Hạt é khi ngâm trong nước sẽ trương nở, tạo thành lớp gelatin bao quanh hạt. Hạt có kích thước nhỏ, màu đen, nhìn giống hạt vừng. Hạt é tuy nhỏ nhưng “có võ”, với rất nhiều giá trị dinh dưỡng. Khi dùng loại hạt này, bạn đừng bỏ qua thông tin hạt é kỵ với gì.
Tổng quan về hạt é
Hạt é là hạt của cây húng quế, một loại rau thơm quen thuộc. Nhiều người cho rằng, hạt é chỉ là nguyên liệu để trang trí cho món ăn chứ không có chất bổ gì. Thậm chí, hạt é còn bị nhầm lẫn với hạt vừng hay hạt chia.
Hạt é kỵ với gì và cách phân biệt hạt é với hạt chia? Hạt é có màu đen tuyền toàn bộ. Trong khi đó, hạt chia thường bóng, có màu đen, xám, trắng, nâu pha lẫn nhau. Về hình dạng, hạt chia hình bầu dục còn hạt é góc cạnh hơn. Khi ngâm nước, hạt é sẽ nhanh trương nở hơn hạt chia. Chất nhầy của hạt chia bết dính vào nhau. Chất nhầy của hạt é bao quanh từng hạt riêng.
13 gam hạt é chứa các thành phần dinh dưỡng sau:
• Protein: 2 gram
• Canxi: 15% RDI
• Magiê 10% RDI
• Calo: 60
• Chất xơ: 7 gam
• Sắt: 10% RDI
• Tổng lượng carbs: 7 gram
• Chất béo omega 3: 1.240 mg
• Chất béo: 2,5 gram
>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa
Uống hạt é có tốt không?
Tìm hiểu hạt é kỵ với gì, bạn sẽ thấy nhiều thông tin chia sẻ về lợi ích của loạt hạt này. Uống hạt é đúng cách sẽ mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của hạt é.
1. Cung cấp khoáng chất
13 gam hạt é cung cấp 15% lượng khuyến nghị hàng ngày (RDI) cho canxi và 10% RDI cho magiê và sắt. Canxi và magiê là hai chất cần thiết cho sức khỏe hệ xương khớp. Trong khi đó, sắt rất quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu.
2. Cung cấp nhiều chất xơ
13 gam hạt é chứa 7 gam chất xơ, chiếm 25% RDI. Chất xơ giúp nuôi dưỡng, tăng cường vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Từ đó, tình trạng táo bón được cải thiện đáng kể.
Bổ sung chất xơ còn giúp bạn hạn chế cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân. Chất xơ còn kiểm soát lượng đường trong máu, giảm cholesterol.
Một nghiên cứu đã tiến hành trên những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, những người này ăn 10 gam hạt é sau mỗi bữa ăn trong một tháng. Kết quả thu được, lượng đường trong máu sau bữa ăn của họ thấp hơn 17% so với thời điểm bắt đầu nghiên cứu.
Một nghiên cứu về sự liên quan giữa hạt é và mức cholesterol cũng cho kết quả khả quan. Những người ăn 30 gam hạt é mỗi ngày trong một tháng đã giảm 8% tổng lượng cholesterol.
3. Chứa chất chống oxy hóa
Hạt é chứa chất chống oxy hóa phenolic và flavonoid, tác dụng bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do các gốc tự do. Hai chất này cũng có đặc tính chống viêm và chống ung thư. Một số nghiên cứu cho thấy lượng flavonoid cao có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
>>> Đọc thêm: Thịt trâu kỵ gì? 5 thứ không nên kết hợp với thịt trâu
Hạt é kỵ với gì?
Hạt é tuy nhỏ nhưng có võ, với nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Hiện nay chưa có kết luận khoa học nào về việc hạt é kỵ với gì. Bạn có thể kết hợp hạt é với những thực phẩm theo sở thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn các món có hạt é. Một số nhóm người dưới đây nên cân nhắc khi dùng hạt é.
1. Hạt é kỵ với gì? Người mắc bệnh về tiêu hóa
Nếu đường ruột không khỏe hoặc đang bị tiêu chảy, đau bụng, bạn không nên dùng hạt é. Ăn quá nhiều hạt é khi bụng yếu, bạn có thể bị đầy bụng, buồn nôn, tắc ruột.
2. Người đang dùng thuốc đặc trị
Hạt é chứa thành phần có khả năng làm chậm quá trình đông máu. Vì vậy, nếu đang trong quá trình điều trị vết thương, bạn nên hạn chế ăn hay uống hạt é. Ngoài ra, lượng chất xơ trong hạt é có thể tương tác với một số thành phần của thuốc. Điều này làm mất đi tác dụng chữa bệnh của một số loại thuốc đặc trị. Nếu đang trị bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hạt é nhé.
3. Hạt é kỵ với gì? Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu được khuyến cáo nên hạn chế dùng hạt é. Loại hạt này có khả năng nhuận trường, có thể gây sảy thai. Ngoài ra, do tính chất hút nước nên hạt é có thể gây tắc ruột nếu bạn không uống đủ nước.
4. Hạt é kỵ với gì? Trẻ nhỏ nên cẩn thận
Hạt é khi trương nở sẽ có lớp nhầy gelatin bọc bên ngoài hạt. Trẻ nhỏ nếu ăn nhiều hạt é cùng lúc sẽ dễ bị hóc. Vì vậy, khi cho bé ăn hạt é, bạn nên cẩn thận nhé.
>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn
Các món ăn ngon từ hạt é
Sau khi biết hạt é kỵ với gì, bạn có thể yên tâm chế biến các món ngon từ nguyên liệu này. Nếu đang bí món, bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây nhé.
1. Nước đường hạt é
Hạt é ngâm nước đường là món nước đơn giản, dễ làm nhất.
• Bạn pha đường vào nước sạch, khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn.
• Tiếp tục cho hạt é vào ngâm cho hạt nở. Sau khoảng 5 phút, khi thấy hạt trương nở to, bạn có thể cho thêm đá viên vào và thưởng thức.
Bạn có thể thay nước lọc bằng nước dừa với cách làm tương tự. Lưu ý là nước dừa đã có sẵn vị ngọt, bạn nên giảm lượng đường nhé.
2. Sương sáo hạt é
• Bạn chuẩn bị khoảng 300 gam thạch sương sáo và 10 gam hạt é.
• Sương sáo rửa sạch, cắt thành hình quân cờ. Hạt é ngâm với nước cho nở rồi để ráo.
• Bạn hòa 150ml nước cùng với 100 gam đường phèn (Có thể tùy chỉnh lượng đường theo khẩu vị). Khi đường tan, bạn đun hỗn hợp với lửa nhỏ trong vòng 5 phút rồi tắt bếp.
• Cho hạt é cùng thạch sương sáo vào ly. Sau đó, bạn cho hỗn hợp nước đường đã nấu vào rồi trộn đều. Bạn thêm đá viên để món giải khát thêm phần mát lạnh nhé.
>>> Đọc thêm: Hạt chia và hạt é loại nào tốt hơn?
3. Thạch rau câu hạt é
Thạch rau câu kết hợp với hạt é là món ăn vặt vừa đẹp mắt, ngon miệng và bổ dưỡng.
• Bạn ngâm khoảng 10 gam hạt é cho đến khi hạt nở hoàn toàn thì vớt ra để ráo.
• Bạn hòa bột rau câu với lượng nước thích hợp rồi đem đun sôi. Khi hỗn hợp vừa sôi nhẹ, bạn vặn nhỏ lửa và khuấy đều tay. Sau khoảng 3 – 5 phút, bạn cho hạt é vào đun cùng. Khi hỗn hợp đạt đến độ sánh, bạn tắt bếp, trút rau câu vào khuôn. Rau câu sau khi bảo quản ở ngăn mát 3 – 4 giờ sẽ đông lại. Lúc này, bạn cắt thạch rau câu hạt é thành những miếng nhỏ và thưởng thức.
4. Chè hạt é
Hiện vẫn chưa có thông tin về những thực phẩm nằm trong danh sách hạt é kỵ với gì. Hạt é có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu trong các món ăn vặt, giải khát. Một trong những món phổ biến đó là chè. Bạn có thể cho hạt é vào món chè mà bạn yêu thích.
Hạt é hầu như không mùi không vị. Vì vậy, nguyên liệu này hầu như không ảnh hưởng quá nhiều đến hương vị món ăn của bạn. Các món chè thường có hạt é như chè sương sáo, chè xoài, chè khoai, chè trái cây, chè hạt đác. Hạt é sau khi ngâm nở có thể ăn được ngay. Vì vậy, bạn có thể thêm hạt é vào bước cuối khi nấu các món chè nhé.
>>> Đọc thêm: Hoa thiên lý kỵ gì? Tránh ngay những thực phẩm kỵ để đảm bảo an toàn
Lưu ý khi chế biến hạt é
Ngoài việc quan tâm hạt é kỵ với gì, bạn cũng nên lưu ý một số điểm sau khi chế biến hạt é.
• Bạn chỉ nên dùng hạt é với lượng vừa đủ, không nên dùng quá nhiều. Liều lượng được khuyến cáo là 5- 10 gam hạt é mỗi ngày. Ăn quá nhiều hạt é có thể khiến bạn đầy bụng, buồn nôn, tắc ruột.
• Bạn cần ngâm hạt é nở trước khi nấu, không nên nấu hạt é khô. Hạt é có đặc tính hút nước mạnh. Nếu nấu hạt khô, khi vào cơ thể sẽ dễ gây tắc nghẽn đường ruột.
• Bạn không nên ngâm hạt é quá lâu. Khi thấy hạt é đã trương nở, bạn nên chế biến ngay. Ngâm hạt é quá lâu có thể khiến hạt mất chất dinh dưỡng hoặc bị chua, gây đau bụng.
Các thông tin về hạt é kỵ với gì có thể khiến bạn yên tâm về loại hạt này. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý về những nhóm người nên hạn chế ăn hạt é. Chúc bạn có nhiều món giải khát thơm ngon với hạt é.
>>> Đọc thêm: Cá chép kỵ gì? 8 thứ kỵ và 3 món ăn hấp dẫn với cá chép
Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar