Cây bạch đàn có nguồn gốc ở Úc – xứ sở của những chú kangaroo. Đây là một thảo dược được lòng cả y học phương Đông và phương Tây, áp dụng cho các bệnh về phế quản. Có khá nhiều người quan tâm đến vấn đề da liễu, khi sử dụng các sản sản phẩm có chứa thành phần từ cây bạch đàn. Một vài trường hợp sau khi sử dụng khăn tắm chứa tinh dầu cây bạch đàn, đã phản ánh dấu hiệu nổi mụn. Vậy cây bạch đàn có phải nguyên nhân gây mụn không?
Để giải đáp thắc mắc và hiểu thêm về công dụng của bạch đàn, Harper’s Bazaar đã tổng hợp các thông tin cần thiết trong bài viết sau, giúp áp dụng hiệu quả thành phần thảo dược này.
Bạch đàn là cây gì?
Ở Việt Nam, bạch đàn được du nhập vào những năm 1950 ở miền Nam và được gọi là cây khuynh diệp (cây bạc hà). Sau 30/04/1975, Bộ Lâm Nghiệp Việt Nam đã đổi tên thành cây bạch đàn, tiếng Anh gọi là Eucalyptus. Loài thảo dược này được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng và cao nguyên – nơi có khí hậu mát mẻ. Đây là thực vật thân gỗ, có mùi thơm như dầu bạc hà.
Bác sĩ lâm sàng được chứng nhận bởi Y học Thẩm mỹ, Azza Halim cho biết, tinh dầu của cây bạch đàn được dùng là thuốc thông mũi, kháng vi-rút và chống viêm, đồng thời giúp tăng cường tuần hoàn. Một lợi ích không thể bỏ qua được đó chính là mùi hương từ tinh dầu cây bạch đàn tiết ra giúp cho những ai ngửi thấy đều cảm thấy thoải mái, tràn đầy năng lượng.
Công dụng của bạch đàn cho sức khỏe và làn da
Cây bạch đàn mang lại nhiều công dụng cho con người, từ thể chất đến tinh thần. Dưới đây là một số lợi ích điển hình:
- Hô hấp: Bạch đàn hỗ trợ hô hấp thông qua việc làm giảm đờm, giảm ho. Hiện nay trên thị trường nhiều sản phẩm kẹo ngậm có chứa thành phần bạch đằng giúp giảm đau họng và ho.
- Khả năng chống viêm: Công dụng của bạch đàn là khả năng chống viêm hiệu quả. Chiết xuất từ bạch đàn có thể giảm các triệu chứng viêm như viêm họng, đau nhức xương khớp do viêm,…Các túi trà có chứa bạch đàn hỗ trợ người dùng đặc biệt những người trung niên trở lên và những người có vấn đề về xương khớp giúp giảm nhẹ triệu chứng và hỗ trợ trong quá điều trị bệnh. Không chỉ nổi tiếng có lợi cho sức khỏe, mà với khả năng chống viêm, các bác sĩ da liễu đã dùng bạch đàn để điều trị các trường hợp viêm da, mụn viêm, các vết đốt do côn trùng,…
- Thúc đẩy quá trình lành vết thương: Theo Robinson, thành phần có khả năng mang lại lợi ích là cineole (hoặc eucalyptol), có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn và giảm đau. Đó là lý do tại sao nó đôi khi được sử dụng để hỗ trợ chữa lành vết thương và giảm đau.
- Dưỡng ẩm: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng dầu khuynh diệp có thể làm tăng sản xuất ceramide để giữ ẩm cho da, giảm viêm và ngăn ngừa sự thoái hóa collagen do tia UVB gây ra.
- Bảo vệ da: Chất chống oxy hóa trong bạch đàn giúp bảo vệ da, chống lại tác hại do các tác nhân gây hại từ môi trường gây ra.
- Thư giãn: Mùi hương của bạch đàn còn đem lại cảm giác thoải mái, xua tan căng thẳng. Loại thảo dược này thích hợp dùng trong văn phòng, giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Bạch đàn có gây ra mụn không?
Công dụng của bạch đàn trong y học là kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy, trong da liễu, tinh dầu bạch đàn thường được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm. Bên cạnh đó, thành phần thảo dược này còn được dùng để giặt và xông khăn tắm ở các phòng gym, với mục đích mang lại hương thơm thư giãn. Tuy nhiên, không ít người cho rằng khăn tắm gây mụn do chứa thành phần tinh dầu.
Theo bác sĩ Da liễu Sheila Farhang và bác sĩ Azza Halim, nguyên nhân gây mụn xuất phát từ tinh dầu có trong khăn là rất thấp. Vì lượng tinh dầu có trong khăn là rất nhỏ (một giọt hoặc ít hơn). Do đó, khả năng lớn là sử dụng khăn khi còn ẩm ướt. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, dẫn đến các dấu hiệu mụn xuất hiện. Vì vậy, người dùng được khuyến nghị giặt sạch khăn sau mỗi lần sử dụng.
Cách sử dụng bạch đàn để trị mụn
Có rất nhiều phương pháp điều trị bằng hóa chất để chữa trị mụn trứng cá. Nhưng tất cả các phương pháp này đều chữa khỏi tạm thời và cũng để lại sẹo. Nhưng dầu khuynh diệp không để lại sẹo và cũng loại bỏ các vết sẹo và mụn trứng cá hiện có. Đây là cách bạn có thể sử dụng dầu để điều trị mụn trứng cá.
1. Dầu khuynh diệp và dầu bơ trị mụn
Đứng đầu danh sách các phương pháp điều trị mụn trứng cá là bộ đôi tinh dầu bạch đàn và dầu bơ.
Chuẩn bị:
- 2 giọt tinh dầu bạch đàn
- 5 muỗng cà phê dầu bơ
Cách thực hiện:
- Cho dầu bơ vào bát. Dùng ống nhỏ giọt, thêm dầu bạch đàn vào cùng.
- Khuấy hỗn hợp cho đến khi tất cả các thành phần được hoà quyện.
- Thoa hỗn hợp này lên khắp mặt bằng ngón tay, xoa thật nhẹ nhàng.
2. Tinh dầu bạch đàn và gel lô hội trị mụn
Một cách khác để trị mụn bằng tinh dầu bạch đàn là sử dụng cùng với gel lô hội. Cả hai thành phần này đều mang lại những lợi ích tuyệt vời cho da khi được sử dụng riêng biệt. Khi chúng được kết hợp, hiệu quả càng tăng lên.
Chuẩn bị:
- Gel lô hội – 1 muỗng canh
- Dầu khuynh diệp – 2-3 giọt
Cách thực hiện:
- Cho một muỗng canh gel lô hội vào một cái bát.
- Thêm 2 đến 3 giọt dầu khuynh diệp vào bát.
- Trộn đều cả hai thành phần, rồi thoa hỗn hợp lên mặt.
- Sử dụng hỗn hợp này mỗi ngày một lần để có kết quả tốt nhất.
Có thể bạn quan tâm:
LỢI ÍCH CỦA DẦU HƯỚNG DƯƠNG CHO SỨC KHOẺ VÀ LÀM ĐẸP
7 LOẠI DẦU TẨY TRANG UY TÍN DÀNH CHO LÀN DA DẦU MỤN
Tạp chí Thời trang Harper’s Bazaar Vietnam