Rau cải cúc kỵ với gì? Vì sao không bảo quản quá lâu và nấu quá chín?

Rau cải cúc thường dùng để nấu canh, nhúng lẩu hay chiên với bột tempura. Nếu thường xuyên ăn loại rau này, liệu bạn đã biết rau cải cúc kỵ với gì?

Rau cải cúc còn có các tên gọi khác là tần ô, rau cúc, cúc tần ô, đồng cao, xuân cúc, cải chân vịt. Rau không chỉ được dùng để chế biến thức ăn mà còn để bài chế thành một số vị thuốc chữa bệnh. Nếu dùng rau cải cúc, bạn nên tìm hiểu rau cải cúc kỵ với gì. Đặc biệt, một số nhóm người trong bài viết sau được khuyến cáo nên hạn chế ăn cải cúc.

Rau cải cúc có công dụng gì?

Rau cải cúc có công dụng gì?

Cây cải cúc có thân thẳng, mọng nước, cao từ 0,5 – 0,8m. Lá cây có hình lưỡi mác đặc trưng, phần đầu lá viền răng cưa. Cải cúc khi ăn có vị giòn, hơi đắng nhẹ, mùi thơm thảo mộc đặc trưng.

Rau cải cúc chứa tinh dầu. Vì vậy, loại rau này có nhiều công dụng cho sức khỏe. Biết được rau cải cúc kỵ với gì, bạn sẽ tận dụng tối đa lợi ích của rau mang lại. Dưới đây là một số tác dụng của rau cải cúc.

1. Hỗ trợ tiêu hóa

Rau cải cúc chứa tinh dầu và nhiều chất xơ. Hai thành phần này kết hợp giúp thải khí thừa trong dạ dày. Từ đó, nhu động ruột được kích thích, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, ngăn ngừa táo bón. Hương vị đặc trưng của cải cúc còn kích thích sự thèm ăn, tăng bài tiết nước bọt, mang đến cảm giác ngon miệng.

2. Tác dụng an thần

Với những ai hay căng thẳng, mất ngủ thì cải cúc là món ăn lý tưởng để bổ sung vào thực đơn. Hàm lượng vitamin dồi dào, nhất là vitamin B giúp bạn cải thiện tâm trạng, đẩy lùi stress. Mùi hương thảo mộc còn đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu.

Nhiều nghiên cứu cho rằng rau cải cúc tốt cho hệ thần kinh, giúp cải thiện chứng hay quên. Nếu tìm hiểu rau cải cúc kỵ với gì, có thể bạn sẽ bất ngờ về tác dụng an thần của loại rau này.

3. Thanh nhiệt, lợi tiểu

Rau cải cúc chứa nhiều chất thiết yếu như axit amin, chất béo, protein, natri, kali. Các chất này có khả năng điều hòa sự trao đổi chất bên trong cơ thể. Các món ăn từ rau cải cúc giúp cơ thể thanh nhiệt, giảm phù nề, lợi tiểu.

4. Hỗ trợ điều trị cao huyết áp

Axit amin và tinh dầu trong cải cúc có khả năng kiểm soát tình trạng huyết áp cao. Cải cúc còn giàu chất xơ, ít cholesterol nên giúp triệt tiêu mỡ thừa. Ăn rau cải cúc có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như xơ vữa động mạch hay huyết áp cao, mỡ trong máu.

>>> Đọc thêm: Lươn kỵ với rau củ gì và thực phẩm nào? Ai không nên ăn lươn?

5. Hỗ trợ giảm cân, đẹp da

Các loại rau xanh luôn là thực phẩm ưu tiên trong chế độ ăn kiêng của nhiều người. Rau xanh chứa nhiều chất xơ, ít chất béo, ít calo, giúp đẹp dáng đẹp da.

Cải cúc lợi tiểu, bài tiết độc tố, từ đó giúp bạn có làn da sáng và ít mụn hơn. Chất xơ trong rau mang đến cảm giác no lâu mà không hấp thụ quá nhiều calo. Nếu đang trong chế độ ăn kiểm soát cân nặng, bạn đừng bỏ qua rau cải cúc nhé.

6. Hỗ trợ kích sữa

Rau cải cúc kỵ với gì và mẹ sau sinh có ăn được không? Nhiều phụ nữ sau sinh truyền tai nhau về khả năng kích sữa về của rau cải cúc.

Rau có khả năng kích hoạt sự trao đổi chất, giúp sự chuyển hóa trong cơ thể diễn ra trơn tru. Từ đó, sữa về nhiều hơn. Canh rau cải cúc nấu cùng thịt nạc là món ăn được nhiều phụ nữ sau sinh tin dùng để gọi sữa về.

7. Chữa ho, giảm cảm

Thành phần vitamin A trong cải cúc có khả năng tăng cường miễn dịch, hạn chế các bệnh nhiễm trùng. Tinh dầu từ rau cũng có tác dụng giải cảm, hạn chế các cơn ho. Lá cải cúc hấp cùng mật ong là một trong những bài thuốc trị ho hiệu quả.

>>> Đọc thêm: Rau ngải cứu kỵ với gì? 4 nhóm đối tượng nên tránh xa

Rau cải cúc kỵ với gì?

Rau cải cúc kỵ với gì? 3 đối tượng kỵ cần biết

Rau cải cúc có nhiều cách chế biến và có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau. Hiện vẫn chưa có khuyến cáo nào về việc không nên nấu cải cúc với gì. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo rau cải cúc kỵ với gì, cụ thể là kỵ với những nhóm người nào.

Rau cải cúc tốt cho sức khỏe nhưng không an toàn tuyệt đối cho tất cả mọi người. Nếu đang gặp một trong các trường hợp dưới đây, bạn không nên ăn nhiều cải cúc.

1. Rau cải cúc kỵ với gì? Người bị tiêu chảy, lạnh bụng

Rau cải cúc có tính thanh nhiệt, lợi tiểu, ngăn ngừa táo bón. Chính đặc tính này khiến cải cúc không phù hợp cho những ai đang bị tiêu chảy. Tính mát của rau sẽ khiến tình trạng đi ngoài của bạn càng trầm trọng hơn. Nếu muốn ăn cải cúc lúc này, bạn nên ăn với liều lượng ít. Bên cạnh đó, khi chế biến, bạn nên cho một số gia vị có tính ấm nóng để trung hòa.

2. Người thường xuyên tụt huyết áp

Cải cúc có khả năng điều chỉnh huyết áp cao. Điều này có nghĩa là những ai hay bị tụt huyết áp thì nên hạn chế ăn cải cúc.

3. Rau cải cúc kỵ với gì? Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi

Cải cúc có tác dụng nhuận tràng. Khi ăn quá nhiều, bạn dễ bị lạnh bụng, đi ngoài, nhất là đối với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ nhỏ.

Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến cáo không nên ăn rau cải cúc. Khi cho bé làm quen, bạn nên bắt đầu với một lượng nhỏ. Cách làm này vừa để kiểm tra dị ứng, vừa để hệ tiêu hóa của bé quen với thực phẩm mới.

>>> Đọc thêm: Rau má kỵ với gì? Rau má có thật sự lành tính không?

Một số lưu ý khi chế biến món ăn từ rau cải cúc

Một số lưu ý khi chế biến món ăn từ rau cải cúc

Khi tìm hiểu rau cải cúc kỵ với gì, bạn có thể yên tâm khi biết đây là loại rau dễ kết hợp với nguyên liệu khác. Vậy còn điều gì cần lưu ý khi chế biến rau cải cúc không? Để món ăn giữ được hương vị và dưỡng chất, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:

1. Không bảo quản rau quá lâu trong tủ lạnh

Cải cúc có đặc điểm là lá rất mềm, dễ héo, dễ rũ. Tốt nhất, bạn nên chế biến rau ngay sau khi mua về. Nếu phải bảo quản tủ lạnh, bạn nên để trong khoảng 1 – 2 ngày.

Lá rau cải cúc dễ bị giập nếu ở trong môi trường nhiệt độ quá thấp. Bạn lưu ý là khi bảo quản tủ mát, bạn nên để rau khô và bọc bằng giấy báo hoặc hộp trữ. Bạn hạn chế làm ướt rau thì mới bảo quản được lâu.

2. Không nấu rau quá chín

Nếu hỏi rau cải cúc kỵ với gì thì câu trả lời có lẽ là kỵ nấu quá chín. Cải cúc có thể được ăn sống, ăn tái nhúng lẩu hoặc nấu chín. Đặc biệt, bạn chỉ nên nấu rau vừa chín tới, không nấu quá nhừ. Rau khi chín nhừ sẽ bị nhũn, không còn giữ được độ giòn và hương vị đặc trưng. Đồng thời, các chất dinh dưỡng trong rau cũng bị phân hủy.

Nếu dùng nấu canh, bạn nhớ không đun cải cúc trên lửa quá lâu. Khi nước vừa sôi, bạn có thể tắt bếp và để rau tiếp tục chín với nhiệt độ trong nồi. Nếu dùng cải cúc ăn sống, bạn nhớ ngâm nước muối pha loãng và rửa rau thật sạch trước khi ăn nhé.

>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết

3. Sử dụng gia vị để trung hòa

Rau cải cúc tính mát, không thích hợp nếu bạn đang bị lạnh bụng hay tiêu chảy. Để trung hòa đặc tính này, bạn nên chế biến rau cùng các gia vị cay nóng như gừng, tiêu. Bạn chỉ nên cho gia vị vừa phải để không lấn át vị thảo mộc đặc trưng của rau.

4. Không nên ăn quá nhiều

Bất cứ thực phẩm nào, dù tốt đến đâu, bạn cũng chỉ nên dùng với lượng vừa đủ. Với rau cải cúc, bạn có thể ăn khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 1 – 2 lạng.

Tìm hiểu về thông tin thực phẩm kỵ nhau giúp bạn chế biến các món ăn an toàn và đảm bảo dinh dưỡng. Hy vọng những chia sẻ về rau cải cúc kỵ với gì đã giải đáp phần nào các thắc mắc của bạn. Chúc bạn có nhiều món ăn thanh mát từ rau cải cúc, vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.

>>> Đọc thêm: Rau dền kỵ gì? 6 tác hại và món kỵ của rau dền

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm