Mật ong kỵ với gì? 11 thực phẩm không nên kết hợp cần biết

Mật ong kỵ với gì? Cần tránh dùng chung mật ong với thực phẩm nào để không làm hại sức khỏe? Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn tránh những tác hại khi dùng nguyên liệu này.

Mật ong kỵ với gì

Mật ong kỵ với gì?

Mật ong không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng mà còn là vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Thế nhưng, nhiều người không biết mật ong kỵ với gì nên kết hợp thức ăn sai cách, gây ra những vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, bạn cần ghi nhớ 11 loại thực phẩm dưới đây tuyệt đối không nên dùng chung với mật ong.

Mật ong kỵ với gì?

Mật ong khi dùng đúng cách sẽ rất bổ dưỡng nhưng sử dụng “vô tội vạ” có thể gây ra một số hệ lụy như: Đầy bụng, khó tiêu, dị ứng. Bạn nên tránh kết hợp mật ong với các thực phẩm sau:

1. Pha cùng nước sôi

Mật ong kỵ với gì

Nhiều người truyền tai nhau pha mật ong cùng nước sôi (> 60 độ) vào mỗi buổi sáng sẽ giúp cơ thể thư giãn, tốt cho dạ dày. Điều này chưa chính xác bởi lượng lớn enzyme, vitamin trong mật ong khi gặp nước mới đun sôi sẽ bị hòa tan hoặc biến chất. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, mật ong khi tan trong nước sôi sẽ sản sinh ra một lượng hydroxymethyl furfuraldehyde – chất gây ung thư ở người.

Do vậy, thay vì pha mật ong trực tiếp với nước đun sôi, bạn nên dùng nước tầm 30 – 35 độ hoặc pha với nước đã nguội hẳn.

Ngoài ra, để tăng hương vị, bạn có thể kết hợp chanh với mật ong. Thức uống này sẽ giúp kích thích hệ tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Nếu bạn băn khoăn nước chanh mật ong kỵ với gì thì nhất định phải nhớ đại kỵ với nước đun sôi.

>>> Đọc thêm: 12 CÔNG DỤNG CỦA MẬT ONG TRONG LÀM ĐẸP DA, TÓC, MÓNG TAY

2. Cá chép

Cá chép

Mật ong kỵ với gì chắc chắn phải kể đến cá chép. Khi chế biến chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ khiến người ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa.

Cả mật ong và cá chép đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng riêng biệt sẽ rất tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp sẽ khiến các hoạt chất bị rối loạn và sụt giảm đáng kể.

Nếu ăn phải món chế biến từ cá chép và mật ong, bạn hãy dùng ngay nước cam thảo hoặc nước đậu đen để giải độc. Trong trường hợp nguy cấp, bạn cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp kịp thời.

3. Mật ong kỵ những gì? Tỏi sống, hành tây

Mật ong kỵ những gì? Tỏi sống, hành tây

Theo Đông y, tỏi sống có tính ôn kết hợp với mật ong có vị bình sẽ làm hao tổn tâm khí, gây đầy hơi, chướng bụng. Khi chế biến thức ăn, bạn nên tránh dùng chung hai loại gia vị này vào cùng một món.

Hành tây được xem là thực phẩm “tối kỵ” với mật ong, tuyệt đối không được dùng chung để bảo vệ sức khỏe. Các axit amin, enzyme hữu cơ của mật ong khi gặp lượng lớn lưu huỳnh trong hành tây sẽ tạo ra các phản ứng hóa học có hại.

>>> Đọc thêm: KHÔNG NÊN UỐNG MẬT ONG KHI NÀO? 9 THỜI ĐIỂM QUAN TRỌNG CẦN NHỚ

4. Bột sắn dây

Bột sắn dây

Mật ong được dùng thay thế đường trong nhiều thức uống vì có độ ngọt thanh tự nhiên. Tuy nhiên, bạn cần quan tâm uống mật ong kỵ với gì để tránh các hệ lụy không đáng có. Chẳng hạn, nước sắn dây pha cùng mật ong có thể gây đầy bụng, đau bụng. Một số trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến nôn ói, chóng mặt, choáng váng, nổi mề đay ngứa.

5. Rau thì là

Rau thì là

Rau thì là là loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe với các công dụng như: bảo vệ đường hô hấp, chữa lành vết thương, giảm đau bụng kinh nguyệt, hỗ trợ điều trị bệnh đường ruột. Nhưng sau bữa ăn có rau thì là, bạn không nên uống nước hay dùng món tráng miệng có chứa mật ong ngay. Điều này có thể làm rối loạn quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, khiến gan bị tổn thương, mắt sưng đỏ.

>>> Đọc thêm: THỰC ĐƠN GIẢM CÂN 7 NGÀY VỚI MẬT ONG ĐÁNH BAY MỠ THỪA

6. Mật ong kỵ với gì? Cơm trắng

Mật ong kỵ với gì? Cơm trắng

Ảnh: Jessica Gavin

Người quan tâm mật ong kỵ gì có thể sẽ khó hiểu khi thấy thực phẩm này không thể dùng chung với cơm. Mật ong là thực phẩm tính bình nhưng cơm có tính hàn. Theo Đông y thì chúng kỵ nhau, nếu dùng chung sẽ hại bao tử, đau thắt dạ dày, ảnh hưởng đại tràng.

Thay vì vừa ăn cơm vừa uống nước mật ong, bạn có thể dùng mật ong sau bữa ăn 30 – 45 phút để tránh gặp phải tình trạng trên.

7. Mật ong kỵ với thực phẩm gì? Lá hẹ

Mật ong kỵ với thực phẩm gì? Lá hẹ

Dân gian lưu truyền bài thuốc lá hẹ hấp cùng mật ong để lấy nước sẽ trị bệnh ho ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định cách làm này là sai.

Trong lá hẹ có nhiều vitamin C nếu kết hợp với các khoáng chất và tính nhuận tràng mạnh trong mật ong sẽ khiến người dùng bị tiêu chảy, đau bụng, rối loạn tiêu hóa.

>>> Đọc thêm: UỐNG MẬT ONG TRƯỚC KHI NGỦ GIẢM CÂN KHÔNG? 5 CÁCH PHA ĐÚNG

8. Đậu phụ, tào phớ

Đậu phụ, tào phớ

Đáp án không thể thiếu cho câu hỏi mật ong kỵ với gì là đậu phụ, tào phớ. Cả hai món ăn đều được làm từ đậu tương rất giàu protein thực vật và các axit hữu cơ. Khi chúng tiếp xúc với các enzyme trong mật ong sẽ gây nên hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày.

Theo Đông y, tính hàn trong đậu phụ, tào phớ không dung hòa được với tính bình trong mật ong. Nhất là với những người bụng dạ yếu, tuyệt đối không kết hợp hai loại thực phẩm này để tránh bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

9. Hành lá

Hành lá

Không chỉ kỵ với tỏi sống, hành tây, mật ong còn “cực kỳ ghét” hành lá. Y học hiện đại đã chứng minh, kết quả của quá trình kết hợp hành lá và mật ong sẽ sản sinh ra các chất độc hại, khiến người dùng gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa, lâu dài có thể mắc ung thư dạ dày.

>>> Đọc thêm: THỜI ĐIỂM UỐNG CHANH MẬT ONG GIẢM CÂN HIỆU QUẢ

10. Cua

Mật ong kỵ cua

Hải sản tươi ngon tại nhà hàng Café Central An Đông

Cua và mật ong vốn là khắc tinh của nhau. Tính hàn của cua sẽ phản ứng rất rõ với mật ong khi khiến người ăn bị tiêu chảy ngay sau khi sử dụng.

11. Mật ong kỵ với gì? Khoai mì

Mật ong kỵ với gì? Khoai mì

Nhiều người thường có thói quen khi ăn khoai mì (sắn) sẽ chấm với mật ong để gia tăng hương vị. Hành động này cực kỳ nguy hiểm. Nếu lượng lớn các enzyme hữu cơ trong khoai mì gặp nồng độ axit amin cao trong mật ong sẽ có thể gây ngộ độc.

>>> Đọc thêm: GIẢI ĐÁP THẮC MẮC GIẢM CÂN BẰNG MẬT ONG CÓ HIỆU QUẢ KHÔNG

Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng mật ong

Những lưu ý quan trọng trong quá trình sử dụng mật ong

Để công dụng của thực phẩm này phát huy tuyệt đối và an toàn cho sức khỏe, bạn cần lưu ý những điều sau:

• Không bảo quản mật ong trong bình kim loại để tránh làm giảm chất lượng mật ong và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Có thể thay thế bằng bình thủy tinh, gốm sứ, để trong nhiệt độ phòng từ 20 – 27 độ C.

• Sau khi biết mật ong kỵ với gì, bạn có thể tham khảo thêm thông tin về liều lượng sử dụng đúng. Mỗi ngày chỉ được sử dụng tối đa 20 – 50g mật ong nguyên chất để tốt cho cơ thể. Không nên lạm dụng mật ong vì dùng quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, gây béo phì, sâu răng, tụt huyết áp.

• Trẻ em dưới 12 tháng tuổi không được sử dụng mật ong. Nguyên nhân là vì hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển toàn diện, dễ bị nhiễm khuẩn, ngộ độc.

mật ong kỵ với gì

• Người đang mắc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu không nên dùng mật ong. Mật ong có tính nhuận tràng mạnh, có thể làm tình trạng tiêu hóa xấu đi.

• Tuyệt đối không được sử dụng mật ong đã biến chất. Biểu hiện cụ thể của mật ong hỏng là sủi các bọt khí, có mùi hơi chua, màu hơi ngả nâu đậm và không còn giữ được vị ngọt thanh.

• Nên lựa chọn những đơn vị, địa chỉ cung cấp mật ong nguyên chất uy tín để không mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Sử dụng mật ong không đúng cách sẽ rất có hại cho sức khỏe. Hy vọng, thông tin mật ong kỵ với gì mà Bazaar Vietnam cung cấp sẽ giúp bạn và gia đình có chế độ ăn uống lành mạnh, an toàn hơn.

>>> Đọc thêm: SẦU RIÊNG KỴ GÌ? 8 THỰC PHẨM ĐẠI KỴ VÀ 8 NHÓM NGƯỜI KHÔNG NÊN ĂN

CÁ HỒI KỴ VỚI RAU GÌ? NHỮNG LƯU Ý KHI CHẾ BIẾN CÁ HỒI CẦN BIẾT

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm