong chế độ ăn kiêng giảm cân. Sau khi luộc xong, bạn không nên bỏ đi nước luộc bí. Uống nước canh bí luộc giúp làm mát cơ thể, bổ sung nước.
2. Canh bí đao
Chưa có kết luận khoa học về thực phẩm nằm trong danh sách bí đao kỵ gì. Vì vậy, bạn có thể kết hợp đa dạng nguyên liệu với món canh bí đao. Cách nấu phổ biến nhất là nấu canh bí đao cùng với thịt băm hoặc tôm. Đây là món ăn thanh mát, giải nhiệt, thích hợp cho những ngày hè nắng nóng.
3. Bí đao xào
Ngoài nấu canh, bí đao xào cũng là cách chế biến quen thuộc trong bữa cơm gia đình. Nguyên liệu thường xào với bí đao gồm có lòng gà hoặc thịt lợn. Lưu ý khi nêm gia vị, bạn nên cho ít muối và không nên cho giấm nhé. Theo kinh nghiệm dân gian, muối và giấm là gia vị có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng trong bí đao.
Các món ăn từ bí đao mang đến nhiều công dụng như lợi tiểu, tăng đề kháng, chữa táo bón. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thông tin bí đao kỵ gì để có cách chế biến hợp lý.
>>> Đọc thêm: Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar