Hạt sen kỵ với gì? Công dụng và những lưu ý khi dùng hạt sen

Hạt sen là thực phẩm được sử dụng nhiều trong việc bồi bổ sức khỏe và ổn định tinh thần. Vậy hạt sen kỵ với gì?

Hạt sen tốt cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nếu chế biến hạt sen sai cách sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên biết hạt sen kỵ với gì để lưu ý hơn khi kết hợp với các nguyên liệu khác.

Giá trị dinh dưỡng của hạt sen

hạt sen kỵ với g

Theo Đông y, hạt sen có vị ngọt, tính bình, dùng để bồi bổ tỳ và dưỡng tâm. Hạt sen thường dùng chữa bệnh mất ngủ, khó tiêu và đầy bụng. Đây được xem như vị thuốc an toàn để giúp xoa dịu tinh thần.

Hạt sen giàu protein, magie, kali, phốt pho và chất xơ. Ngoài ra, hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol trong hạt sen rất ít. Vì vậy, đây là thực phẩm rất tốt cho cơ thể.

Công dụng của hạt sen

1. Giúp an thần, chữa mất ngủ

Giúp an thần, chữa mất ngủ

Trước khi tìm hiểu hạt sen kỵ với gì, bạn có thể tham khảo những lợi ích từ nguyên liệu này. Một trong những công dụng nổi bật hay được nhắc đến của hạt sen đó là chữa mất ngủ.

Với tính bình, vị ngọt thanh, những món ăn từ hạt sen giúp bạn thư giãn, dễ đi vào giấc ngủ. Đồng thời, nguyên liệu này cũng được chứng minh là có tác dụng ổn định huyết áp.

Khi chế biến hạt sen với mục đích an thần, dễ ngủ, bạn nên lưu ý để lại phần tim sen sẽ hiệu quả hơn.

>>> Đọc thêm: HẠT SEN CÓ TÁC DỤNG GÌ? 19 CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA HẠT SEN

2. Giảm đau đầu

Giảm đau đầu

Trong hạt sen giàu protid, glucid, vitamin PP và vitamin C. Những chất này rất tốt trong việc giảm căng thẳng thần kinh, từ đó có tác dụng trong việc cải thiện chứng đau đầu.

3. Chống lão hóa và làm đẹp da

Hạt sen kỵ với gì? Hạt sen được xem như “khắc tinh” của tình trạng lão hóa. Từ xa xưa, các vị vua chúa đã dùng hạt sen như bài thuốc để ổn định tinh thần và cải thiện nhan sắc.

Trong hạt sen có nhiều chất chống oxy hóa, giúp làn da được phục hồi và tái tạo nhanh chóng. Tính năng này sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa của da. Ngoài ra, tinh dầu từ hoa sen cũng được dùng để xông hơi giúp da hồng hào, láng mịn.

4. Bồi bổ sức khỏe

Hạt sen hầm củ quả hoặc hầm xương, chim câu là những món ăn bổ dưỡng. Hạt sen có hàm lượng chất dinh dưỡng cao và thanh mát. Các món ăn từ hạt sen hầu hết dễ chế biến, có hương vị thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Hạt sen thường được dùng trong các món ăn bồi bổ cho người mới ốm dậy, người có sức khỏe kém.

5. Tốt cho phụ nữ mang thai

Những món ăn từ hạt sen giúp ích tâm, bổ thận, an thần, ích trí, rất tốt cho sự phát triển thần kinh của thai nhi và an toàn khi bồi bổ cho mẹ bầu. Nhờ đó em bé sinh ra được khỏe mạnh và thông minh hơn.

>>> Đọc thêm: 9 CÁCH LÀM CÁC LOẠI SỮA HẠT GIẢM CÂN ĐẸP DA, GIỮ DÁNG

Những tác hại của hạt sen khi sử dụng sai cách

Những tác hại của hạt sen khi sử dụng sai cách

1. Hạt sen kỵ với gì? Trẻ ăn nhiều hạt sen dễ bị biếng ăn

Hệ thống tiêu hóa của trẻ em rất nhạy cảm. Trong khi đó, hạt sen lại giàu dưỡng chất. Thực tế, khi ăn nhiều hạt sen có thể khiến trẻ bị đầy bụng và khó tiêu. Một số trẻ có cơ địa nhạy cảm có thể bị nổi đỏ và dị ứng.

Vì vậy để tránh tình trạng khó tiêu, biếng ăn ở trẻ, bạn nên dùng một lượng ít hạt sen khi nấu cho trẻ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ nhỏ không nên thường xuyên ăn quá 50g hạt sen trong mỗi bữa ăn.

2. Nhiễm độc tim sen

Tim sen chứa hàm lượng alkaloid cao nên có dược lực mạnh. Chất alkaloid có tác dụng an thần, chữa mất ngủ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng chất này sẽ dễ gây ngộ độc, không tốt cho sức khỏe.

Vì vậy, nếu muốn dùng tim sen làm thuốc, bạn nên khử độc tim sen trước. Bạn có thể khử độc bằng cách sao tim sen đến khi ngả vàng. Lưu ý không để tim sen bị cháy vì sẽ khiến độc tố nặng hơn.

>>> Đọc thêm: MĂNG CỤT KỴ VỚI GÌ? 15 ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN ĐỂ ĐẢM BẢO SỨC KHỎE

3. Bỏ tim sen, công dụng chữa mất ngủ của hạt sen không cao

Tăng cường sức khỏe của thận

Ảnh: Pixabay

Một số người thường sao hạt sen uống để chữa mất ngủ và bỏ tim sen đi. Thực tế, khi bạn bỏ tim sen đi thì công dụng chữa mất ngủ của hạt sen không còn cao nữa. Lúc này, hạt sen chỉ có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa mà thôi.

Vì vậy, nếu muốn việc chữa mất ngủ đạt hiệu quả cao, bạn nên kết hợp dùng cả hạt sen và tim sen hoặc chỉ dùng tim sen.

4. Hạt sen kỵ với gì? Hạt sen dễ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu

Hàm lượng vitamin trong hạt sen dồi dào nên bạn cần lưu ý khi sử dụng hạt sen. Ăn hạt sen nhiều trong khi đang bị đầy bụng, khó tiêu sẽ khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Hạt sen có hàm lượng chất xơ cao nên hỗ trợ hoạt động tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, các nghiên cứu y khoa cũng nhận định rằng lượng chất xơ vượt mức quy định từ hạt sen sẽ cho tác dụng ngược lại khiến bạn dễ bị đầy hơi và khó tiêu.

>>> Đọc thêm: HẢI SẢN KỴ GÌ? 4 LOẠI THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN CÙNG HẢI SẢN

Hạt sen kỵ với gì?

Hạt sen kỵ với gì?

Ảnh: Flickr

Hạt sen là thực phẩm quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, vẫn có nhiều thắc mắc xoay quanh việc chế biến món ăn từ nguyên liệu bổ dưỡng này. Hạt sen có kỵ với gì không? Hạt sen kỵ nấu với gì? Hạt sen kỵ với rau gì? Hạt sen kỵ với cái gì?….

Câu trả lời là hạt sen kỵ với cua và thịt rùa. Kết hợp hạt sen với những thức ăn này có thể gây ngộ độc.

Một số người lại thắc mắc hạt sen tươi kỵ với gì? Thật ra cả hạt sen tươi và hạt sen khô đều như nhau và đều không nên nấu cùng cùng cua và rùa.

>>> Đọc thêm: THỊT CUA KỴ VỚI GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI CUA BIỂN

Những lưu ý khi dùng hạt sen

Những lưu ý khi dùng hạt sen

Ảnh: Pixabay

1. Hạt sen kỵ với gì? Tránh uống tim sen tươi

Tim sen tươi chứa alkaloid, dùng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi dùng tim sen, bạn nên ngâm chúng qua với nước muối loãng rồi sao vàng hoặc phơi khô.

2. Lưu ý khi dùng tim sen cho người bị bệnh tim

Tim sen chứa nhiều alkaloid, có thể ảnh hưởng đến tim mạch. Người bị bệnh tim nên hạn chế dùng tim sen. Để an toàn hơn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng hạt sen được phép ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

>>> Đọc thêm: TÔM KỴ VỚI GÌ? GHI NHỚ NGAY 8 THỰC PHẨM NÊN HẠN CHẾ KẾT HỢP VỚI TÔM

3. Hạt sen kỵ với gì? Kỵ với người có tiêu hóa không tốt

Hạt sen kỵ với gì? Kỵ với người có tiêu hóa không tốt

Ảnh: Stackumbrella

Những người bị đầy bụng, khó tiêu nên hạn chế ăn hạt sen để tránh tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

4. Không nên sử dụng hạt sen trong thời gian dài

Hạt sen tốt cho sức khỏe nhưng khi dùng bất cứ thứ gì, bạn cũng chú ý đến liều lượng dùng. Dùng tim sen trong thời gian dài có thể gây rối loạn nhịp tim, rối loạn kinh nguyệt và giảm ham muốn ở nam và nữ.

>>> Đọc thêm: TRỨNG GÀ KỴ GÌ? 13 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP

Cách nấu hạt sen khô mau mềm

Cách nấu hạt sen khô mau mềm

Tìm hiểu thông tin hạt sen kỵ với gì giúp bạn kết hợp đúng cách khi chế biến món ngon từ hạt sen. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn nấu hạt sen khô mau mềm.

Trước khi nấu hạt sen khô, bạn nhớ ngâm hạt sen với nước ấm hoặc nước nóng. Như vậy khi nấu hạt sen sẽ mau chóng mềm. Tránh ngâm hạt sen với nước lạnh vì sẽ làm hạt sen cứng hơn và khi nấu dễ bị sượng.

Trong quá trình nấu, bạn lưu ý để nước sôi hãy thả hạt sen vào. Cách làm này giúp hạt sen nhanh mềm và không bị sượng. Nấu hạt sen cùng lúc với nước lạnh sẽ khiến hạt sen lâu chín.

Ngoài ra, bạn nên để hạt sen chín mềm rồi mới cho đường vào. Làm vậy hạt sen sẽ thấm vị ngọt của đường và mùi vị đậm đà hơn.

>>> Đọc thêm: CÀ RỐT KỴ GÌ? TOP 9 THỰC PHẨM NẤU CÙNG CÀ RỐT DỄ SẢN SINH ĐỘC TỐ

Hạt sen kỵ với gì? Hạt sen khô làm gì ngon?

Hạt sen kỵ với gì? Hạt sen khô làm gì ngon?

Ảnh: Pixabay

Hạt sen tươi giàu chất dinh dưỡng nhưng lại mau hư. Để dễ bảo quản và dùng được lâu hơn, bạn có thể dùng hạt sen khô thay thế cho hạt sen tươi. Về cơ bản, những chất dinh dưỡng có trong hạt sen khô đều được đảm bảo tương đương với hạt sen tươi.

Có nhiều món ăn ngon được làm từ hạt sen khô. Bạn có thể làm mứt hạt sen, ngâm hạt sen nấu cháo cho người lớn và trẻ em. Bên cạnh đó, bạn có thể nấu chè, nấu sữa hạt sen từ hạt sen khô.

Bạn cũng có thể ngâm hạt sen khô cho mềm và hầm cùng giò heo, xương heo và các loại củ để có món ăn bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe.

Bạn nên lưu ý hạt sen kỵ với gì để nấu những món ăn chất lượng nhé.

Trên đây là những thông tin về công dụng, lưu ý khi nấu các món ăn từ hạt sen. Khi chế biến nguyên liệu này, bạn nên lưu ý những điều cần tránh, đặc biệt là thông tin hạt sen kỵ với gì.

>>> Đọc thêm: BÍ ĐỎ KỴ GÌ? 11 THỰC PHẨM KHÔNG NÊN KẾT HỢP VỚI BÍ ĐỎ

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Xem thêm