Củ đậu kỵ với gì? Bạn có thể bị ngộ độc nếu không biết điều này

Củ đậu còn có tên gọi là củ sắn, sắn nước. Đây là loại quả giàu chất xơ, ít calo. Bạn đã biết củ đậu kỵ với gì?

Củ đậu có lớp vỏ ngoài màu nâu, xơ, phần thịt bên trong màu trắng. Củ đậu thường được ăn sống và có vị ngọt, nhiều nước, hơi béo. Loại quả này chứa nhiều vitamin C và chất xơ. Củ đậu kỵ với gì hay ăn củ đậu có tác dụng gì? Harper’s Bazaar Vietnam sẽ chia sẻ cùng bạn nhé.

Công dụng của củ đậu

Công dụng của củ đậu

Ngoài ăn sống, củ đậu còn được dùng để chế biến các món gỏi, xào, hầm hoặc kho cùng với thịt. Nếu biết củ đậu kỵ với gì, bạn có thể chế biến đúng cách, để phát huy hết giá trị dinh dưỡng từ củ đậu. Dưới đây là một số công dụng của củ đậu để bạn tham khảo.

1. Chứa nhiều chất dinh dưỡng

Củ đậu bao nhiêu calo? 1 cốc củ đậu sống (khoảng 130 gam) cung cấp khoảng 49 calo với các thành phần như:

• Carbohydrate: 12 gam
• Cholesterol: 0 gam
• Chất béo: 0,1 gam
• Chất xơ: 6,4 gam
• Chất đạm: 1 gam
• Natri: 5 miligam
• Đường: 2,3 gam
• Vitamin C: 26,3 miligam (44% giá trị hàng ngày)
• Kali: 195 miligam (6% giá trị hàng ngày)
• Folate: 15,6 microgam (4% giá trị hàng ngày)
• Sắt: 0,78 miligam (4% giá trị hàng ngày)
• Magie: 15,6 miligam (4% giá trị hàng ngày)
• Canxi: 16 miligam (1% giá trị hàng ngày)

2. Giàu chất chống oxy hóa

Củ đậu là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa có khả năng hỗ trợ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng viêm và lão hóa. Chất chống oxy hóa hoạt động như vệ sĩ, bảo vệ tế bào trước sự tấn công của các gốc tự do.

Các gốc tự do được hình thành tự nhiên trong cơ thể, từ việc tiếp xúc với khói thuốc lá hay các chất ô nhiễm. Các gốc này có thể phá hủy tế bào và phát triển mầm mống ung thư. Chất chống oxy hóa tương tác và trung hòa, hạn chế sự hoạt động của các gốc tự do. Vì lý do này, chất chống oxy hóa còn được gọi là chất diệt gốc tự do.

>>> Đọc thêm: Nước dừa kỵ gì? 5 thực phẩm “đại kỵ” với nước dừa

3. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Củ đậu kỵ với gì? Trước khi đi đến phần kiêng kỵ, hãy xem tác dụng bảo vệ tim mạch của củ đậu nhé.

Flavonoid, chất chống oxy hóa có trong củ đậu, có thể giúp giảm nguy cơ mắc và tử vong do bệnh tim. Ngoài ra, củ đậu còn chứa hàm lượng chất xơ cao. Chất xơ cao có thể giảm cholesterol xấu, từ đó bảo vệ sức khỏe tim mạch.

4. Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Củ đậu chứa một loại chất xơ gọi là inulin. Chất này có tác dụng tích cực đến chức năng ruột, cải thiện tần suất đi ngoài, độ đặc và độ cứng của phân. Inulin cũng là một loại prebiotic, có khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn probiotic có lợi trong ruột. Ăn củ đậu giúp hệ tiêu hóa và đường ruột hoạt động trơn tru.

5. Hỗ trợ chức năng miễn dịch

Củ đậu có các thành phần chống oxy hóa, kháng virus và kháng nấm tự nhiên. Ngoài ra, loại quả này cũng giàu vitamin C. Đây là chất giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ quá trình chữa lành các vết thương.

>>> Đọc thêm: Củ cải trắng kỵ với gì? 8 thực phẩm kỵ cần biết

6. Có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường

Củ đậu kỵ với gì?

Củ đậu có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Điều này đến từ hàm lượng inulin trong củ đậu. Theo nghiên cứu, việc bổ sung inulin giúp cải thiện đáng kể khả năng kiểm soát đường huyết.

Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao cũng là yếu tố khiến củ đậu phù hợp cho người tiểu đường. Chất xơ giúp làm chậm quá trình tiêu hóa đường trong máu.

7. Có thể giúp giảm béo phì

Những người bị béo phì có nguy cơ mắc một số bệnh như huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, đột quỵ. Bổ sung củ đậu vào thực đơn có thể cải thiện tình trạng béo phì. Inulin trong củ đậu được chứng minh là giúp giảm cảm giác thèm ăn và tăng cảm giác no.

Củ đậu là thực phẩm ít calo và ít carbohydrate. Vì vậy, nhiều người chọn củ đậu làm món ăn vặt, thay cho các thực phẩm nhiều calo khác. Do đó bạn đừng quá lo lắng củ đậu kỵ với gì?

>>> Đọc thêm: Mướp hương kỵ với gì? 6 lưu ý để tránh ngộ độc khi ăn

8. Có thể giúp bảo vệ sức khỏe xương

Loãng xương là một trong những bệnh về xương phổ biến nhất. Bệnh này gây ra bởi sự suy yếu của mô xương, cấu trúc xương. Các chất dinh dưỡng trong củ đậu có thể giúp hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Inulin trong củ đậu được chứng minh là có tác dụng cải thiện khả năng hấp thụ canxi và magie vào cơ thể. Đây là hai chất dinh dưỡng đều cần thiết cho xương chắc khỏe.

9. Làm đẹp da

Củ đậu chứa nhiều vitamin C, giúp da khỏe và trắng sáng. Bên cạnh đó, đây còn là loại quả mọng nước. Lượng nước trong củ đậu giúp da thải độc tố, cân bằng độ ẩm. Ngoài ăn trực tiếp, bạn có thể lấy củ đậu ép nước hoặc thái lát nhỏ để đắp mặt. Làm đẹp da từ củ đậu là một trong những phương pháp được nhiều phụ nữ tin dùng.

>>> Đọc thêm: Lá hẹ kỵ với gì? Ai không nên ăn lá hẹ?

Củ đậu kỵ với gì?

Củ đậu kỵ với gì?

Củ đậu kỵ với món gì hay không nên ăn củ đậu chung với thực phẩm nào? Hiện vẫn chưa có thông tin về thực phẩm đại kỵ với củ đậu. Tuy nhiên, khi ăn củ đậu, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

1. Củ đậu có kỵ với gì không? Người bị đau dạ dày không nên ăn nhiều củ đậu

Ăn củ đậu quá nhiều có thể kích thích dịch vị, dẫn đến tình trạng ợ nóng, ợ chua. Các triệu chứng này không tốt cho người có tiền sử đau dạ dày.

2. Củ đậu có kỵ với gì? Người có cơ địa dị ứng

Mặc dù không phổ biến, nhưng vẫn có khả năng bị dị ứng với củ đậu. Củ đậu là phần rễ của cây. Một số người có cơ địa dị ứng với các bộ phận rễ cây. Các triệu chứng bao gồm ngứa ở miệng, cổ họng, môi và da. Nếu có dấu hiệu bất thường sau khi ăn củ đậu, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra nhé.

>>> Đọc thêm: Củ dền đỏ kỵ với gì? Những ai không nên ăn củ dền?

3. Củ đậu kỵ với gì? Không nên ăn quá nhiều

Củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn quá nhiều sẽ có cảm giác no giả. Từ đó, bạn không muốn ăn thêm món nào khác. Điều này gây mất cân bằng dinh dưỡng. Ăn quá nhiều củ đậu còn tăng tiết dịch vị và làm giãn dạ dày. Bạn chỉ nên ăn 2 – 3 củ đậu một ngày. Đặc biệt, bạn không nên ăn củ đậu liên tục quá 4 bữa một tuần.

4. Củ đậu kỵ với gì? Tuyệt đối không ăn phần thân, lá, hoa, hạt của cây củ đậu

Bạn chỉ được ăn phần củ đậu sau khi gọt vỏ sạch sẽ. Các bộ phận như thân, lá, hoa, hạt của củ đậu đều chứa rotenon. Đây là chất độc thường được dùng làm chế phẩm thuốc trừ sâu.

Rotenon gây ức chế hô hấp của tế bào, tăng hình thành các gốc oxy hóa tự do. Nếu ăn phải chất độc này, bạn có thể bị đau đầu, chóng mặt, đau bụng, buồn nôn, ý thức lơ mơ. Tình trạng nặng hơn là rơi vào hôn mê, co giật, ngừng thở, ngừng tim dẫn tới tử vong. Đặc biệt, ngộ độc rotenon trong hạt củ đậu không có thuốc giải độc. Vì vậy, bạn cần hết sức lưu về vấn đề này nhé.

>>> Đọc thêm: Cải bó xôi kỵ với gì? 6 thực phẩm không nên kết hợp

Cách lựa chọn và bảo quản củ đậu

Cách lựa chọn và bảo quản củ đậu

Ảnh: AdobeStock

Củ đậu kỵ với gì? Câu trả lời là chưa có thực phẩm nào được cho là đại kỵ với củ đậu. Củ đậu là thực phẩm phổ biến, được bán quanh năm. Làm thế nào để chọn được loại củ đậu ngon? Dưới đây là một số mẹo cho bạn tham khảo:

1. Cách chọn mua củ đậu

Bạn nên chọn mua củ vừa phải, vỏ láng mịn, màu nâu sáng, phần cuống còn tươi. Củ đậu có kích cỡ nhỏ thường ngọt hơn củ to. Bù lại, củ to sẽ cứng, giòn hơn. Nên chọn mua củ đậu cầm nặng tay. Những củ đậu nhẹ thường bị khô, ít nước, ít ngọt. Bạn không nên chọn củ đậu có vỏ nhăn nheo, bị thâm, có vết nứt hay vết lõm.

2. Cách bảo quản củ đậu

Nếu củ đậu còn tươi, bạn để khô nguyên củ, đặt nơi thoáng mát, có thể bảo quản tối đa 2 tuần.

Nếu củ đậu đã gọt vỏ, bạn bảo quản trong hộp kín, để ngăn mát tủ lạnh tối đa 5 ngày.

Củ đậu là thực phẩm vừa có thể ăn sống như trái cây, vừa có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Củ đậu khá lành tính, ít khi gây dị ứng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý củ đậu kỵ với gì để không bị ngộ độc nhé.

>>> Đọc thêm: Hạt sen kỵ với gì? Công dụng và những lưu ý khi dùng hạt sen

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar

Xem thêm