Vì sao bạn luôn cảm thấy khát nước? 15 nguyên nhân cần biết

Bạn luôn cảm thấy khát nước dù vừa uống xong. Điều này có gì bất thường không? Luôn thấy khát nước là bệnh gì?

Vì sao bạn luôn cảm thấy khát nước

Luôn cảm thấy khát nước là bệnh gì?

Không có gì lạ nếu bạn thèm một ly nước mát vào ngày hè nóng bức hoặc sau khi ăn thứ gì đó mặn. Nhưng nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát ngay cả khi vừa mới uống nước, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe. Vậy, luôn cảm thấy khát nước là do đâu?

Nguyên nhân dẫn tới luôn cảm thấy khát nước

Thường xuyên cảm thấy khát có thể do nhiều lý do. Đó có thể đơn giản chỉ là dấu hiệu cơ thể thiếu nước, song cũng có khả năng cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh cần điều trị.

Dưới đây là 15 nguyên nhân gây tình trạng luôn thấy khát:

1. Luôn cảm thấy khát nước là do mất nước

Luôn cảm thấy khát nước là do mất nước

Mất nước có nghĩa là cơ thể không có đủ nước để thực hiện các hoạt động thường ngày, và khát nước chính là dấu hiệu. Tình trạng này có thể xảy ra vì nhiều lý do, chẳng hạn như tập thể dục, tiêu chảy, nôn mửa và đổ mồ hôi quá nhiều.

Ước tính, khi cơ thể mất khoảng 1- 2% lượng nước, chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy khát. Bởi vì cơ thể có các thụ thể cảm nhận được sự thay đổi về lượng chất lỏng và kích hoạt phản ứng khát nước.

>>> Đọc thêm: 11 DẤU HIỆU CƠ THỂ THIẾU NƯỚC CẦN BỔ SUNG NGAY

2. Thức ăn

Thức ăn cay

Một số loại thực phẩm có nhiều khả năng khiến bạn cảm thấy khát hơn, chẳng hạn như:

• Thực phẩm mặn như đồ chế biến sẵn

• Thức ăn cay

• Chế độ ăn giàu protein

3. Luôn thấy khát nước là bệnh gì? Bệnh tiểu đường

Luôn thấy khát nước là bệnh gì? Bệnh tiểu đường

Nhiều người phân vân luôn thấy khát nước là bệnh gì. Cả bệnh tiểu đường loại 1 và 2 đều làm tăng nguy cơ mất nước. Bởi vì những người mắc bệnh này có quá nhiều glucose (đường) trong máu. Một khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ gây áp lực cho thận, khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn để loại bỏ lượng glucose dư thừa. Đi tiểu thường xuyên chính là nguyên nhân gây tình trạng khát nước.

Nếu bạn cảm thấy khát nước và đi tiểu nhiều, cũng như các triệu chứng khác như giảm cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi hoặc khó chịu, nên tiến hành xét nghiệm đường huyết để xem có bị tiểu đường hay không.

4. Luôn cảm thấy khát nước do khô miệng (xerostomia)

Luôn cảm thấy khát nước do khô miệng (xerostomia)

Khô miệng thường bị nhầm là khát nước quá mức. Đó là tình trạng khô bất thường của màng nhầy trong miệng do giảm lưu lượng hoặc thay đổi thành phần nước bọt. Các tuyến không tạo đủ nước bọt dẫn đến các triệu chứng khó chịu khác như hôi miệng, khó nhai và nước bọt đặc, dai.

Các nguyên nhân phổ biến gây khô miệng bao gồm hút thuốc lá hoặc căng thẳng, lo lắng hoặc đơn giản là lão hóa.

>>> Đọc thêm: 12 CÁCH ĐIỀU TRỊ CHỨNG HÔI MIỆNG SAU 1 ĐÊM TẠI NHÀ

5. Thời kỳ kinh nguyệt

Thời kỳ kinh nguyệt

Ảnh: AdobeStock

Nếu bạn cảm thấy muốn uống nước trong kỳ kinh nguyệt, điều đó hoàn toàn bình thường. Điều này là do mức độ estrogen và progesterone đều có thể ảnh hưởng đến lượng chất lỏng. Thêm vào đó là lượng máu mất đi từ chính chu kỳ sẽ khiến bạn cần uống nhiều nước hơn để bù lại (đặc biệt là khi chu kỳ kéo dài).

>>> Đọc thêm: 1, 2 THÁNG KHÔNG CÓ KINH NGUYỆT PHẢI LÀM SAO, CÓ ĐÁNG LO KHÔNG?

6. Luôn thấy khát nước là bệnh gì? Các vấn đề về tuyến giáp

Luôn thấy khát nước là bệnh gì? Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp là cơ quan chịu trách nhiệm bơm ra hormone tuyến giáp, giúp điều chỉnh sự thèm ăn, duy trì năng lượng và nhiệt độ cũng như các chức năng quan trọng khác của cơ thể.

Tuyến giáp sản xuất quá nhiều hoặc quá ít hormone gây ra một loạt các vấn đề như kinh nguyệt ra nhiều bất thường, lo lắng, cảm thấy nóng và khô miệng. Tất cả đều dẫn đến tăng cảm giác khát nước.

7. Căng thẳng mãn tính

Căng thẳng mãn tính

Căng thẳng mãn tính khiến tuyến thượng thận hoạt động kém, điều này dẫn đến huyết áp thấp. Tình trạng này gây chóng mặt, trầm cảm, lo lắng và khát nước cực độ. Mặt khác, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cơ thể cần bổ sung thêm nước vào máu để làm tăng huyết áp.

>>> Đọc thêm: 11 CÁCH CHỮA TRẦM CẢM BẰNG THIỀN VÀ CÁCH NGỒI THIỀN ĐÚNG KHÔNG BỊ TÊ CHÂN

8. Luôn cảm thấy khát nước là do sử dụng thực phẩm lợi tiểu

Luôn cảm thấy khát nước là do sử dụng thực phẩm lợi tiểu

Thực phẩm có tác dụng lợi tiểu khiến bạn phải đi tiểu nhiều hơn, dẫn tới thường xuyên cảm thấy khát. Các thực phẩm lợi tiểu gồm măng tây, củ cải, cần tây, chanh, đường, gừng, rau mùi tây…

9. Áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb

Áp dụng chế độ ăn kiêng low-carb

Cảm thấy khát nước là một tác dụng phụ phổ biến của chế độ ăn keto, vì kế hoạch ăn uống yêu cầu bạn phải cắt giảm đáng kể lượng tinh bột. Tinh bột hấp thụ và giữ nhiều nước hơn chất đạm và chất béo. Kết quả là bạn sẽ phải đi tiểu thường xuyên hơn, khiến mức độ khát tăng đột biến.

>>> Đọc thêm: 14 CÁCH LÀM TAN VẾT BẦM TÍM NHANH NHẤT NGAY TẠI NHÀ

10. Mang thai

Mang thai

Mang thai cũng gây ra tình trạng khát nước quá mức. Theo một số chuyên gia, lượng máu tăng lên trong tam cá nguyệt đầu tiên, buộc thận phải tạo ra chất lỏng dư thừa tràn vào bàng quang. Điều này khiến phụ nữ mang thai phải đi vệ sinh thường xuyên.

Hơn nữa, cảm giác buồn nôn và ốm nghén khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng mất nước.

11. Thiếu máu

Thiếu máu

Luôn thấy khát nước là bệnh gì? Đó có thể là cảnh báo của tình trạng thiếu máu. Mất máu liên tục hoặc đột ngột làm tăng mức độ khát. Đây là dấu hiệu cảnh báo cơ thể phải bù đắp lượng chất lỏng đã mất.

12. Luôn cảm thấy khát nước trong thời kỳ mãn kinh

Sự thay đổi nội tiết tố của thời kỳ đầu mãn kinh (tiền mãn kinh) và mãn kinh cũng làm tăng cảm giác khát nước. Điều này xảy ra do cơ thể mất thêm chất lỏng khi bị bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm.

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH KHẮC PHỤC MẶT LỆCH HIỆU QUẢ VÀ ÍT RỦI RO

13. Nồng độ canxi trong máu cao

Nồng độ canxi trong máu cao

Tăng canxi máu, hoặc nồng độ canxi trong máu cao cũng là nguyên nhân khiến chúng ta cảm thấy khát nước. Điều này xảy ra vì cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn để cố gắng loại bỏ lượng canxi dư thừa.

14. Đái tháo nhạt

Bệnh đái tháo nhạt là một rối loạn hiếm gặp ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước. Nó không liên quan đến bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh đái tháo nhạt, thận không thể cô đặc nước tiểu, do đó, cơ thể luôn thải ra một lượng lớn nước tiểu loãng.

Trong khi mọi người thường tạo ra khoảng 1 đến 3 lít nước tiểu mỗi ngày, một người mắc bệnh đái tháo nhạt có thể tạo ra tới 20 lít nước tiểu. Điều này gây ra cảm giác khát cực độ và liên tục.

15. Sử dụng thuốc

Một số thuốc gây tác dụng phụ là khát nước, chẳng hạn như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực lithium, thuốc ức chế SGLT2 để điều trị bệnh tiểu đường…

>>> Đọc thêm: 10 CÁCH CHỮA ĐẦY BỤNG KHÓ TIÊU BUỒN NÔN DÂN GIAN

Cần làm gì khi luôn cảm thấy khát nước?

Cần làm gì khi luôn cảm thấy khát nước?

Uống nước thường xuyên là cách tốt nhất để giữ cho cơ thể không bị mất nước và xua tan cơn khát. Bạn nên:

1. Uống nước lọc đã đun sôi

Nước lọc không có calo và đường bổ sung, đây là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe tổng thể. Lượng nước mỗi người cần phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động, giới tính, tuổi tác… Thế nhưng, nên uống nhiều để nước tiểu loãng, có màu trong.

2. Sử dụng đồ uống thể thao

Sử dụng đồ uống thể thao

Đồ uống thể thao bổ sung chất điện giải, carbohydrate (đường) và đôi khi là chất dinh dưỡng, chẳng hạn như vitamin B. Chất điện giải hữu ích trong trường hợp bạn cần bù nước gấp như vận động mạnh, luyện tập thể thao cường độ cao.

Bởi vì trong những trường hợp này, cơ thể bị mất chất điện giải qua mồ hôi và thứ đồ uống này bù điện giải ngay lập tức. Thế nhưng, nếu bạn không tập thể dục cường độ cao, tốt nhất bạn nên bỏ qua đồ uống thể thao. Nó chỉ là một thức uống có đường không có giá trị dinh dưỡng.

>>> Đọc thêm: 7 CÁCH CHỮA DA MẶT BỊ NẺ MỐC, LẤY LẠI LÀN DA MỊN MÀNG

3. Tránh uống rượu, caffeine và đồ uống có đường

Tránh uống caffeine

Nên tránh những loại nước có quá nhiều đường. Bởi vì chúng khiến lượng đường trong máu tăng lên, dẫn tới đi tiểu nhiều hơn. Điều này tiếp tục gây ra tình trạng khát nước khó chịu.

Bên cạnh đó, đồ uống có cồn và caffeine (như cà phê và nước ngọt), là những chất lỏng có xu hướng kéo nước ra khỏi cơ thể, dẫn tới tình trạng mất nước nghiêm trọng hơn.

4. Sử dụng dung dịch bù nước đường uống

Dung dịch bù nước đường uống (ORS) được sản xuất để cấp nước trong trường hợp mất nước nghiêm trọng như sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Dung dịch này có tỷ lệ đường và muối cân bằng, giúp cơ thể hấp thụ nước và điện giải.

Tuy nhiên, cần pha ORS theo đúng tỷ lệ được ghi trên bao bì. Tuyệt đối không được thêm đường hoặc muối vào dung dịch này, vì gây hại cho cơ thể.

>>> Đọc thêm: TẠI SAO 2 BÊN MÉP MIỆNG BỊ KHÔ VÀ 7 CÁCH KHẮC PHỤC

5. Bổ sung thực phẩm chứa nhiều nước

Bổ sung thực phẩm chứa nhiều nước

Một số loại thực phẩm giúp cơ thể giữ nước vì chúng chứa nhiều nước. Và nhiều loại cũng bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần. Đó là:

Rau: Các loại rau như dưa leo, cần tây có hàm lượng nước cao và ít calo.

Trái cây: Dưa hấu, dâu tây, cam, quýt, bưởi… đều là những lựa chọn tuyệt vời để cung cấp nước cho cơ thể, đặc biệt là khi thời tiết nóng bức.

Nhìn chung, luôn cảm thấy khát nước là do nhiều nguyên nhân. Điều quan trọng là bạn phải tập thói quen uống đủ nước hàng ngày. Mặt khác, nếu nhận thấy cơ thể thường xuyên có biểu hiện khát và không thể dịu cơn khát này ngay cả khi đã uống nhiều nước, bạn cần đi khám ngay.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm