Lego: Đam mê đầu tư mới của giới trẻ

Trong những năm gần đây, đầu tư vào Lego đã trở thành một ngành kinh doanh cực kỳ lợi nhuận, với khả năng mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cả vàng hoặc các tác phẩm nghệ thuật nhờ vào sự tiện lợi trong việc đầu tư vốn ít và thu lại lời cao

đầu tư Lego

Tác phẩm hợp tác giữa Lego và Dune. Ảnh: Lego

Trong những năm gần đây, việc mua và bán lại các bộ Lego đã trở thành một ngành kinh doanh cực kỳ lợi nhuận. Năm 2021, Lego mang lại tỷ lệ lợi nhuận cao hơn cả vàng hoặc các tác phẩm nghệ thuật nhờ vào sự tiện lợi trong việc đầu tư, không cần vốn đầu vào cao, lại cho phép xoay vòng vốn nhanh chóng. Việc đầu tư vào Lego – đặc biệt là các bộ phiên bản giới hạn hay đã ngừng sản xuất – đang trở thành một trào lưu trong giới trẻ.

Theo ước tính của The Wall Street Journal, số lượng người đầu tư vào Lego hiện nay lên đến hàng chục nghìn người, và theo thời gian, điều này đã giúp xuất hiện nhiều kênh YouTube chuyên cung cấp lời khuyên cho những ai quan tâm đến việc đầu tư vào Lego, ví dụ như The Brick Quest, cũng như các trang web như Brick Fanatic và BrickEconomy.

Ngoài ra, còn có các trang web thương mại về chủ đề Lego, chẳng hạn như BrickLink và Brickset, kết nối người sưu tập với những người đam mê Lego – thường được gọi là nhóm “Adults Fan Of Lego” (AFOL). Những người này đôi khi sẵn sàng trả hàng nghìn Euro cho các bộ Lego không còn sản xuất. Ví dụ, bộ Lego giới hạn Lego Café Corner được định giá khoảng 2000 Euro trên thị trường bán lại. Bộ Lego này mô phỏng một tòa nhà kiểu châu Âu với một quán cà phê, ban đầu chỉ có giá hơn 100 Euro khi ra mắt vào năm 2007, nhưng sau khi công ty ngừng sản xuất vài năm sau đó, giá trị của nó đã tăng vọt lên.

Đầu tư vào Lego: Mặt hàng vốn ít, lời nhiều

đầu tư Lego

Bộ Lego Peppa Pig. Ảnh: Lego

So với các sản phẩm khác như đồng hồ xa xỉ, các bộ Lego không đòi hỏi số vốn đầu tư ban đầu lớn. Ngay cả các bộ Lego phiên bản giới hạn thường có giá niêm yết hợp lý.

Thông thường, trước khi thông báo ngừng sản xuất một số bộ Lego khỏi thị trường, các nhà bán lẻ chính thức sẽ áp dụng giảm giá để loại bỏ toàn bộ hàng tồn kho. Đây là lúc các nhà đầu tư Lego sẽ săn đón những bộ Lego được ước tính là mang lại lợi nhuận cao. Ví dụ, bộ Lego The Lord of The Rings The Wizard Battle được ra mắt vào năm 2013 với giá thành 13 đô-la Mỹ. Hiện tại, bộ Lego này đang được bán lại với giá 119,31 đô-la Mỹ với 164 set đã được bán ra. Điều này có nghĩa là sau 10 năm, bộ Lego này mang lại lợi nhuận lên đến 817% cho nhà đầu tư.

Sớm hay muộn, tất cả các bộ Lego đều bị rút khỏi thị trường, thường là khoảng 2 năm sau khi ra mắt. Điều này cho phép giá của chúng tăng lên (thường ít nhất là tăng 150% trong vài năm) và làm cho các khoản đầu tư này tương đối đáng tin cậy.

Bằng cách theo dõi các cổng thông tin trực tuyến khác nhau, bạn có thể theo dõi các bộ Lego có khả năng bị ngừng sản xuất từ thị trường chính thức. Tuy điều này đòi hỏi một số kiến thức về xu hướng trong ngành, nhưng các phiên bản lớn như Harry Potter và Star Wars sẽ có sức ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Lego đã học cách tận dụng điều này bằng cách sản xuất nhiều bộ Lego cho các chủ đề này. Một phần của thành công của công ty đến từ việc đầu tư vào các phiên bản sưu tập. Ngày nay, công ty Lego dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực đồ chơi và hiện tại vẫn tiếp tục phát triển mạnh: năm 2021, doanh số bán hàng Lego tăng hơn 20% so với năm 2020, đạt tổng doanh thu hơn 7 tỷ euro.

Buôn bán mặt hàng khan hiếm trở thành một thị trường ngách mang lại lợi nhuận lớn cho những tay chơi sành sỏi

Bộ Lego Bạch Tuyết và 7 Chú Lùn hiện đang được bán với giá $219.99 đô-la Mỹ. Ảnh: Lego

Với sự bùng phát của đại dịch, các trò chơi sưu tập đã trở thành tài sản đầu tư an toàn, và hiện tượng này không chỉ xuất hiện ở các bộ Lego. Ngoài Lego, Barbie và các mô hình xe ô tô, tàu hỏa cũng rất phổ biến. Những bộ bài như Magic: The Gathering, Pokemon hoặc Yu-Gi-Oh cũng thu hút sự quan tâm của đông đảo người mua lại.

Thị trường bán lại cũng tập trung vào một số mặt hàng thời trang và giày thể thao, được xem xét là thị trường ngách. Ví dụ, trong lĩnh vực thời trang, có nhiều chiến lược tiếp thị dựa trên việc tạo ra sự quan tâm từ người tiêu dùng thông qua các sản phẩm khan hiếm gắn mác “vintage.”

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm