Triển lãm tranh “Lắng”: cõi an bình của nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh

Nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh khai trương  Chu Art Space, mở cửa chào đón giới mộ điệu mỹ thuật đến tham quan triển lãm tranh “LẮNG”.

Nữ doanh nhân Chu Thị Hồng Anh và tác phẩm tranh TẾT trưng bày trong triển lãm LẮNG mở cửa Chu Artspace. Ảnh: Huỳnh Anh

Lắng, là hành trình, là trạng thái liên diễn của tâm thức doanh nhân Chu Thị Hồng Anh

Nữ Doanh nhân Chu Thị Hồng Anh vốn đã đam mê hội họa từ khi còn nhỏ và lý tưởng thẩm mỹ của chị luôn tràn đầy hơi thở cổ điển, pha chút màu sắc hiện đại.

Nói về triển lãm tranh LẮNG của nữ Doanh nhân Chu Thị Hồng Anh, anh Nguyên Hưng – Nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật, giám tuyển nghệ thuật đã có nhận định như sau:

“Xem tranh Chu Thị Hồng Anh, tự nhiên, tôi nghĩ đến triết lý “quán vô thường” (aniccānupassanā) nhà Phật. Mỗi bức tranh của chị, dường như, đều là sự soi giải thân tâm trước kinh nghiệm và cảm thức về cái bất tất, bất toàn, và bất định của thực tại…

Với cảm nhận đó, tôi tâm đắc với cái tên chung – chỉ một chữ – mà chị đặt cho triển lãm tranh này: LẮNG. Lắng, chớ không phải lặng. Lặng, là đã an định. Lắng, là hành trình, là trạng thái liên diễn của tâm thức. Đó là lắng, trong lắng đọng, trong trầm lắng, trong sâu lắng…

Nhà nghiên cứu và phê bình nghệ thuật, giám tuyển nghệ thuật Nguyên Hưng và Họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh có mặt tại buổi triển lãm. Ảnh: Huỳnh Anh

Trên bình diện xã hội, Chu Thị Hồng Anh là người thành đạt. Nhiều người xem chị, không chỉ là “giai nhân”, mà còn là “danh tướng”. Nhưng thực tế, không có giai nhân nào không từng phải khóc thầm, không có danh tướng nào không từng cảm thấy đơn độc. Thời gian của họ trôi qua nhanh hơn, và những thách thức mà họ phải đương đầu cũng nhiều hơn-thường là khó khăn, thậm chí là nghiệt ngã…

Tranh của Chu Thị Hồng Anh, dễ thấy, là những gì chị nghiệm lại sau những chặng đường đã kinh qua. Nó không còn là những câu chuyện thế sự. Nó đã bước sang lãnh giới của các trải nghiệm siêu hình…

Bởi vậy, không lạ, chị đã lựa chọn ngôn ngữ trừu tượng trong hình thức biểu đạt. Nó là thứ ngôn ngữ trừu tượng (hoá) của cái nhìn tượng trưng và biểu hiện. Không gian trong tranh chị, mênh mang và miên man với những mảng màu sáng và tối, nóng và lạnh đan xen tạo thành những giai điệu và sắc thái trữ tình…

Hai tác phẩm CẦU VỒNG và THIỀN. Ảnh: Huỳnh Anh

Chu Thị Hồng Anh thực hiện những bức tranh này thông qua “cổ tay” với những kỹ năng thực hành hội họa của người khác – hoạ sĩ Nhất Quý. Mặc dù, trên mỗi bức tranh, đều ký tên hai người – Nhất Quý và Hồng Anh – và, mặc dù phải ghi nhận bút pháp của người thực hiện góp phần không nhỏ vào việc tạo nên thần thái và giá trị của các bức tranh, nhưng tôi vẫn xem đây là những tác phẩm của riêng chị. Từ các ý tưởng đến các lựa chọn hình thức – mang tính “lập trình” – đều thể hiện đối tượng nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của riêng chị. Đó là thế giới tinh thần của chị.”

Họa sĩ Nhất Qúy, người đã song hành cùng nữ Doanh nhân Chu Thị Hồng Anh trong các tác phẩm tranh này cũng chia sẻ:

“Ở doanh nhân Chu Thị Hồng Anh không chỉ có sự tài năng và xinh đẹp, mà cô ấy còn có thêm một tình yêu với tranh ảnh và niềm đam mê với nghiệp cầm cọ; Thế nên sau nhiều năm rong ruổi nghiệp vẽ mộng, Quý và doanh nhân Chu Thị Hồng Anh đã như được định mệnh sắp đặt để có thể hợp tác tạo nên những tác phẩm mà đối với Quý là tuyệt đối độc đáo trong lĩnh vực hội họa.”

Hội hoạ sinh ra từ cuộc hội thoại thân tâm

Được biết, nữ Doanh nhân Chu Thị Hồng Anh có cảm tác với những bức tranh này từ thời gian xảy ra dịch Covid -19, trước những mất mát của nhân loại chị lại nghĩ đến những đều tích cực, như triết lý vô thường của đạo Phật.

Ví dụ như tác phẩm TẾT, đó là hình ảnh trừu tượng của sắc mai vàng rực rỡ, sum vầy.

Tác phẩm THỦY CHUNG. Ảnh: Huỳnh Anh

Với tác phẩm THỦY CHUNG, đó là sự chiêm nghiệm về sự hạnh phúc vẹn trọn của tình yêu, dù có lúc trắc trở nhưng nhìn về tình yêu, con người ta lại trở về tiếp tục trên hành trình yêu thương. Vậy nên mới có hai mảng màu vừa sắc đỏ, hồng – biểu tượng của sự chung vui, có sắc đen, tối – biểu tượng cho những gian truân.

Hay như LÀNG CHÀI, là tác phẩm chị vẽ để giành tặng cho con gái út, với niềm gửi gắm là mong con sống một đời thật đáng sống, trải nghiệm thật nhiều như con thuyền vươn ra biển đánh bắt cá, khi quay đầu lại vẫn có mái nhà là gia đình để trở về.

HOAN HỶ chị tặng cho con gái lớn, lấy cảm hứng từ lễ hằng thuận của con được tổ chức trong chùa cổ Non nước linh thiêng, bức tranh hiện lên một màu vàng thanh thoát như màu vàng chiếc y đắp của các vị sư.

Ngoài ra còn có ba tác phẩm là CẦU VỒNG, THIỀNKHÔNG GIỚI HẠN.

Họa sĩ Phương Quốc Trí cùng chị Chu Thị Hồng Anh bên hai tác phẩm KHÔNG GIỚI HẠN (trái) và HOAN HỶ (phải). Ảnh: Huỳnh Anh

Xem những tác phẩm trong triển lãm LẮNG, Mr. Jehan Chu – Nhà sáng lập bộ sưu tập Vermillion Art, cựu Cố vấn nghệ thuật tại Sotheby’s Châu Á – Sàn đấu giá lớn nhất châu Á và thế giới, đương vị là Cố vấn cho Christie’s (tổ chức đấu giá tranh của Anh Quốc lớn nhất thế giới, được thành lập từ thế kỷ XVII) nhận định:

“Nền nghệ thuật Việt Nam nổi tiếng với những tác phẩm được pha trộn nhiều màu sắc mạnh, rực rỡ cùng với những khung cảnh truyền thống. Và Chu Thị Hồng Anh đã thành công trong việc tiếp nối truyền thống vĩ đại này một cách tinh tế thông qua các bức tranh của cô.”

Họa sĩ, nhà thơ Bùi Chát cùng chị Chu Thị Hồng Anh, chụp trước khung cảnh tác phẩm CẦU VỒNG (trái) và THIỀN (phải). Ảnh: Huỳnh Anh

Kiến trúc sư Lạc Việt thảo luận với chị Hồng Anh về tác phẩm. Ảnh: Huỳnh Anh

Từ trái sang phải: các họa sĩ Dương Thụy, Phương Quốc Trí, Tạ Ngọc Hoan ( Chuyên gia về Ngọc), Nhà giám định nghệ thuật Nguyên Hưng, Họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh, Họa sĩ – Nhà thơ Bùi Chát, các họa sĩ Đặng Minh Khánh, Ngô Lực, Trần Nhật Thắng. Ảnh: Huỳnh Anh

THÔNG TIN CHO BẠN

Hiện các tác phẩm trong bộ sưu tập tranh LẮNG của nữ Doanh nhân Chu Thị Hồng Anh đang được trưng bày tại Chu Art Space

Địa chỉ: Số 33/1B, Đặng Văn Ngữ, Phú Nhuận, TPHCM

Hotline: 0938788199

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Tạp chí Thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm