Hói đầu và chứng rụng tóc từng là biểu tượng của trí thông minh

Cùng tìm hiểu lịch sử và quan niệm của nhân loại về chứng rụng tóc và hói đầu qua các giai đoạn lịch sử

Hoàng tử William và Harry đều bị chứng rụng tóc, hói đầu từ khi trẻ. Ảnh Getty Images

Thông thường, con người rụng từ 50 đến 100 sợi tóc mỗi ngày. Rụng tóc là một phần của cân bằng tự nhiên vì tóc rụng đi lại có những sợi tóc khác mọc ra. Sự gián đoạn trong quá trình cân bằng này sẽ gây ra những tình trạng tóc rụng khác nhau.

Chứng rụng tóc thường gặp ở cả nam và nữ, đặc biệt theo độ tuổi. Ví dụ, chứng rụng tóc nội tiết tố nam (hoặc chứng hói đầu) ảnh hưởng đến 80% nam giới và 40% phụ nữ.

Phần lớn, chứng rụng tóc không ảnh hưởng gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, xã hội hiện đại rất quan tâm đến vấn đề rụng tóc.

William, Hoàng tử xứ Wales, nay là Thân vương xứ Wales, từng đốn tim triệu thiếu nữ với vẻ ngoài và mái tóc vàng lãng tử. Theo thời gian, tóc của William ngày một thưa dần. Đến hiện tại, nhiều bài báo còn suy đoán liệu Hoàng tử George 11 tuổi và em trai Louis có di truyền chứng hói đầu của cha hay không. Điều này cho thấy mối quan tâm của xã hội về tình trạng tóc.

Hoàng tử William và Harry năm 2005. Lúc đó William còn một đầu đầy tóc! Ảnh: Andrew Parsons / PA Images via Getty

Thị trường về phục hồi tóc và tóc giả ngày càng phát triển cho thấy việc tôn vinh một mái tóc đẹp.

Trong nhiều nền văn hóa và thời kỳ lịch sử, chứng hói đầu còn được tôn kính, từ cư dân Ai Cập cổ đại đến Vương quốc Issini (Ghana, quốc gia Tây Phi ngày nay), kéo dài đến thế kỷ 18. Cạo trọc và hói đầu thậm chí còn tượng trưng cho vẻ đẹp thuần khiết và thực hiện hàng ngày theo nghi thức.

Chứng hói đầu trong các tác phẩm nghệ thuật và tôn giáo

Chứng hói đầu ở phụ nữ cũng liên quan đến… thần thánh vì nhiều lý do. Mái tóc lúc ấy không tôn vinh ngoại hình cá nhân mà là để hướng tới những diễn đạt sâu sắc về tinh thần.

Bức họa Madonna and Child, do họa sĩ người Ý Carlo Crivelli vẽ thời Phục hưng, miêu tả hình ảnh Chúa Giêsu và Đức Mẹ với vầng thái dương bên phải rất ít tóc. Tác phẩm Prudence bằng đất nung tráng men của nhà điêu khắc người Ý Andrea della Robbia tạo ra vào năm 1475, mô tả nhân vật hai đầu với hình dáng đầu hói, một hiện thân của đạo Cơ đốc giáo.

Bức Madonna and Child của họa sĩ người Ý Carlo Crivelli vẽ vào thời Phục hưng. Ảnh: MET Museum. Chứng rụng tóc

Bức Madonna and Child của họa sĩ người Ý Carlo Crivelli vẽ vào thời Phục hưng. Ảnh: MET Museum

Đối với một số người theo tôn giáo, chẳng hạn như các nữ tu Phật giáo và những người vợ Do Thái Haredi, đầu hói được cho là thanh khiết và cạo râu là một nghi lễ hiến tế thông thường. Ngày nay, các tu sĩ Phật giáo, một số tôn giáo và các nhóm chính trị vẫn cạo đầu.

Một bức tranh ở thế kỷ 15, Portrait of a Woman with a Man at a Casement của họa sĩ người Ý, Fra Filippo Lippi, mô tả hình ảnh người phụ nữ quý phái đứng đối mặt với một người đàn ông. Bà có vầng trán rộng và đường chân tóc cao. Phần đường chân tóc lõm vào phía trước ở châu Âu thời Trung cổ và Phục hưng là mốt và được xem là dấu hiệu của sự thông minh. Họ khuyến khích phong tục cạo trán và nhổ lông mày.

Tác phẩm Portrait of a Woman with a Man at a Casement của họa sĩ người Ý, Fra Filippo Lippi. Ảnh: MET Museum. Chứng rụng tóc.

Tác phẩm Portrait of a Woman with a Man at a Casement của họa sĩ người Ý, Fra Filippo Lippi. Ảnh: MET Museum

Vào thế kỷ 16, các bức chân dung về Nữ hoàng Anh Elizabeth I, cũng vẽ theo cách này. Một bức sơn dầu mô tả bà trong bộ áo choàng nạm đá quý, mạng che mặt nạm ngọc trai, vầng trán cao và rộng. Việc loại bỏ lông trên cơ thể phụ nữ vào thời điểm này, kể cả trên trán, không chỉ là thời trang. Nó cũng xuất phát từ quan điểm gia trưởng cho rằng lông trên cơ thể phụ nữ bẩn và nguy hiểm với nam giới.

Ở phương Tây vào thế kỷ 19, chứng hói đầu cũng được tôn vinh. Nhưng thay vì lý do tôn giáo, nó lại dành cho những nguyên nhân giả khoa học gắn liền với các ý tưởng không tốt về trí thông minh và phân biệt chủng tộc và vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.

Tác phẩm Prudence bằng đất nung tráng men của nhà điêu khắc người Ý Andrea della Robbia tạo ra vào năm 1475. Ảnh: MET Museum

Tác phẩm Prudence bằng đất nung tráng men của nhà điêu khắc người Ý Andrea della Robbia tạo ra vào năm 1475. Ảnh: MET Museum

Chứng rụng tóc và nạn phân biệt chủng tộc

Mười năm sau khi Charles Darwin xuất bản luận án tiến hóa nổi tiếng On The Origin of Species vào năm 1859, anh họ của ông là Francis Galton đã mở rộng luận điểm này để gợi ý rằng một số nhóm người tiến hóa hơn những nhóm khác. Galton và những người khác đã sử dụng bất kỳ sự khác biệt nào có thể quan sát được ở con người, bao gồm về màu da và tóc để làm “bằng chứng”. Ông cho rằng một số chủng tộc được cho là “vượt trội hơn những chủng tộc khác”.

Theo phân loại một cách giả khoa học, người da đen có mái tóc khác biệt và kém về mặt tiến hóa so với người da trắng. Các nhà ưu sinh thời Victoria xem tóc của người da đen là lông động vật, cho rằng họ cùng loài với các động vật da đen trong suốt 2.000 năm qua.

Bộ ảnh Bốn mùa gió bão của nhiếp ảnh gia Luka.

Nhà văn thời Victoria, Henry Frith, đã viết trong cuốn sách How to Read Character in Features, Forms and Faces (1891): “Những người đàn ông không có tóc là những người trí tuệ. Họ là người có sức mạnh tinh thần và thể chất, bộ não thống trị người hói”. Những ý tưởng như vậy đưa ra niềm tin sai lầm về sự vượt trội và trí thông minh của đàn ông da trắng so với các chủng tộc “nhiều lông” khác. Frith thậm chí đã viết: “Các chủng tộc da trắng và tương đối ít lông có quyền thống trị thế giới”.

Năm 1902, bác sĩ y khoa David Walsh viết một cuốn sách về các bệnh về tóc. Trong đó ông tuyên bố: “Hói đầu là tình trạng không có ở những người man rợ”. Điều đáng kinh ngạc là logic ưu sinh như vậy vẫn không bị phản đối cho đến cuối thế kỷ 20. Năm 1966, bác sĩ da liễu Ian Martin-Scott kết luận: “Ở các chủng tộc da màu, chứng hói đầu là hiện tượng hiếm gặp và ở nhiều cộng đồng bán văn minh, người ta không biết đến tình trạng này”.

Chủng tộc nào rụng tóc nhiều hơn?

Ngày nay, những niềm tin sai lầm về chủng tộc “ít lông” không còn tồn tại trong khoa học. Tuy nhiên, các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng về chứng rụng tóc vẫn chủ yếu tập trung vào người da trắng, thường bỏ qua hoặc loại trừ nhóm chủng tộc khác. Các nghiên cứu tâm lý học về rụng tóc tập trung ở người châu Âu hoặc châu Á, chỉ có 1% đến từ Nam Mỹ hoặc châu Phi.

Các nghiên cứu gần đây cho thấy: chứng rụng tóc phổ biến ở tất cả các nhóm chủng tộc và sắc tộc. Một nghiên cứu năm 2022 với gần 200.000 nam giới ở Vương quốc Anh (độ tuổi 38–73) cho thấy, 68% đàn ông da trắng bị rụng tóc so với 64% đàn ông Nam Á và 59% đàn ông da đen.

Chứng rụng tóc

Ảnh: Instagram @urassayas

Ngoài ra còn có các dạng rụng tóc phổ biến hơn ở người da màu. Ví dụ, phụ nữ châu Á có nhiều khả năng mắc chứng rụng tóc từng vùng, một tình trạng tự miễn dịch gây ra. Người da đen có nhiều khả năng mắc chứng rụng tóc do lực kéo, một loại rụng tóc liên quan đến việc kéo các nang tóc liên tục hay cột quá chặt.

Tình trạng này phản ánh tác động của sự phân biệt chủng tộc thông qua mái tóc. Có thể người da đen cảm thấy cần phải che giấu mái tóc xoăn bằng cách dệt, tết và dùng thuốc duỗi tóc. Tất cả những cách làm này đều gây ra những tổn hại về mặt vật lý, bao gồm cả da đầu và nang tóc.

Rụng tóc là một căn bệnh

Ngày nay, các nghiên cứu có xu hướng dùng các thuật ngữ y tế để tả chứng rụng tóc như một loại bệnh có hại. Người mắc chứng rụng tóc được coi là “bệnh nhân”. Các sản phẩm dược phẩm và mỹ phẩm được quảng cáo là phương pháp điều trị cần thiết. Rất nhiều các loại dầu gội, dầu gội dược liệu hoặc các loại thuốc ra đời liên tục với những lời hứa hẹn về việc có thể “điều trị” hoặc làm giảm đáng kể tình trạng rụng tóc.

Tóm lại, ở những thời điểm khác nhau trong lịch sử lại có những quan niệm khác nhau về rụng tóc. Chứng rụng tóc làm cho nhiều người xấu hổ ngày nay có lúc đã được tôn sùng như dấu hiệu thần thánh hay đẳng cấp cao về mặt chủng tộc. Thế nhưng, rụng tóc thực sự không nói lên điều gì về giá trị hay địa vị của một người. Khoa học hiện nay chỉ xem chứng rụng tóc là một căn bệnh gây bất lợi mà người ta chưa tìm ra cách chữa trị hiệu quả nhất.

CHĂM SÓC TÓC SUÔN MƯỢT:

Harper’s Bazaar Việt Nam 

Xem thêm