5 tác hại của rau lang cần cẩn trọng khi ăn

Bạn đã biết tác hại của rau lang nếu ăn sai cách là gì chưa?

Cũng như phần củ, rau khoai lang mang lại rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều thì điều gì sẽ xảy ra? Hãy cùng Harper’s Bazaar Vietnam tìm hiểu rõ hơn về 5 tác hại của rau khoai lang nhé!

Giá trị dinh dưỡng của rau lang

tác hại của rau khoai lang

Rau lang là món ăn dân dã, quen thuộc trong bữa cơm người Việt. Bạn có thể chế biến bằng cách luộc, xào hoặc nấu canh đều rất ngon. Vị rau lang ngon ngọt, dễ ăn và tốt cho sức khỏe với lượng vitamin cùng khoáng chất dồi dào.

Để biết rõ tác dụng và tác hại của rau khoai lang, hãy cùng xem thành phần dinh dưỡng có trong loại rau này là gì? Theo USDA, trong 100g lá khoai lang luộc chín có chứa:

• Lượng calo: 35
• Carb: 22,7g
• Chất đạm: 4,0g
• Chất béo: 0,3g
• Chất xơ: 2,0g
• Vitamin A: 1.028 IU hoặc 21% giá trị hàng ngày (DV)
• Vitamin K: 69,5 mcg hoặc 87% DV (khi nấu chín)
• Vitamin C: 11,0 mg hoặc 18% DV
• Magiê: 61,0 mg hoặc 15% DV
• Riboflavin: 0,3 mg hoặc 20% DV
• Kali: 518 mg hoặc 15% DV
• Folate: 80,0 mcg hoặc 20% DV
• Mangan: 0,3 mg hoặc 13% DV
• Vitamin B6: 0,2 mg hoặc 9% DV
• Thiamine: 0,2 mg hoặc 10% DV
• Sắt: 1,0 mg hoặc 6% DV
• Canxi: 37,0 mg hoặc 4% DV

Lá khoai lang cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt như lutein, beta-carotene và các chất dinh dưỡng thực vật có lợi khác.

>>> Đọc thêm: KHOAI LANG KỴ GÌ? TRƯỜNG HỢP NÀO NÊN HẠN CHẾ ĂN KHOAI LANG?

Tác dụng và tác hại của rau khoai lang là gì? Ăn rau lang có tốt không?

tác hại của rau khoai lang

Theo nhiều nghiên cứu, rau lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Vậy nên ăn rau lang đúng cách sẽ mang đến nhiều lợi ích sau đây.

1. Tăng cường khả năng miễn dịch

Lá khoai lang là nguồn cung cấp beta-carotene tuyệt vời, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A rất cần thiết cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nó giúp bảo vệ chống lại nhiễm trùng bằng cách tăng sản xuất kháng thể và tế bào bạch cầu, giúp chống lại nhiễm trùng.

Lá khoai lang cũng chứa nhiều vitamin C có tác dụng kích thích sản sinh bạch cầu, chống lại tác nhân gây bệnh.

2. Thúc đẩy tiêu hóa khỏe mạnh

Tác hại của rau lang nếu ăn quá nhiều sẽ không tốt. Còn nếu bạn ăn một cách điều độ, rau lang sẽ ngăn ngừa táo bón và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Đó là vì loại rau này chứa nhiều chất xơ có tác dụng quét sạch độc tố và chất thải, giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng góp phần cải thiện tâm trạng và mức năng lượng của bạn.

3. Giảm cholesterol

Cholesterol cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim, đột quỵ và các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng khác. Rau lang chứa một loại chất xơ hòa tan gọi là pectin giúp giảm mức cholesterol. Pectin hoạt động bằng cách liên kết với cholesterol trong ruột và ngăn chặn sự hấp thụ của nó vào máu.

Ngoài ra, lá khoai lang còn là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol.

>>> Đọc thêm: RAU NGẢI CỨU KỴ VỚI GÌ? 4 NHÓM ĐỐI TƯỢNG NÊN TRÁNH XA

4. Điều hòa lượng đường trong máu

Điều hòa lượng đường trong máu

Bản thân khoai lang là một loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nghĩa là chúng không gây tăng đột biến lượng đường trong máu khi tiêu thụ.

Tuy nhiên, lá của chúng thậm chí còn có chỉ số đường huyết thấp hơn nên là lựa chọn tuyệt vời cho những người mắc bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Lá khoai lang còn là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ glucose vào máu.

5. Tác dụng và tác hại của rau khoai lang là gì? Giảm viêm

Tình trạng viêm mãn tính có liên quan đến bệnh tim, đột quỵ, ung thư, bệnh Alzheimer và các bệnh thoái hóa khác.

Ăn rau lang có thể giúp giảm mức độ viêm trong cơ thể. Loại lá này chứa nhiều chất dinh dưỡng có đặc tính chống viêm như vitamin A và C, carotenoid và flavonoid.

Ngoài ra, lá khoai lang còn chứa hàm lượng diệp lục cao. Sắc tố này đã được chứng minh là có tác dụng chống viêm bằng cách trung hòa các gốc tự do.

6. Tốt cho tim mạch

Tốt cho tim mạch

Khi chưa nói đến tác hại của rau khoai lang, lợi ích của chúng còn tốt cho sức khỏe tim mạch. Rau lang là nguồn cung cấp chất xơ tốt, có thể giúp giảm mức cholesterol và giữ cho động mạch được thông thoáng. Chúng cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể giúp bảo vệ tim và mạch máu khỏi bị hư hại.

Ngoài ra, lá khoai lang còn cung cấp vitamin A và C. Tất cả đều quan trọng để duy trì hệ thống tim mạch khỏe mạnh.

7. Tăng cường thị lực

Rau lang chứa hàm lượng beta-carotene cao, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể. Vitamin A rất cần thiết cho sức khỏe của mắt vì nó giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và các vấn đề về thị lực khác.

Lá khoai lang cũng chứa lutein và zeaxanthin, hai chất chống oxy hóa có tác dụng tăng cường sức khỏe của mắt. Lutein và zeaxanthin giúp lọc ánh sáng xanh có hại và bảo vệ võng mạc khỏi bị hư hại.

8. Tăng mật độ xương

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin K trong rau lang còn có khả năng giữ canxi trong xương, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương. Rau lang đặc biệt tốt cho phụ nữ sau kỳ kinh nguyệt.

>>> Đọc thêm: RAU DỀN KỴ GÌ? 6 TÁC HẠI VÀ MÓN KỴ CỦA RAU DỀN

Tác hại của rau lang là gì?

Gây khó tiêu

Giống như bất kỳ loại thực phẩm nào, rau lang cũng chứa nhiều nguy cơ tiềm ẩn nếu lạm dụng ăn quá nhiều hoặc nấu ăn sai cách. Dưới đây là 3 tác hại của rau khoai lang phổ biến nhất.

1. Gây khó tiêu

Rau khoai lang có thể gây khó chịu về tiêu hóa ở một số người, bao gồm tiêu chảy và co thắt dạ dày. Nếu bạn gặp những triệu chứng này sau khi ăn rau lang, hãy chỉ nên ăn chúng ở mức độ vừa phải.

2. Tác hại của rau lang gây sỏi thận

Rau lang cũng chứa oxalat, có thể liên kết với canxi và các khoáng chất khác trong cơ thể. Từ đó, chúng gây ra sỏi thận hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Hàm lượng oxalate trong lá khoai lang đo được là 58,3 mg trên 100g. Vì chế độ ăn ít oxalate thường được khuyến nghị chứa ít hơn 50 mg oxalate mỗi ngày nên lá khoai lang không phù hợp với những người đang theo chế độ ăn kiêng như vậy. Nếu bạn có tiền sử sỏi thận hoặc các rối loạn khác liên quan đến canxi thì không nên ăn rau lang.

3. Tác hại của rau khoai lang gây tương tác thuốc

gây tương tác thuốc

Rau lang có thể tương tác với một số loại thuốc, bao gồm cả thuốc làm loãng máu. Nếu bạn dùng những loại thuốc này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tránh hiện tượng tương tác làm giảm tác dụng của thuốc.

4. Ăn rau lang sống dễ gây táo bón

Nếu bạn muốn nhuận tràng thì tốt nhất nên ăn rau khoai lang tươi luộc chín. Không nên ăn rau lang còn sống vì sẽ gây táo bón. Hơn nữa, vị rau lang sống sẽ hơi hăng và chát nên khó ăn với nhiều người.

5. Tác hại của rau lang gây dị ứng

Mặc dù hiếm gặp nhưng một số người có thể bị dị ứng với lá khoai lang. Những phản ứng này có biểu hiện là phát ban, ngứa, sưng tấy hoặc các vấn đề về hô hấp như thở khò khè hoặc khó thở. Nếu bạn bị dị ứng sau khi ăn rau lang, bạn nên tránh ăn chúng.

>>> Đọc thêm: RAU CÀNG CUA KỴ GÌ VÀ CÓ TÁC DỤNG NHƯ THẾ NÀO?

Cách phòng tránh tác hại của rau khoai lang

Cách phòng tránh tác hại của rau khoai lang

• Bạn cần ăn rau lang vừa phải và chế biến đúng cách. Lượng axit oxalic trong lá khoai lang có thể giảm đáng kể bằng cách chần hoặc luộc chín trong vài phút. Không nên luộc rau lang quá kỹ sẽ làm thất thoát nhiều hàm lượng polyphenol.

• Nếu ăn rau lang sống, đảm bảo rửa sạch lá để không còn bụi bẩn và hóa chất độc hại.

• Ăn lá khoai lang còn tươi xanh để nhận được nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Bạn nên loại bỏ lá vàng héo, nhầy nhụa hoặc có mùi hôi trước khi chế biến.

• Bảo quản đúng cách cũng giúp giữ được trọn vẹn chất dinh dưỡng và tránh được tác hại của rau lang. Dùng giấy ăn bọc rau lang lại rồi cho vào túi zip, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sẽ giữ rau tươi hơn.

• Những người không nên ăn rau lang bao gồm: Người bị tiêu chảy, viêm dạ dày và đường huyết thấp; Người bị sỏi thận; Người khi đang đói bụng ăn rau lang vào dễ gây mệt mỏi.

Nếu bạn đang tìm kiếm một loại rau bổ dưỡng để bổ sung vào chế độ ăn uống của mình thì rau lang là lựa chọn tuyệt vời. Chỉ cần lưu ý một số điều trong cách ăn và chế biến là bạn có thể tránh được những tác hại của rau lang.

>>> Đọc thêm: HOA THIÊN LÝ KỴ GÌ? TRÁNH NGAY NHỮNG THỰC PHẨM KỴ ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm