Bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên để nhanh hết ho

Ho kiêng ăn gì? Có một số loại thực phẩm bạn cần tránh xa khi đang phải “vật lộn” với cơn ho dai dẳng.

Ho là triệu chứng thường thấy ở nhiều bệnh lý. Khi bị ho, bạn nhất định phải chú ý đến những gì ăn vào. Bởi vì vài loại thực phẩm có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, kéo dài thời gian phục hồi. Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao cần biết ho kiêng ăn gì?

Bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Lời khuyên để nhanh hết ho

Bạn có biết, một nửa số bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta có thể phục hồi nhanh hơn chỉ bằng cách ăn đúng loại thực phẩm? Chẳng hạn như các căn gồm cảm lạnh, cúm, viêm thanh quản với triệu chứng thường gặp là ho kéo dài. Ho là cách cơ thể loại bỏ các chất gây kích ứng, chất lỏng, chất nhầy hoặc vi khuẩn ra khỏi cổ họng và đường thở.

Nhiều nghiên cứu cho thấy một số loại thực phẩm nhất định có thể làm tăng sản xuất chất nhầy, dẫn đến ho có đờm. Ăn thức ăn không phù hợp sẽ góp phần gây viêm trong cơ thể. Viêm mãn tính làm suy yếu hệ thống miễn dịch và chức năng hô hấp, khiến cơn ho trở nặng và kéo dài hơn.

Ngược lại, dinh dưỡng hợp lý là điều cần thiết cho hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, chống lại các bệnh nhiễm trùng gây ho. Vậy nên, bạn cần biết ho kiêng ăn cái gì và cần ăn gì để hỗ trợ chức năng miễn dịch và sức khỏe hô hấp.

>>> Đọc thêm: Bị thủy đậu kiêng gì? 7 thứ cần kiêng cữ

Bị ho kiêng ăn gì? Top 10 loại thực phẩm cần tránh

1. Ho ngứa cổ kiêng ăn gì? Các sản phẩm từ sữa

Ho ngứa cổ kiêng ăn gì? Các sản phẩm từ sữa

Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn liệu casein – một loại protein trong sữa có thực sự là “thủ phạm” làm tăng sản xuất chất nhầy gây ho không. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy ho nhiều và ngứa họng hơn sau khi dùng các sản phẩm từ sữa, bạn nên hạn chế sử dụng. Triệu chứng này sẽ nặng hơn với những người không dung nạp lactose hoặc nhạy cảm với sữa.

Hãy chọn các sản phẩm thay thế không chứa lactose như sữa hạnh nhân, sữa yến mạch, sữa đậu nành hoặc các loại trà thảo mộc dịu nhẹ.

2. Ho kiêng ăn gì? Thức ăn cay nóng

Capsaicin, hợp chất tạo nên vị cay trong thức ăn cay, có thể gây kích ứng hệ hô hấp và gây viêm, khiến bạn ho dữ dội hơn. Dù bạn thích ăn cay thì cũng nên hạn chế để giảm bớt tình trạng kích ứng.

3. Bị ho kiêng ăn gì? Kiêng thực phẩm ngọt

Tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng trình trạng viêm trong cơ thể. Đường làm suy yếu hệ thống miễn dịch và chức năng hô hấp, khiến cơ thể khó chống lại nhiễm trùng. Bạn không nên ăn bánh kẹo và đồ uống có đường cho đến khi triệu chứng ho chấm dứt.

>>> Đọc thêm: Nổi mề đay kiêng gì để giảm ngứa và mau lành bệnh?

4. Ho kiêng ăn cái gì? Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ dễ gây trào ngược axit, dẫn đến kích ứng ở cổ họng và làm bạn ho nặng hơn. Các axit béo từ bơ hay mỡ động vật cũng khiến cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Bạn nên tránh đồ ăn vặt nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh để cơn ho nhanh thuyên giảm.

5. Ho kiêng ăn cái gì? Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều phụ gia và chất bảo quản có thể gây hại cho sức khỏe hô hấp. Những thực phẩm này thường thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chúng góp phần gây viêm, làm suy yếu chức năng miễn dịch, dẫn đến ho kéo dài.

6. Ho có kiêng ăn gì không? Thực phẩm chứa nhiều histamine

Histamine được cơ thể sản xuất để loại bỏ các chất có hại, bao gồm cả chất gây dị ứng. Histamine hoạt động bằng cách kích thích cơ thể sản xuất nhiều chất nhầy hơn. Chúng khiến cho mũi chảy nước hoặc bị nghẹt.

Do đó, nếu bạn đang bị ho và cảm lạnh nên tránh các loại thực phẩm giàu histamine. Cụ thể, bạn không nên ăn bơ, nấm, dâu tây, trái cây khô, rượu, sữa chua, thịt chế biến, cà tím, nước tương, cam quýt, dứa, giấm và thực phẩm lên men. Đó là câu trả lời cho thắc mắc ho kiêng ăn gì?

>>> Đọc thêm: Đau mắt đỏ kiêng ăn gì? 10 loại thực phẩm cần tránh

7. Bị ho có đờm nên kiêng ăn gì? Caffeine và rượu

Bị ho có đờm nên kiêng ăn gì? Caffeine và rượu

Cà phê và rượu đều làm cơ thể bạn mất nước. Vì vậy, khi bạn đã mất chất lỏng dưới dạng chất nhầy, bạn nên tránh xa những loại thực phẩm này. Đặc biệt, rượu ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường, kéo dài tình trạng ho và cảm lạnh trong cơ thể bạn. Với cà phê, bạn có thể thay thế bằng một tách trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây tự nhiên.

8. Ho cảm cúm kiêng ăn gì? Trái cây có chứa nhiều axit

Mặc dù vitamin C rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, nhưng các loại trái cây có tính axit cao như cam, chanh, bưởi lại dễ gây hại cho cổ họng. Thay vào đó, bạn nên chọn trái cây có tính axit thấp như chuối, lê để có chất dinh dưỡng cần thiết.

>>> Đọc thêm: Bắn tàn nhang kiêng ăn gì? 8 nhóm thực phẩm cần tránh

9. Ho ngứa cổ nên kiêng ăn gì? Kiêng đồ uống có ga

Nước ngọt, đặc biệt là những loại có nhiều đường bổ sung và thành phần nhân tạo, có thể làm cơn ho trở nặng do tính axit của chúng. Đồ uống trái cây và nước ngọt có chứa siro ngô có hàm lượng fructose cao (HFCS) đã được chứng minh là có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.

10. Ho có ăn bắp được không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào chứng minh người bị ho không nên ăn bắp. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng với bắp thì cũng nên tránh ăn khi bị ho.

Ngoài ra, các loại rau chứa tinh bột cao như khoai tây và bí có thể làm tăng lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu cao hơn dễ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tắc nghẽn, khiến cơ ho trở nên trầm trọng và ảnh hưởng đến phổi. Do vậy, bạn nên hạn chế ăn rau củ chứa nhiều tinh bột khi bị ho cảm. Tìm hiểu Bắp ngô kỵ với gì? 

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng thịt gà bao lâu? 16 lưu ý để có màu môi đẹp chuẩn

Bị ho nên ăn gì?

Bị ho nên ăn gì?

Bên cạnh ho kiêng ăn gì thì bạn cần ăn một chế độ ăn giàu thực phẩm tươi, tự nhiên. Chúng hỗ trợ hệ thống miễn dịch và tăng cường mức năng lượng. Thực phẩm nguyên chất, trái cây và rau quả giàu vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa sẽ đẩy lùi cơn ho hiệu quả.

1. Mật ong tốt cho bệnh ho có đờm

Mật ong vừa là thực phẩm vừa là thuốc chữa ho hiệu quả. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus quan trọng giúp làm giảm các triệu chứng của nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bạn chỉ cần thêm mật ong vào một cốc nước ấm hoặc trà thảo mộc. Uống đều đặn hàng ngày sẽ xoa dịu cổ họng và ngực bị kích ứng.

2. Bạc hà chữa chứng ho khan

Bạc hà là một loại thảo mộc làm mát có chứa menthol. Chúng giúp làm dịu cơn ho khan, ngứa. Trên thực tế, bạc hà được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus và chống ho. Bạn có thể uống lá bạc hà như trà hoặc ngậm viên ngậm bạc hà.

>>> Đọc thêm: Bấm lỗ tai kiêng ăn gì? 13 loại nên và tránh ăn

3. Thực phẩm tốt cho cơn ho dai dẳng

nước gừng

Ho kiêng ăn gì và nên ăn gì? Gừng cay, ấm đã được sử dụng để điều trị ho, cảm lạnh, cúm và các bệnh khác trong nhiều thế kỷ. Cùng với đặc tính chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn, gừng có thể giúp thư giãn cơ trơn của đường hô hấp và khai thông đường thở tốt hơn.

4. Các loại súp, cháo

Cơ thể bạn cần chất lỏng và chất điện giải khi bạn bị ốm. Một bát súp hoặc cháo nóng sẽ giúp thông mũi tốt hơn. Hơn nữa, bạn có thể dễ dàng thêm các loại thực phẩm giàu vitamin, protein và khoáng chất trong món súp, cháo. Chúng sẽ đẩy lùi tình trạng viêm trong cơ thể nhanh chóng.

>>> Đọc thêm: Xăm môi kiêng ăn gì, bao lâu? 13 loại nên và không nên ăn

5. Bị ho kiêng ăn gì và ăn gì? Nên ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Bị ho kiêng ăn gì và ăn gì?

Các loại thực phẩm như bông cải xanh, cải xoăn, trà xanh, việt quất có tác dụng kháng khuẩn cực tốt. Chúng chứa chất chống oxy hóa được gọi là quercetin có thể chữa cảm lạnh thông thường. Chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh.

6. Tỏi

Tỏi có lợi cho việc tăng cường sức khỏe tổng thể. Chúng giúp cơ thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh hoặc cúm. Đây là một phương thuốc lâu đời có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm.

7. Uống nhiều nước lọc

Uống đủ nước trong ngày có thể làm giảm ho và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn. Nước làm loãng chất nhầy tiết ra và làm dịu cổ họng. Bạn hãy uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ hệ hô hấp hoạt động tối ưu.

Tóm lại, chú ý đến chế độ ăn uống của bạn là rất quan trọng kiểm soát các triệu chứng ho. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về ho kiêng ăn gì và ăn gì. Bạn hãy có sự lựa chọn thực phẩm đúng đắn để cải thiện cơn ho và sức khỏe tổng thể nhé.

>>> Đọc thêm: Cắt mí nên ăn gì và kiêng gì? 12 món nên và không nên ăn

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm